Gia tăng xu hướng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải thương mại
2/3 số vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp mà Trung tâm Trọng tại Quốc tế Việt Nam giải quyết bằng phương án trọng tài là tranh chấp giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang tự nhận thấy phương án trọng tài là khả thi và có hiệu quả.
Các chuyên gia, diễn giả trao đổi, giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến trọng tài thương mại
Sáng 14/8, tại Đà Nẵng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức hội thảo “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải – Phương án khả thi cho doanh nghiệp”.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp đã được các chuyên gia đến từ VIAC và Tòa án thông tin cụ thể về phương thức giải quyết tranh chấp mới- hòa giải thương mại, đồng thời cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Ông Phan Trọng Đạt- Phó Tổng thư ký VIAC, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), trọng tài thương mại đang là xu hướng được các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới lựa chọn để giải quyết các tranh chấp về thương mại, và tại Việt Nam, phương án này cũng bắt đầu được nhiều doanh nghiệp quan tâm và coi như là một phương thức giải quyết tranh chấp mới hiệu quả. Việc doanh nghiệp lựa chọn giải quyết tranh chấp bừng trọng tài hay tòa án tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính ưu việt của phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đó là sự chủ động của 2 bên liên quan vì thế thời gian sẽ được rút ngắn đến mức tối đa (ngắn nhất là 24 ngày trung bình khoảng 152 ngày so với tòa án 400 ngày). Bên cạnh đó, hiệu lực phán quyết/ bản án sử dụng phương án trọng tài sẽ có hiệu lực pháp luật ngay và có giá trị chung thẩm (so với phương án tòa án thì bản án chưa có hiệu lực ngay, có thể bị phúc thẩm và xét xử nhiều cấp). Phạm vi thi hành phán quyết của phương án trọng tài trải rộng tại 152 nước và vùng lãnh thổ (các thành viên của công nước NY 1958). Tuy nhiên, điểm cần lưu ý của doanh nghiệp đó là để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì cần phải có thỏa thuận trọng tài, tốt nhất là doanh nghiệp nên đưa điều khoản “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại” vào hợp đồng và một yếu điểm nữa của phương án này đó là thẩm quyền đối với bên thứ 3 hạn chế cũng như án phí sẽ cao hơn tòa án.
Trước khi thực hiện tiến hành xét xử, Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành thủ tục hòa giải. Hòa giải trong tố tụng trọng tài phổ biến và có số vụ nhiều hơn. Việc hòa giải có thành công hay không cũng phụ thuộc nhiều vào việc doanh nghiệp lựa chọn ai làm hòa giải viên thương mại.
Chương trình thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Đà Nẵng
Hàng lang pháp lý về trọng tài Thương mại và Hòa giải Thương mại tại Việt Nam đến hiện tại khá đầy đủ được thể hiện qua Luật Trọng tài Thương mại số 54/2010/QH12 có hiệu lực từ 01/1/2011, Quy tắc trọng tài của VIAC 2017 (đối với Trọng tài Thương mại); và Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ về Hòa giải Thương mại, Thông tư 02/2018/TT-BTP ngày 26/2/2018 về ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại, quy tắc thương mại của VIAC (đối với hòa giải thương mại). Mặc dù vậy, theo ông Phạm Quốc Tuấn- Luật sư điều hành của Công ty Luật DIMAC, Trọng tài viên của VIAC, để việc lựa chọn phương án trọng tài thương mại và Hòa giải thương mại diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần lưu ý, đối với trọng tài thương mại, doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ thời hiệu của vụ việc, cân nhắc lựa chọn đúng Trọng tài viên uy tín, không vi phạm các thủ tục tố tụng trọng tài, chuẩn bị tất cả và đầy đủ số liệu/bằng chứng vụ việc; đối với hòa giải thương mại, doanh nghiệp cần có thỏa thuận hòa giải, chọn Hòa giải viên có kinh nghiệm, khả năng và đạo đức, lưu ý thủ tục cần làm sau khi hòa giải thành công.
Video đang HOT
Vũ Lê
Theo congthuong
Chùm ảnh: Trâu chọi Đồ Sơn làm quen sới trước giờ G
Ngày mai 28.9 (tức mùng 9.8 âm lịch), lễ hội chọi trâu Đồ Sơn-Hải Phòng 2017 sẽ chính thức được tổ chức trở lại sau hơn 2 tháng tạm dừng vì sự cố trâu chọi húc chết chủ trên sân đấu. Dân Việt đã ghi lại quang cảnh và khoảng khắc trâu chọi được đưa ra làm quen sới trước giờ G.
