Giá thanh long từ chỗ rẻ như rau bỗng tăng nhanh, thương lái thu mua nhộn nhịp
Hiện nay giá thanh long ruột đỏ đã ở mức từ 16.000-18.000 đồng/kg (loại 1) và thương lái tiếp tục thu mua nhộn nhịp. Điều này khiến bà con nông dân phấn khởi, thở phào khi chuỗi ngày giá thanh long rẻ như rau đã chấm dứt.
Sau thời gian dài giá thanh long thấp tận đáy khiến người nông dân lo lắng, đến nay giá thanh long đã khởi sắc trở lại. Khoảng 3 ngày qua, thương lái lại tiếp tục kéo nhau trở lại Đồng Nai để thu mua trái thanh long.
Bà Hoa phấn khởi vì thanh long tăng giá sau thời gian dài chạm đáy.
Theo người trồng thanh long tại Đồng Nai thì hiện tại giá thanh long đang ở mức từ 16.000 – 18.000 đồng/kg (ruột đỏ), thanh long ruột trắng cũng giao động từ 7000 – 9000 đồng/kg.
Như vậy giá thanh long dường như đã trở lại ở mức bình thường trước đợt Covid-19 thứ 2. Tuy nhiên, hiện hầu hết các nhà vườn lại không còn nhiều thanh long để bán. Đây có thể là nguyên nhân thanh long tăng giá trở lại do khan hiếm hàng.
Bà Nguyễn Thị Phương, người trồng thanh long tại huyện Trảng Bom, nói rằng sau khi liên tục mất giá, lỗ nặng thì đến nay thanh long đã có giá trở lại. Mặc dù chưa bằng mức đỉnh như trước đây nhưng với mức giá này người trồng thanh long đã có lãi, không còn thua lỗ.
Còn hộ bà Nguyễn Thị Hoa cũng phấn khởi không kém khi về cuối vụ thanh long lại cho giá cao. Hiện, gia đình bà Hoa chỉ còn số lượng ít thanh long nên thu về cũng không nhiều.
Bà Hoa kể: “Năm nay giá thanh long lên xuống thất thường. Có những đợt về chỉ còn 2000 – 3000 đồng/kg khiến chúng tôi ngán ngẩm không muốn thu hoạch. Đúng ra là thu hoạch cũng không ai mua nên để vậy hoặc hái xuống cho bò ăn”.
Theo bà Hoa, bán đợt này cũng gỡ gạc được đôi chút nhưng chưa thấm vào đâu so với lỗ lã. Dù sao, bà vẫn phấn khởi vì còn vớt được khúc cuối chứ thua nguyên vụ.
Thu mua thanh long tại Trảng Bom – Đồng Nai đang nhộn nhịp trở lại
Video đang HOT
Cũng theo bà Hoa, nếu mức giá này kéo dài được khoảng hơn nửa tháng thì người trồng sẽ rất vui. Cơ bản vẫn sẽ bù lỗ chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc.
Đại diện Hội Nông dân xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc nói rằng hiện thanh long ruột đỏ là cây trồng chủ lực ở địa phương. Cây thanh long cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra cho thanh long đang là bài toán khó của các ngành chức năng.
Được biết hiện toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 1.100 ha thanh long ruột đỏ, trồng tập trung ở các huyện: Xuân Lộc, Trảng Bom, Thống Nhất. Năng suất thanh long bình quân đạt 30 tấn/ha.
Thị trường tiêu thụ chính là xuất khẩu đi Trung Quốc và một số thị trường khó tính khác. Hiện nay ngoài xuất khẩu, có nhiều công ty tại địa phương bao tiêu thanh long để sản xuất mứt, nước siro,… nhưng khối lượng chưa nhiều, giá thanh long vẫn lên xuống thất thường.
Thanh Hóa: U70 trồng "vườn vàng", đã thu hàng trăm triệu, sểnh ra là có người đòi vào "sống ảo"
Hết trồng dưa, thanh long...rồi đến trồng hoa, hầu như lão nông U70 Mai Đức Mộc ở xóm 3, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) chẳng bao giờ chịu ngồi yên.
Khu "vườn vàng" của ông Mộc không chỉ cho thu hàng trăm triệu mà sểnh ra cái là có người đòi vô chụp ảnh "sống ảo".
Dù ở cái tuổi nghỉ ngơi, nhưng ông Mai Đức Mộc vẫn miệt mài làm kinh tế, cái máu làm nông nghiệp công nghệ cao dường như đã ăn vào máu của lão nông này. Bất kể ngày hay đêm ông vẫn cần mẫn cày cuốc, chăm bẵm, tưới tắm ...cho vườn trồng đủ thứ hoa, quả của mình.
Lão nông Mai Đức Mộc (70 tuổi) ở xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trồng đủ thứ, bỏ túi trăm triệu mỗi năm.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Mộc cho biết, nhà ông có khoảng hơn 3.000m2 đất và được ông chia ra từng khu để trồng các loại củ, quả khác nhau.
Bình Thuận: Trồng rừng mít không hạt, cây nào cũng đầy trái, thời dịch Covid-19 sao bán vẫn đắt hàng?
Ông bỏ ra hơn 1.000m2 để trồng 200 trụ thanh long ruột đỏ, đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng khu nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao rộng hơn 1.000m2, cùng các thiết bị phụ trợ khác.
