Giá thép liên tục đi lên, tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu tăng vọt
Tiêu thụ thép các loại trong nước lẫn xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đều tăng mạnh bất chấp giá bán lên mức kỷ lục.
Hiệp hội Thép Việt Nam vừa công bố tình hình sản xuất và tiêu thụ thép các loại. Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm nay, sản xuất thép thành phẩm đạt 5,117 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 5,014 triệu tấn, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, xuất khẩu đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Thép nhận định các doanh nghiệp đã phát triển đa dạng xuất khẩu sản phẩm lẫn cơ cấu thị trường xuất khẩu cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Tiêu thụ thép trong ngoài nước đều tăng cao. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Cũng theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 8.3 được giao dịch ở mức 162 – 162,50 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân ( Trung Quốc), tăng khoảng 12 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 2. Mức giá này giảm khoảng 50 – 52 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5.2021 (khoảng 210 – 212 USD/tấn). Còn giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 8.3 giao dịch ở mức 627 USD/tấn FOB, tăng mạnh 235,25 USD so với đầu tháng 2. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý 3/2021 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng.
Video đang HOT
Tương tự, thép phế liệu loại HMS 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 580 USD/tấn CFR Đông Á, tăng 25 USD/tấn so với đầu tháng 2; cuộn cán nóng HRC ngày 8.3 ở mức 890 USD/T, CFR cảng Đông Á, tăng khoảng 90 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2. Nhìn chung, thị trường thép cán nóng (HRC) thế giới biến động khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) đều sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất… Đây là lý do đẩy giá thép trong nước liên tục tăng từ đầu năm đến nay.
Còn theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, ở chiều ngược lại trong 2 tháng đầu năm nay cả nước chi hơn 2 tỉ USD để nhập khẩu 1,95 triệu tấn sắt thép các loại. So với cùng kỳ 2021, lượng nhập khẩu giảm 14,7% nhưng kim ngạch tăng tới 28,6%. Tính bình quân giá thép nhập khẩu (chưa thuế) là 1.049 USD/tấn, tăng mạnh 50,6% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu sắt thép lớn của Việt Nam có thể kể đến như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Đáng chú ý, lượng sắt thép nhập khẩu từ Nga tăng mạnh và vượt Hàn Quốc trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của Việt Nam. Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này từ Nga đạt gần 253.000 tấn với giá trị 211,5 triệu USD, tăng 25,44% về lượng và tăng 104% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo giá thép tiếp tục neo cao theo giá nguyên liệu
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao khiến giá thép tăng lên trong thời gian qua.
Nhiều chuyên gia dự báo, thời gian tới, cùng với giá nguyên liệu tăng, việc các dự án đầu tư công, bất động sản được đẩy tiến độ xây dựng, giá thép có thể tiếp tục neo cao.
Dự báo giá thép tiếp tục neo cao theo giá nguyên liệu. Ảnh minh họa: TTXVN
Báo cáo từ VSA cho hay, giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 10/2/2022 giao dịch ở mức 391,75 USD/tấn FOB, tăng mạnh 55,75 USD so với đầu tháng 1/2022. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý III/2021 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng.
Cùng với đó, giá quặng sắt giao dịch ở mức 149,7 - 150,2 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 24 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 1/2022; giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn CFR Đông Á ngày 10/2/2022 tăng 40 - 45 USD/tấn so với hồi đầu tháng 1/2022.
Giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu tăng và tăng nhiều sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi tăng mạnh. Giá phôi thép giao dịch cảng Đông Nam Á tăng 39 - 40 USD/tấn giữ mức 660 USD/tấn vào cuối tháng 01/2022; đến ngày 10/2/2022 ở mức 696 USD/T CFR Đông Á, tăng khoảng 70 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời điểm đầu tháng 1/2022.
Ở trong nước, giá phôi thép nội địa tháng 1/2022 tăng khoảng 400 - 600 đồng/kg, giữ giá ở mức từ 14.800 - 15.800 đồng/kg cuối tháng 1/2021.
Trên thị trường, giá thép xây dựng đang được bán khoảng 17.000 đồng/kg (tương đương 17 triệu đồng/tấn). Đại diện VSA cho biết, các nhà máy điều chỉnh giá bán thép thành phẩm để bù lại một phần giá thành sản xuất, việc này khiến lượng bán tăng do đầu cơ của nhà phân phối. Nhu cầu về mặt hàng thép có thể khởi động từ trung tuần tháng 2/2022 và thị trường xác lập mặt bằng giá mới ở mức cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng khốc liệt về giá bán. Triển vọng thị trường quý I/2022 có thể bắt đầu với một mặt bằng giá mới khi giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng, nhu cầu trong nước có tín hiệu tốt.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, trong tháng 1/2022, thị trường nguyên liệu thép toàn cầu tiếp nối xu hướng đảo chiều nhanh chóng. Giá bán thép xây dựng trong nước điều chỉnh tăng khoảng 200 đồng/kg vào cuối tháng 1/2022, và điều chỉnh tăng 300 đồng/kg vào trung tuần tháng 2/2022, giữ ở mức bình quân khoảng 16.600-17.200 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp và vùng miền cụ thể.
Tại Chỉ thị 01 vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan, địa phương liên quan đẩy nhanh hơn nữa tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư dự án xây dựng đư ờng bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025; tập trung đôn đốc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công xây dựng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1...
Đây sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong ngành thép trong năm nay. Giá các mặt hàng thép cũng có thể diễn biến tăng theo giá các nguyên liệu sản xuất, ông Sưa nhận định.
Theo VSA, trong tháng 1/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2021. Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 1/2022 đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,19% so với tháng 12/2021 và ngang mức cùng kỳ 2021. Tiêu thụ đạt hơn 1,05 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước đó và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thép trong tháng 1 đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển. Đơn cử, đầu tháng 2/2022, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn... Trong khi đó, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.
Với nhu cầu tăng cao về xây dựng, đầu tư, VSA dự báo, thị trường thép trong nước tăng trưởng 15-20% trong năm 2022.
Bộ Tài chính: Nghiên cứu để đề xuất thuế xuất khẩu phôi thép phù hợp Ngày 6/9, Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở ý kiến của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất thép, Bộ đang nghiên cứu, rà soát để có mức thuế suất phù hợp đối với mặt hàng phôi thép. Bộ Tài chính cho biết, theo quy...