Gia thế của “thiếu gia điện gió” Bạc Liêu vừa bị bắt
Thông tin ông Tô Công Lý, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý bị Bộ Công an khởi tố về hành vi “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” làm xôn xao dư luận những ngày qua.
Như đã thông tin, tối 17-8, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã thông báo bắt tạm giam, đồng thời khám xét nơi ở cũng là chỗ làm việc của ông Tô Công Lý, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) tại số 127A Nguyễn Tất Thành, phường 8, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Công ty Công Lý do ông Tô Hoài Dân (cha ruột ông Tô Công Lý) làm tổng giám đốc, là chủ đầu tư nhiều dự án lớn ở ĐBSCL. Điển hình là: Nhà máy điện gió Bạc Liêu; Nhà máy điện gió Khai Long (Cà Mau); Nhà máy điện gió Công Lý Sóc Trăng; Khu du lịch Khai Long; Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau…
Trụ sở làm việc và nhà ở của ông Tô Công Lý
Công ty Công Lý được thành lập ngày 10-11-2000, có trụ sở chính tại số 127A, đường Nguyễn Tất Thành, phường 8, TP Cà Mau; hoạt động đa lĩnh vực như: Thi công xây dựng công trình; đầu tư khu du lịch sinh thái, đầu tư kinh doanh điện gió; xử lý, tiêu hủy rác không độc hại và độc hại. Khi mới thành lập, vốn điều lệ ban đầu của công ty chỉ 7 tỉ đồng với hơn 15 cán bộ, công nhân viên. Thế nhưng, đến năm 2013, Công ty Công Lý đã nâng vốn điều lệ lên 1.450 tỉ đồng. Trong đó, ông Tô Hoài Dân góp hơn 1.000 tỉ đồng; ông Lý góp hơn 433 tỉ đồng.
Công ty Công Lý có vốn điều lệ ngàn tỉ
Những ngày mới hoạt động, Công ty Công Lý chỉ làm những công trình đường giao thông nông thôn, cầu đường và hệ thống thủy lợi. Từ năm 2001 đến năm 2009, công ty này đã thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng tổng số 9 công trình đường giao thông và 7 cây cầu giao thông, với tổng trị giá 260 tỉ đồng. Trong đó, một số công trình đáng chú ý là công trình xây dựng bờ kè vành đai Biển Đông (Cà Mau), thi công gói thầu số 1 và số 12 tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng. Thi công nhiều gói thầu làm nền, mặt đường và cống tuyến đường Khai Long – Mũi Cà Mau, vốn đầu tư trên 35 tỉ đồng.
Ngày 2-4-2010, Công ty Công Lý đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau với công suất 200 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư dự án 329 tỉ đồng. Nhà máy này xây dựng theo chính sách ưu đãi, Nhà nước hỗ trợ 50% vốn (40% ngân sách Trung ương và 10% ngân sách tỉnh).
Video đang HOT
Theo nhiều nguồn tin thân cận, ông Lý bị bắt do lợi dụng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 04/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, đã lập hồ sơ thanh toán, chiếm đoạt tiền nhà nước tại một số hạng mục xây dựng không đúng. “Khi làm việc với ông Lý, cơ quan điều tra tập trung làm rõ hồ sơ của một số hạng mục, gói thầu trong quá trình xây dựng nhà máy xử lý rác”, một cán bộ làm việc tại Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau, cho biết.
Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau xuống cấp và ô nhiễm trầm trọng
Liên quan đến việc “thiếu gia điện gió” Bạc Liêu bị bắt, một doanh nghiệp tham gia giám sát các công trình tại Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau trong giai đoạn thi công cũng được cơ quan điều tra triệu tập thẩm vấn xung quanh số lượng các hạng mục thi công; thi công có đúng, đủ chất lượng hay không…
Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5-2012. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn thì xuống cấp, hư hỏng. Nhà đầu tư xin tạm dừng hoạt động và đề nghị UBND tỉnh Cà Mau cho ứng 20 tỉ đồng để duy tu, nâng cấp.