Theo quan sát của PV Dân Việt, sới đấu của lễ hội dự kiến diễn ra ngày mai đã được thu hẹp lại với diện tích chỉ bằng một nửa so với trước đây. Hệ thống rào sắt xung quanh sới được gia cố thêm hàng cọc bạch đàn, khắc phục việc trâu húc đổ hàng rào như một số lần trước đó.
Sới đấu của lễ hội chọi trâu đã được thu hẹp lại với diện tích chỉ bằng một nửa so với trước đây
Hệ thống rào sắt xung quanh sới được gia cố thêm hàng cọc bạch đàn
Ban tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã gia cố hàng rào để đảm bảo an toàn cho du khách
Hệ thống rào sắt này nhằm khắc phục việc trâu húc đổ hàng rào như một số lần trước đó
Khu vực giết mổ trâu sau lễ hội cũng được Ban tổ chức sắp xếp
Vé xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã được đưa ra bán. Mỗi vé được bán với giá 150.000 đồng
Cũng theo ghi nhận của Dân Việt, để các "ông trâu" đạt được kết quả tốt nhất vào ngày thi đấu chính thức, một số chủ trâu đã cho trâu ra sới để làm quen với sân đấu.
Chủ đưa trâu ra đường để làm quen với tiếng trống hội và âm thanh hỗn tạp
"Ông trâu" số 07 được chủ trâu cho ra sới để làm quen sân
Ông Hoàng Văn Hiếu - Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn kiêm Trưởng ban tổ chức lễ hội chọi trâu, cho biết lần này công tác chuẩn bị đã được tiến hành chu đáo nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách, trọng tài và chủ trâu.
"Hiện 16 trâu lọt vào vòng chung kết và 4 trâu chưa đấu vòng loại đều khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường. Nếu trong quá trình thi đấu, trâu nào hung dữ, tấn công người sẽ bị lực lượng công an sử dụng súng bắn thuốc mê để khống chế", ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, khi trận đấu bắt đầu, Ban tổ chức tuyệt đối "không để bất kỳ ai có mặt trong sân, dù là trọng tài hay chủ trâu; năm đô sĩ bắt trâu đã được tuyển chọn và chỉ vào sân khi có lệnh".
Trước đó sáng 1.7, vòng đấu loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn bất ngờ xảy ra vụ việc một trâu chọi húc chết chủ trên sân đấu. Sau sự việc, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) ban hành công văn đề nghị Hải Phòng kiểm tra công tác an ninh, an toàn trong Lễ hội chọi trâu 2017. Thành phố Hải Phòng sau đó yêu cầu dừng tổ chức lễ hội này. Hơn hai tháng sau, Bộ Văn hóa tổ chức tọa đàm với chủ đề quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng); 16 ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, đại diện chính quyền và người dân Đồ Sơn đều đồng ý giữ nguyên lễ hội chọi trâu. Kết luận tọa đàm, Thứ trưởng Văn hóa Trịnh Thị Thủy đề nghị UBND quận Đồ Sơn có kế hoạch xây dựng lễ hội chọi trâu thành sản phẩm du lịch; lập phương án giảm số lượng trâu tham gia từ 32 xuống 16 và chỉ tổ chức một vòng đấu duy nhất vào ngày 9.8 âm lịch hàng năm. Quận cần kiểm soát số lượng và giá trâu giết thịt sau lễ hội. Về phương án đảm bảo an toàn cho người xem, bà Thủy yêu cầu cần trang bị phương tiện chuyên dụng để kịp thời xử lý sự cố như súng bắn gây mê, lưới...
Theo Danviet
Hải Phòng thu hẹp sới, dùng súng gây mê giữ an toàn hội chọi trâu Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 thu hẹp sới đấu và gia cố hàng rào để đảm bảo an toàn cho du khách Ngày mai 28.9, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) tổ chức trở lại lễ hội chọi trâu sau hơn hai tháng tạm dừng vì một trâu chọi húc chết chủ trên sân đấu. Ông Hoàng Văn Hiếu...