Gia tăng tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng, miễn dịch
Bệnh dị ứng xảy ra đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, các nguy cơ cao của nhiều bệnh và tình trạng y khoa xảy ra. Trong khi đó, hiểu biết về bệnh dị ứng không phải ai cũng nắm rõ.
Hiện nay, các hiểu biết về bệnh dị ứng và miễn dịch của các bệnh dị ứng đang tăng dần lên khiến mọi người lo lắng về bệnh dị ứng và điều trị của mình đối với các bệnh về dị ứng này.
1. Dị ứng là gì?
Tình trạng dị ứng là bệnh lý của phản ứng miễn dịch với các nguyên nhân gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.
Trong khi đó bệnh dị ứng rất hay gặp ở mọi đối tượng, có khi chỉ gây mẩn ngứa, hắt hơi và đau bụng. Tuy nhiên, phản ứng xảy ra quá mức có thể sẽ dẫn đến tình trạng tử vong ở bệnh nhân bị dị ứng.
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, tỷ lệ bệnh nhân đến thăm khám vì dị ứng, miễn dịch thời điểm hiện tại so với trước đây tăng cao. Trong khi đó các loại dị ứng thường gặp xảy ra như: nổi mề đay, hen, dị ứng thuốc, thức ăn, thời tiết,…
Do đó, GS Thành đã đưa ra cảnh báo về bệnh dị ứng – miễn dịch về bản chất không thể tự ý chẩn đoán hay điều trị mà bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân, chuẩn đoán và được điều trị đúng cách.
Đối với các trường hợp tự ý mua thuốc để bôi có thể khiến bệnh theo chiều hướng nặng hơn.
2. Các bệnh dị ứng
Các loại bệnh dị ứng hiện như:
- Nổi mề đay.
- Bệnh hen phế quản.
- Lupus ban đỏ hệ thống.
Video đang HOT
Dị ứng Lupus ban đỏ hệ thống – Ảnh Internet
- Bị dị ứng với một số loại thuốc.
- Dị ứng thức ăn (hải sản,…)
- Các dị ứng xảy ra khi thay đổi thời tiết.
Thực tế, các bệnh về dị ứng đang tăng một cách đáng báo động. Các hiểu biết về nhóm bệnh dị ứng không phải mọi người đều hiểu biết rõ.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng
3.1. Chẩn đoán bệnh dị ứng
Muốn đẩy lùi bệnh dị ứng mà bệnh nhân mắc phải nhất định phải tìm đến bác sĩ và nhận chuẩn đoán bệnh chính xác. Có một vài kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh dị ứng, thực hiện xét nghiệm dị ứng cần thiết để cho kết quả về nguyên nhân của các triệu chứng về bệnh dị ứng:
- Thực hiện xét nghiệm da: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh dị ứng phổ biến nhất. Trong xét nghiệm da để kiểm tra tình trạng và phát hiện bệnh dị ứng gồm có 3 phương pháp: xét nghiệm da, xét nghiệm tiêm ngừa, xét nghiệm “lẫy da”.
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên.
- Thực hiện các xét nghiệm máu gồm:
Xét nghiệm Immunoglobulin E (IgE) bằng cách đo nồng độ các chất gây bệnh dị ứng có liên quan để kiểm tra bệnh dị ứng.
Đếm tế bào máu toàn phần (CBC), trong khi đó chủ yếu là các tế bào bạch cầu ái toan để tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng.
- Đối với những trường hợp được khuyên tránh các chất nhất định bạn cần kiểm tra liệu có thể giảm hoặc sử dụng các chất bị nghi ngờ gây ra triệu chứng dị ứng nặng hơn không. Việc thực hiện xét nghiệm này bằng cách kiểm tra các loại thực phẩm hoặc thuốc dị ứng.
Thực hiện xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh dị ứng – Ảnh Internet
Sau đó, chuyên gia da liễu sẽ kiểm tra phản ứng dị ứng của bạn đối với loại chất bị nghi ngờ gây dị ứng bằng cách sử dụng nhiệt, lạnh và có kích thích khác đến cơ để xem phản ứng dị ứng có xuất hiện hay không. Cũng có những trường hợp bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp nhỏ chất gây dị ứng vào mi mắt để quan sát triệu chứng dị ứng.
- Xét nghiệm máu để chuẩn đoán dị ứng.
3.2. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh dị ứng
Đối với việc điều trị bệnh dị ứng, có nhiều phương pháp có thể thực hiện giúp giảm các triệu chứng và tránh xa các tác nhân gây dị ứng đặc biệt là dị ứng xảy ra khi sử dụng thuốc và thực phẩm. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng giúp làm giảm triệu chứng dưới đây:
Sử dụng thuốc là một trong các biện pháp điều trị bệnh dị ứng thì thuốc là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì tùy thuộc và phân loại mức độ triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân mà việc chỉ định sử dụng thuốc sẽ khác nhau.
