Giá thịt gà ở miền Tây tăng, giá trứng lại giảm
Nếu như gần 4 tháng trước giá trứng gia cầm ở miền Tây tăng đột biến và khan hiếm thì hiện nay đã giảm mạnh vì tiêu thụ khó, ngược lại, giá thịt gà tăng giúp người nuôi có lãi nhẹ.
Sáng 19/11, tiểu thương chợ ở Cà Mau, Sóc Trăng và TP Cần Thơ… liên tục gọi điện cho các vựa gia cầm vùng nông thôn mang sản phẩm ra bán vì gà thả vườn đang hút hàng. Theo các tiểu thương, sau nhiều tháng dịch bệnh, nông dân nuôi gà thả vườn và vịt xiêm theo hình thức “tự sản tự tiêu” để khỏi đi chợ nên mặt hàng gia cầm này đang hiếm.
Chị Văn Thị Tuyết Mai, chủ sạp gà, vịt Hường tại chợ Sóc Trăng cho biết từ một tháng trước, giá vịt đã tăng cao. Hiện, vịt sống giá 55.000 đồng/kg, làm sạch 70.000 đồng/kg.
Đối với gà thả vườn, sau dịch Covid-19, giá loại gia cầm này tăng từ 80.000 lên 92.000 đồng và hiện nay là 95.000 đồng/kg (làm sạch).
“Lúc cao điểm của dịch, tôi tưởng giá vịt giảm nhưng không ngờ lại tăng. Gà công nghiệp cũng đang tăng giá”, chị Mai nhận định.
Video đang HOT
Các loại thịt gà đều tăng giá. Ảnh: Việt Tường.
Theo ông Phạm Văn Rư, giám đốc Công ty TNHH Dư Hoài (Sóc Trăng), gà lông vàng (chuyên bán cho các nhà hàng và cơ sở dịch vụ đám tiệc) giá 38.000 đồng/kg, cao hơn giá vốn 2.000 đồng/kg.
Còn tại Cần Thơ, giá thịt gà công nghiệp cũng tăng, hiện 28.000-39.000 đồng/kg tùy loại. Những hộ nuôi gà cho biết sức tiêu thụ tại các bếp ăn trong những khu công nghiệp đang tăng nên thịt gia cầm lên giá từ 10 ngày nay.
Nếu như giá thịt gà tăng sau dịch Covid-19 thì giá trứng gia cầm ngược lại. Gần 4 tháng trước, giá trứng vịt tại chợ truyền thống và những đại lý dao động 45.000-48.000 đồng/chục, trứng gà 35.000-38.000 đồng/chục thì hiện nay trứng gà giảm xuống khoảng 20.000-25.000 đồng/chục, trứng vịt khoảng 28.000 đồng/chục.
Tại các đại lý lớn, giá trứng gà 16.000-17.000 đồng/chục, vịt 20.000 đồng/chục. Giá này trở lại mức bình thường so với lúc trước dịch.
Trứng gà tại chợ dao động 20.000-25.000 đồng/chục. Trứng gà thả vườn giá 28.000 đồng/chục. Ảnh: Việt Tường.
Theo ông Phạm Văn Rư, trứng gà bán tại trang trại hiện dao đồng 13.000-13.500 đồng/chục. Nếu tính với giá thức ăn, mỗi quả trứng người nuôi lỗ 500 đồng. Đây là nguyên nhân người nuôi gà giảm số lượng đàn để giảm rủi ro.
“Giá trứng gà xuống thấp khiến chúng tôi lỗ vốn vì giá thức ăn chăn nuôi cao. Trước đây giá thức ăn hơn 8.000 đồng, nay đã tăng lên gần 12.000 đồng/kg. Học sinh chưa đi học cũng khiến giá trứng giảm vì nhóm tuổi này tiêu thụ trứng gà rất nhiều khi đi học. Những khó khăn của chúng tôi đều do dịch Covid-19 mà ra”, ông Rư chia sẻ.