Đến cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Công ty Công Lý lại xin tạm dừng hoạt động nhà máy trong 3 tháng và ứng thêm 25 tỉ đồng. Tuy nhiên, thực tế Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau dừng hoạt động đến 6 tháng và đã bị thu hồi lại 25 tỉ đồng tạm ứng.
Tiếng tăm của Công ty Công Lý thật sự được biết đến rộng rãi khi đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió tại Bạc Liêu. Đây là một dự án được đầu tư trên thềm lục địa ven biển có quy mô, công suất lớn nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Dự án nhà máy điện gió Bạc Liêu được khởi công vào ngày 9 tháng 9 năm 2010 tại khu vực bãi bồi ven biển thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Dự án được xây dựng mới toàn bộ, có quy mô công suất là 99,2 MW, bao gồm 62 tru turbine gió, công suất mỗi turbine gió là 1,6MW, điện năng sản xuất toàn dự án đưa lên lưới quốc gia khoảng 320 triệu KWh/năm. Tổng mức đầu tư của toàn dự án là 5.217 tỉ đồng.
Nguồn vốn thực hiện dự án này từ nhiều khoản tín dụng ưu đãi. Cu thê, vao thang 11-2011, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa kỳ (US Eximbank) đã ký Thư cam kết với hạn mức 1 tỉ USD tài trợ cho phát triển điện gió ở ĐBSCL, trong đó được triển khai đầu tiên là Dự án điện gió Bạc Liêu.
Đến ngày 26-9-2016, Công ty Công Lý tiếp tục khởi công Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long tại Cà Mau với tổng mức đầu tư 6.320 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án này vẫn “án binh bất động”.
Từng được tặng nhiều bằng khen cao quý
Công ty Công Lý từng nhận được rất nhiều bằng khen cao quý mà nhiều doanh nghiệp khác chỉ dám mơ ước. Cụ thể, năm 2012 được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; năm 2013 được công nhận Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Thánh Gióng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ khen thưởng hoàn thành công trình Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 1; năm 2014 được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ khen thưởng hoàn thành công trình Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau; Huân chương Lao động hạng Ba; giải thưởng “Top 100 nhà quản lý tài đức” của tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu; danh hiệu Doanh nhân văn hóa xuất sắc thời kỳ đổi mới năm 2014 của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về thành tích hỗ trợ vốn xây dựng tượng đài sự kiện Mậu Thân; năm 2016 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì…
Khởi tố “thiếu gia điện gió” Bạc Liêu
Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tô Công Lý (35 tuổi) -Phó Tổng Giám đốc Công ty Công…
Theo DUY NHÂN – VÂN DU (Người lao động)
Gia thế "thiếu gia" Tô Công Lý vừa bị bắt "khủng" cỡ nào?
Ông Tô Công Lý - Phó Tổng giám đốc Công ty Công Lý vừa bị bắt là con trai ông Tô Hoài Dân người sáng lập công ty. Công ty Công Lý là doanh nghiệp lớn ở tỉnh Cà Mau và sở hữu nhiều dự án "khủng".
Phó Tổng giám đốc Công ty Công Lý - Tô Công Lý vừa bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày 18/8, dư luận tỉnh Cà Mau xôn xao trước thông tin ông Tô Công Lý - Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (công ty Công Lý), bị bắt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công ty Công Lý được thành lập ngày 10/11/2000 do ông Tô Hoài Dân làm Chủ tịch HĐQT. Theo đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 23/09/2013, công ty này có vốn điều lệ 700 tỷ đồng.
Công ty Công Lý được biết đến như "cá mập" tại tỉnh Cà Mau với hàng loạt dự án lớn như xây dựng Khu du lịch Khai Long và Đất Mũi với số vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng, đã đưa vào khai thác năm 2005; Thi công xây dựng bờ kè vành đai Biển Đông (Cà Mau), xây dựng nhiều cầu đường thuộc tuyến Khai Long - Đất Mũi và Đầm Dơi - Thanh Tùng; Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý thải thành phố Cà Mau với tổng mức đầu tư 329 tỷ đồng (đây cũng là nhà máy rác duy nhất tại Cà Mau). Hiện nay, nhà máy đã đi vào hoạt động, bình quân mỗi ngày xử lý được 105-110 tấn rác thải được thu gom trong khu vực thành phố Cà Mau và 04 huyện lân cận;...