Các loại thuốc được sử dụng như:
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc gồm các viên dạng viên nang uống, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi hay tiêm.
- Kháng viêm chứa steroid: Đây là loại thuốc có sẵn với nhiều hình thức như: thuốc mỡ cho da, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, xịt vào phổi hoặc các loại kem. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng thì có thể kê thuốc uống hoặc tiêm.
- Thuốc chống xung huyết: Loại thuốc này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở người bệnh.
Ngoài sử dụng thuốc còn có các phương pháp khác như:
- Tiêm ngừa dị ứng: Việc tiêm ngừa chất dị ứng là một phương pháp trị liệu miễn dịch thường được khuyến cáo nếu không ngăn được dị ứng và các triệu chứng dị ứng trở nên khó kiểm soát.
- Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi, miễn dịch dưới lưỡi là một trong các cách giúp điều trị dị ứng mà không tiêm. Bác sĩ cho bệnh nhân liều lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới lưỡi để tăng khả năng chịu đựng các chất ở người bệnh và giúp giảm triệu chứng của bệnh dị ứng.
Dị ứng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và nhận điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây dị ứng da thường gặp
Dị ứng da mặt thường xảy ra do dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc do ăn phải thực phẩm có khả năng kích ứng cao.
Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng da thường gặp. Ảnh minh họa
Hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh dị ứng ngày càng tăng, điển hình là nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen phế quản...
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng và phụ thuộc ở từng đối tượng mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các tác nhân có khả năng gây dị ứng và phổ biến nhất hiện nay.
So với những vùng da trên cơ thể, da mặt thường mỏng và có độ nhạy cảm cao. Chính vì vậy vùng da này rất dễ mẫn cảm và dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích.
Nguyên nhân dị ứng da
Môi trường sống: Môi trường thay đổi đột ngột khiến da thích nghi không kịp, vào mùa hè cũng như thời tiết lạnh, sự bài tiết của cơ thể bị thay đổi kích ứng mất đi độ ẩm gây ra cảm giác khô dẫn đến dị ứng da.
Bạn sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khí thải khiến cho hàng rào tự nhiên của da có thể bị suy yếu và khiến da nhạy cảm hơn dẫn đến dị ứng da.
Tác nhân hóa học: Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, tẩy rửa,...khiến cho da bị tổn thương và bị loại bỏ các thành phần dầu tự nhiên bảo vệ da, dẫn đến da nhạy cảm hơn gây kích ứng dị ứng da. Để phòng ngừa với những tác nhân gây kích ứng các bạn cần lư ý chọn sữa rửa chất tẩy rửa dịu nhẹ.
Mất cân bằng nội tiết tố: Lượng hormone cơ thể bạn bị mất cân bằng do căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, đang trong độ tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh,...sẽ khiến cho các chức năng của hàng rào giữ ẩm bảo vệ da có thể bị giảm hiệu quả dẫn đến dị ứng da. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây dị ứng da thường gặp nhất ở phụ nữ.
Da yếu: Một số người bệnh từng mắc các vấn đề về da như: bị mụn trứng cá, viêm da dị ứng,...da từng nhạy cảm, bị kích ứng dẫn đến da của những người này ít hơn những trường hợp khác. Vì vậy khi tiếp xúc với một vài yếu tố cũng dẫn đến da dị ứng
Chế độ ăn uống và dưỡng ẩm: Một số người bệnh có cơ địa nhạy cảm, khi ăn uống một số loại thực phẩm lạ, hải sản,...dẫn đến da bị dị ứng nổi ban, ngứa, nóng. Da của người bệnh nếu không được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng cũng dễ dẫn đến dị ứng.
Mỹ phẩm kém chất lượng: Với những chị em phụ nữ, da bị dị ứng do dùng mỹ phẩm là nguyên nhân phổ biến, khó tránh khỏi khi không may mua nhầm mỹ phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm không hợp với da.
Nguyên nhân khác: Bạn mắc một số bệnh lý, sử dụng thuốc điều trị bệnh và dị ứng với một thành trong thuốc phản ứng dẫn đến dị ứng da. Ngoài ra khi da vô tình tiếp xúc trực tiếp với côn trùng kiến, sâu,...cũng có thể dẫn đến dị ứng.
Sắp có vắc-xin cho HIV vào năm 2021? Tiến sĩ Susan Buchbinder và Anthony Fauci, hai trong số các chuyên gia HIV hàng đầu thế giới, nói rằng ba thử nghiệm vắc-xin HIV đang diễn ra là lý do để hy vọng. Cuộc chiến toàn cầu chống lại virus gây suy giảm miễn dịch ở người đã sẵn sàng để đạt được những tiến bộ quan trọng nhờ ba loại vắc-xin...