Gia tăng số người tử vong do bệnh dại
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 2 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021), trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre (12 ca), Kiên Giang (5 ca) và Gia Lai (4 ca).
Ngày 28/9/2022 là Ngày Thế giới Phòng chống bệnh dại lần thứ 16, với chủ đề “Bệnh dại: Một sức khỏe, không tử vong” ( One Health, Zero Death). Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Tiêm phòng dại ngay sau bị chó cắn vẫn là biện pháp phòng tránh và bảo vệ hiệu quả nhất.
Nhiều người còn chủ quan gây nguy hiểm tính mạng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Hàng năm căn bệnh này gây ra cái chết cho 60.000 – 70.000 người và hàng triệu loài động vật.
Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm đến mạng.
Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.
Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.
Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Nguy cơ dịch bệnh dại tiếp tục xảy ra
Tại Việt Nam, theo báo cáo của các cơ quan chuyên ngành thú y và y tế các tỉnh, thành phố, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 2 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021), trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre (12 ca), Kiên Giang (5 ca) và Gia Lai (4 ca).
Trên động vật, qua công tác giám sát chủ động tại 13 tỉnh, thành phố đã thực hiện 1.248 trường hợp điều tra, trong đó, lấy mẫu của 214 chó nghi mắc bệnh dại để xét nghiệm và phát hiện 100 (chiếm 46,7%) trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 11 tỉnh, bao gồm: Lào Cai, Phú Thọ, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Đặc biệt trong thời gian gần đây, số người tử vong do bệnh dại có chiều hướng giảm ở các tỉnh nguy cơ cao, ngược lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới. Nguy cơ dịch bệnh dại tiếp tục xảy ra và gây bệnh trên người trong thời gian tới là rất cao.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ rõ một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh dại gia tăng là do trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có gần 7 triệu con chó nhưng chỉ có 40% được tiêm phòng; có 13 (20%) tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn. Chó mắc bệnh dại chủ yếu không xác định được chủ, chưa được tiêm phòng vaccine dại; công tác quản lý đàn chó của một số địa phương còn lòng lẻo…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc người nuôi chó không chấp hành việc đăng ký, nuôi nhốt chó, tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm cho chó… dẫn đến cắn người, thậm chí có trường hợp tử vong, gây bức xúc trong xã hội.
T iêm phòng dại cho chó để ngăn ngừa bệnh dại ở người
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Việc tiêm phòng cho chó là chiến lược tiết kiệm chi phí nhất để ngăn ngừa bệnh dại ở người.
Nguồn lây bệnh dại trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng chủ yếu là do chó dại cắn người mà không đi tiêm phòng, nếu không có bệnh dại trên động vật thì sẽ không có bệnh dại trên người. Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất để loại trừ bệnh dại ở người là quản lý đàn chó và tiêm vaccine phòng dại đầy đủ cho chó.
Để phòng chủ động phòng, chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.
Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.
Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Khi nào cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại?
Với bệnh dại, khi đã lên cơn dại thì cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người, tiêm phòng dại cho thú nuôi định kỳ hằng năm là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.
Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Theo Bộ Y tế, năm 2021 ghi nhận 54 ca tử vong do bệnh dại tại các tỉnh, thành. Chỉ 6 tháng đầu năm nay đã ghi nhận 30 ca tử vong do bệnh dại, và xu hướng thường tăng trong 6 tháng cuối năm.
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.
Hiện bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Chó thả rông trong một khu dân cư ở Hà Nội. Ảnh NGỌC THẮNG
Tác nhân gây bệnh là vi rút dại (Rhabdovirus). Sức đề kháng của vi rút dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút, ở 60 độ C trong 5 - 10 phút, và ở 70 độ C trong 2 phút. Trong điều kiện lạnh 4 độ C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0 độ C sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
Theo Bộ Y tế, ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng. Tại VN, chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu (chiếm 96 - 97%) sau đó là mèo (3 - 4%).
Vi rút dại tấn công tủy sống và não
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da, hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống). Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12 - 24 mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh sẽ có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ.
Thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2 - 8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc 2 năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Do đó, vùng bị cắn - vết thương ở đầu và cổ, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, do khoảng cách gần hơn cho vi rút xâm nhập vào mô thần kinh.
Dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh dại là: đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% trường hợp); sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 - 4 ngày; sợ nước; không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí; sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra. Bệnh nhân (BN) cũng có thể tức giận, bứt rứt, trầm cảm, tăng động. Thời gian bị bệnh thường 2 - 3 ngày, có thể kéo dài đến 5 - 6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.
Biện pháp dự phòng bệnh dại
Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở động vật, những nơi mua bán chó, mèo.
Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt ít nhất trên 85% trong quần thể vật nuôi.
Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương và điều trị dự phòng theo hướng dẫn.
Ở giai đoạn sau, khi chỉ thoáng nhìn thấy nước, BN đã có thể bị co thắt ở cổ và họng.
Một chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đặc biệt lưu ý: Hiện không có phương pháp điều trị đặc biệt nào khi đã phát bệnh (lên cơn dại). Lúc này, hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho BN cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn. BN được dùng thuốc an thần kiểm soát các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.
BN cần được chăm sóc trong phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ: tiếng ồn lớn, không khí lạnh...), vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.
Cách xử trí vết thương khi bị động vật cắn
Bộ Y tế hướng dẫn: Nếu bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau: Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 - 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn i-ốt, nếu có. Tiếp đó, đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
Những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật là: sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm; băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
Nhiễm vi rút dại có thể ủ bệnh đến 2 năm Theo Chương trình phòng chống bệnh dại quốc gia, 6 tháng đầu năm nay ghi nhận 30 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn cùng kỳ năm trước 2 ca, và đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm. Dự báo nếu không phòng và kiểm soát hiệu quả, số tử vong do dại trong năm nay sẽ tăng hơn...