Với 200 trụ thanh long, mỗi trụ cho thu nhập gần 30 kg trái/năm, tính ra ông thu về được khoảng hơn 5 tấn quả. Hiện giá thanh long giao động từ 15-20 ngàn đồng/kg, thu nhập từ thanh long cũng giúp ông Mộc bỏ túi số tiền không hề nhỏ.
Còn đối với khu nhà màng, hầu như đất ở trong đây chẳng bao giờ được nghỉ, hết vụ này sang đến vụ khác, chuyển từ cây này sang cây khác, xoay vòng vừa đủ một năm. Chính vì vậy khu nhà màng này mang về nguồn thu nhập lớn nhất cho gia đình ông.
Vì được đầu tư bài bản, hiện đại ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hầu như ông trồng cây gì cũng thắng. Trồng dưa thì dưa tốt, trồng hoa thì bông to đẹp, loại cây gì mà ông trồng cũng đều đẻ ra tiền.
Ở tỉnh Thanh Hóa, việc sản xuất nông nghiệp truyền thống trước nay gần như phụ thuộc vào "ông trời", được mùa hay mất mùa cũng phụ thuộc vào thời tiết, sâu bệnh. Chính vì vậy, nhiều người gọi khu vườn trồng hoa, quả của nhà ông Mộc là "vườn vàng" bởi cứ trồng là chắc chắn được mùa.
Mỗi vụ thanh long ông Mộc, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) thu về được khoảng hơn 5 tấn quả, hiện giá thanh long giao động từ 15-20 ngàn đồng/kg.
"Khu nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao này được tôi trồng 2 vụ dưa vàng và 1 vụ hoa bán Tết, cứ trồng như vậy là vừa hết một năm. Đất hầu như chẳng bao giờ được một phút nghỉ ngơi, đúng là tham như nông dân mà ", lão nông 70 tuổi này vui vẻ nói.
Ông Mộc chia sẻ, mỗi vụ dưa kéo dài khoảng 70 ngày, với hơn 1.000m2 ông thu về hơn 2,5 tấn dưa vàng/vụ, sau khi trừ hết chi phí lãi gần 50 triệu đồng. Mô hình trồng dưa vàng trong nhà màng theo công nghệ 4.0 giúp ông có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Không chỉ cho thu nhập cao, khu "vườn vàng" của gia đình ông Mộc còn là địa chỉ ưa thích của nhiều người, nhất là đám thanh niên thích "sống ảo". Chụp được vài bức ảnh ở "vườn vàng" đúng độ dưa vàng chín hoặc vườn hoa cát tường đa độ ra nụ, ra hoa đẹp nhất thì ai mà chẳng thích, chẳng ham...
Mỗi vụ dưa ông Mộc, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) thu về hơn 2,5 tấn, bỏ túi gần 50 triệu đồng.
"Những quả dưa mà tôi trồng ra được chuyển vào tiêu thụ một số cửa hàng thực phẩm sạch trên Hà Nội, giá bán cũng tốt hơn bình thường. Nhưng đổi lại, người ta lại yêu cầu mình trồng với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn. Không chỉ trồng theo tiêu chuẩn an toàn, quả dưa mẫu mã phải đẹp mà phải đáp ứng đúng quy cách về kích cỡ, trọng lượng", ông Mộc vui vẻ nói.
Lạng Sơn: Một con trâu đẻ ra 1 con nghé 2 đầu gây sửng sốt
Cuối năm nhiệt độ xuống thấp không phù hợp cho cây dưa phát triển nên sau khi trồng xong 2 vụ dưa, ông Mộc lại chuyển sang trồng hoa bán Tết. Ông chọn trồng hoa cúc và hoa cát tường, đây là hai loại hoa được thị trường hoa Tết ưa chuộng.
Mỗi năm từ trồng thanh long, dưa, hoa... ông Mộc bỏ túi gần 200 triệu đồng.
Trồng hoa trong nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thì không còn gì phải lo lắng, cây mập, bông to đẹp có bao nhiêu người ta cũng lấy hết. Đặc biệt, trồng hoa trong nhà màng dễ căn chỉnh thời gian nở hoa, chính vì vậy mà năm nào ông Mộc cũng có hoa bán vào dịp Tết.
"Vụ hoa cuối năm nay, dự tính tôi trồng khoảng 5.000 cây hoa cát tường và hơn 1 vạn hoa cúc để phục vụ thị trường Tết. Thu nhập từ trồng hoa cũng tương đương như trồng dưa, nhưng vất vả hơn trồng dưa", ông Mộc tiết lộ.
Cận cảnh nhà màng rộng hơn 1.000m2 ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đang được trồng dưa theo công nghệ 4.0 của gia đình ông Mai Văn Mộc, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Ông Mộc tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, khi đã xác định đầu tư vào mảng nông nghiệp mà muốn thành công thì phải biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là từng bước ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trước những diễn biến thời tiết khó lường như hiện nay.
Theo ông Mộc, làm nông nghiệp công nghệ cao, trồng dưa vàng hay trồng hoa trong nhà màng tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả mang lại tương đối cao, chắc ăn và đặc biệt sử dụng được trong một thời gian dài...
10 tấn thanh long ruột đỏ của Sơn La sang Nga 10 tấn thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vừa được xuất khẩu sang thị trường Nga là tín hiệu đáng mừng đối với người nông dân, mở ra tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu nông sản tới những thị trường "khó tính" trên thế giới. Thanh long ruột đỏ được đóng gói xuất khẩu sang Nga. Ảnh: VOV...