Trao đổi với Zing, ông Lâm Minh Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết giá thịt gà tăng sau khi các tỉnh áp dụng Nghị quyết 128 là do các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trở lại. Từ đó, các bếp ăn phục vụ cho công nhân đẩy mạnh việc tiêu thụ thịt gà đã đẩy giá tăng cao.
Đối với vịt thịt, do sức tiêu thụ ngoài thị trường không cao, chủ yếu phục vụ cho bếp ăn gia đình nên giá đang giảm.
Theo ông Hoàng, đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khoảng 6,9 triệu con, đạt 86,56% kế hoạch do giảm đàn gà.
Sản lượng trứng gà cả năm ước đạt gần 320 triệu quả, giảm 9,97%, do giảm 111.000 con gà công nghiệp đẻ trứng.
Thiếu oxy cục bộ làm tôm hùm, cá bị chết đột ngột
Tại Phú Yên mưa lớn những ngày qua khiến một lượng nước ngọt lớn từ thượng nguồn đổ về vùng nuôi trồng thủy sản vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu làm xuất hiện hiện tượng phân tầng nước, dẫn đến tình trạng thiếu oxy cục bộ khiến một số tôm hùm và cá nuôi của người dân chết nhanh, gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Tôm hùm nuôi của người dân khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, Phú Yên chết do sốc nước ngọt. Ảnh: TTXVN
Khu vực Đám Nọc, thuộc vùng nuôi khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên có hơn 8 tạ tôm hùm các loại và 12 tạ cá (chủ yếu là cá mú và cá chẽm) của 22 hộ nuôi bị chết đột ngột, ước thiệt hại khoảng hơn 1 tỷ đồng. Kết quả kiểm tra vùng nuôi của Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Phú Yên cho thấy tôm, cá chết trong khoảng thời gian ngắn, đột ngột, không có các dấu hiệu bệnh lý.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Phú Yên Nguyễn Văn Lâm cho biết, những ngày qua có mưa liên tục, cộng thêm thời gian này là kỳ con nước kém theo lịch thuỷ triều làm cho khả năng trao đổi nước ở tầng mặt và tầng đáy không tốt dẫn đến nước có sự phân tầng gây ra hiện tượng thiếu oxy cục bộ. Đây là nguyên nhân khiến tôm, cá bị chết đột ngột. Ngay sau khi xảy ra hiện tượng tôm, cá chết, người nuôi trong khu vực đã tiến hành biện pháp nâng lồng lên tầng nước trên. Hiện nay, tình hình tôm, cá nuôi trong khu vực này đã ổn định, không còn xảy ra tình trạng chết bất thường.
Để hạn chế rủi ro do sự cố môi trường vùng nuôi, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Phú Yên khuyến cáo hộ dân không nuôi tôm, cá với mật độ dày để tránh hiện tượng bị thiếu oxy cục bộ tại lồng nuôi; không tăng số lượng lồng nuôi; vệ sinh lồng nuôi để tăng cường quá trình trao đổi nước; thường xuyên quan sát môi trường nước vùng nuôi. Khi phát hiện môi trường biến đổi bất thường hoặc thủy sản nuôi xảy ra hiện tượng ngạt, người dân cần nâng lồng lên gần mặt nước; áp dụng các biện pháp tạo oxy để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước cho thủy sản hô hấp.
Vào mùa mưa bão những năm gần đây thường xuyên xảy ra hiện tượng tôm hùm bị chết đột ngột do sốc nước ngọt. Hiện, vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông của thị xã Sông Cầu có hơn 82.690 lồng nuôi tôm hùm, cá bớp, cá chẽm (những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao). Ngoài việc tăng cường chăm sóc, bảo vệ tôm, cá nuôi, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Phú Yên khuyến cáo người dân thu hoạch các loại thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố do môi trường.
Việt Tín nỗ lực cùng người chăn nuôi vượt qua đại dịch Chăn nuôi gia công là xu hướng phát triển mới, giảm nguy cơ rủi ro và đem lại lợi nhuận kinh tế khá. Công ty CP dinh dưỡng Việt Tín (Công ty Việt Tín) hoạt động trên lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, với hơn 120 trang trại chăn nuôi gà gia công ở khu vực phía Bắc. Là một trong...