Chưa kể, UBND tỉnh Cà Mau vào năm 2015 đã có Tờ trình 84/TTr - UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ định nhà đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý thực hiện Dự án Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai. Dự kiến, tổng vốn đầu tư cảng tổng hợp Hòn Khoai khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó 15% vốn doanh nghiệp, 85% vốn vay từ US - Exim Bank.
Ngoài ra, Công Lý còn là doanh nghiệp có nhiều tâm huyết với các dự án nhà máy điện gió. Vào cuối năm 2013, công ty này đã đưa vào hoạt động nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam tại xã ven biển Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu với 10 cột turbine điện gió (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 1.024 tỷ đồng, hiện tại dự án đang triển khai giai đoạn 2 với 52 trụ turbine với tổng mức đầu tư dự án 4.200 tỷ đồng, công suất bình quân phát lên lưới điện quốc gia.
Cùng với việc thực hiện nhiều dự án, doanh nghiệp của ông Tô Hoài Dân còn góp vốn thành lập nhiều nhiều công ty như: CTCP Điện gió Bình Châu 1, CTCP Điện gió Bình Châu 2 và CTCP Điện gió Bạc Liêu.
Có một sự trùng hợp là các doanh nghiệp trên đều có vốn điều lệ chỉ 2 tỷ đồng, có cùng địa chỉ trụ sở chính, cùng 1 ngành nghề kinh doanh (hoạt động tư vấn quản lý) và giống nhau đến cơ cấu cổ đông, cụ thể, đó là công ty TNHH Năng lượng Nami 30%; công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý 69% và pháp nhân Trần Thị Thanh Trúc 1%. Các doanh nghiệp này đều do ông Tô Hoài Dân trực tiếp đứng tên.
Ngoài ra, ông Dân cũng đang là Người đại diện theo pháp luật(kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP) Super Wind Energy Công Lý Sóc Trăng; CTCP Super Wind Energy Công Lý Sóc Trăng Hồ Bể; CTCP Super Wind Energy Công Lý Cà Mau và CTCP Super Wind Energy Công Lý Cà Mau Khai Long.
Trong khi đó, con trai ông Tô Hoài Dân là Tô Công Lý (vừa bị bắt) đứng tên là chủ sở hữu/ người đại diện pháp luật của hai doanh nghiệp đóng trụ sở tại tỉnh Cà Mau, đó là Nhà hàng Đất Mũi và công ty TNHH Du lịch Khai Long.
Thời gian vừa qua, Công ty Công Lý được biết đến với vụ lùm xùm Nhà máy rác phát hiện hơn 300 xác thai nhi.
Hay năm 2016, doanh nghiệp của ông Tô Hoài Dân tặng UBND tỉnh Cà Mau hai xe sang. Tuy nhiên, sau phiên họp thường kỳ Chính phủ vào ngày 1/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận và chỉ đạo "từ nay các địa phương không được nhận ô tô doanh nghiệp tặng". Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã báo cáo Bí thư Tỉnh ủy và thực hiện ngay việc trả lại 2 ôtô Lexus cho Công ty Công Lý.
Ngoài ra, Công ty Công lý còn dính vào vụ lùm xùm khi sở hữu 5 xe có biển số ngoại giao, gắn còi ưu tiên.
THỦY TIÊN
Theo doisongphapluat
Thiếu gia Cà Mau chiếm đoạt vốn ưu đãi nhà máy xử lý rác như thế nào? Tô Công Lý bị cáo buộc lợi dụng chính sách hỗ trợ vốn theo Nghị định 04/2009 của Chính phủ để chiếm đoạt tiền của một số hạng mục xây dựng tại nhà máy xử lý rác thải. Sáng 19/8, UBND phường 8, TP Cà Mau (Cà Mau), nhận thông báo do thượng tá Hoàng Văn Hà, Phó thủ trưởng Cơ quan An...