Gia tăng số người nhập viện do sốt virus, tai nạn sau bão lũ
Trong 5 ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận đến gần 300 ca bị tai nạn sau bão. Số trường hợp bị sốt virus, sốt không rõ nguyên nhân, bệnh hô hấp, sốt xuất huyết cũng tăng.
Ngày 3/11, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) làm trưởng đoàn đã đến làm việc với ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi nhằm khắc phục hậu quả sau mưa lũ: xử lý vệ sinh môi trường, tư vấn dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh.
Tham gia đoàn công tác còn có TS Nguyễn Văn Sơn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường cùng các chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Viện Dinh dưỡng…
TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị ngành y tế cần tập trung xử lý môi trường sau bão lũ, tránh để dịch bệnh bùng phát.
Gia tăng số người nhập viện sau bão lũ
Báo cáo với đoàn công các của Bộ Y tế, BS Huỳnh Giới, Giám đốc Bệnh Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết trong 5 tiếng cơn bão quét qua TP Quảng Ngãi, Bệnh viện chỉ tiếp nhận 14 ca tai nạn do bão tuy nhiên những ca tai nạn sau bão rất nhiều.
Cụ thể, trong 5 ngày (từ ngày 29/10 đến ngày 2/11), Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu gần 300 ca. Trường hợp nhẹ thì chỉ bị gãy tay, nặng hơn có thể chấn thương sọ não, gãy cột sống. Lý do vì người người dân trèo lên sửa mái nhà, đốn cây đè vào nhà…
Bên cạnh đó, các trường hợp nhập viện vì sốt virus, sốt không rõ nguyên nhân, cúm, viêm đường hô hấp cũng có xu hướng tăng. Khoa Truyền nhiễm có quy mô 45 giường nhưng có những ngày cao điểm tiếp nhận đến 90 bệnh nhân, bệnh viện phải huy động thêm giường xếp.
“Trước đây mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận cấp cứu 120-140 trường hợp, sau bão con số này gần như tăng gấp đôi, ngày ít là 185 ca, ngày nhiều lên đến hơn 280 ca. Chúng tôi phải huy động nhân viên tăng cường làm thêm giờ, hoạt động liên tục mới giải quyết được hết bệnh nhân. Đến nay số lượng mới dần giảm bớt”, BS Giới chia sẻ.
Theo BS Giới, lý do tăng đột biến này là do nhiều huyện vẫn còn mất điện, bị tốc mái, người dân dồn hết lên tuyến trên. Rất may là chưa có trường hợp nào tử vong.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết cũng có xu hướng tăng lên so với thời gian trước. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 30-40 ca sốt xuất huyết, nếu không tích cực xử lý môi trường, vũng nước đọng thì nguy cơ bệnh bùng phát là rất lớn.
Tương tự, tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành, số lượng bệnh nhân sau lũ đến cũng tăng cao. Ông Nguyễn Đình Tuyến, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi cho biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, sốt không rõ nguyên nhân, do bệnh hô hấp tăng nhanh. Khoa Hô hấp của bệnh viện có 65 giường nhưng có đến hơn 160 bệnh nhân.
Dịch bạch hầu tại 7 xã ở huyện Ba Tơ hiện nay tạm lắng nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt hẳn. Vấn đề tiêm ngừa cho người dân bị ảnh hưởng do bão lũ, nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Ngoài ra, cuối năm cũng là giai đoạn của cao điểm của dịch sốt xuất huyết tại tỉnh. Nếu không kiểm soát vật dụng chứa nước, diệt bọ gậy thì nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.
Khó khăn trong vấn đề xử lý môi trường
Tòa nhà 3 tầng của Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành bị tốc mái, khoa Dược phải che bạt tạm thời để tránh hỏng thuốc.
Sau mưa lũ, một số đơn vị như Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi gặp khó trong vấn đề xử lý môi trường do cây cối đổ nhiều, rác xử lý không kịp, xác súc vật chết… dẫn đến phát sinh nhiều ruồi muỗi. Ngành y tế cũng đã tập trung triển khai xử lý nhưng lực lượng không đủ. Bên cạnh đó do mất điện, mất nước, một số cơ sở không đảm bảo nguồn nước sạch để phục vụ bệnh nhân.
Ông Phạm Minh Đức, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết đánh giá bước đầu tổng thiệt hại về công trình cơ sở y tế khoảng hơn 29 tỷ đồng; số tiền thiệt hại về thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế là hơn 3,5 tỷ. Các cơ sở y tế đang tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường để khôi phục lại hoạt động. Gia súc gia cầm chết cũng là vấn đề nan giải, cần thực hiện quyết liệt.
Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh cũng chủ động tuyên truyền đến người dân trước và sau bao lũ để đảm bảo an toàn thực phẩm, lấy mẫu nước, rau giám sát…
Tỉnh đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ 100 cơ sở thuốc phòng chống bão lụt, 150 áo phao và 5 tấn cloramin B (bột).
TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đánh giá cao công tác phòng chống bão lũ của địa phương. Đồng thời cũng lưu ý ngành y tế tỉnh vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ, phun hóa chất khử khuẩn, xử lý nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để người dân có thể sử dụng…
“Nhiều dịch bệnh hiện chưa có nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Thời gian 1-2 tuần tới, nguy cơ sẽ càng rõ hơn nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề môi trường. Mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận 30-40 ca sốt xuất huyết không phải là con số nhỏ”, TS Long nhấn mạnh.
Vì thế, TS Long đề nghị ngành y tế tập trung xử lý vấn đề môi trường, đảm bảo phát hiện ổ dịch sớm, xử lý triệt để không để bùng phát. Với súc vật chết, cần tuyên truyền người dân không sử dụng, đặc biệt đảm bảo nguồn này không “tuồn” đến các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống.
Với những đề xuất của tỉnh, Đoàn công tác sẽ báo cáo Bộ Y tế để sớm có hỗ trợ. Đoàn cũng đã trao cho Sở Y tế Quảng Ngãi… hàng ngàn viên Aquatabs, gói Cloramin B bột, vitamin, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sức khỏe cho người dân vùng lũ.
2 nhóm giải pháp phòng bệnh hô hấp mùa mưa bão cho trẻ
Thời tiết cực đoan, mưa bão, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới liên miên... khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp do sức đề kháng kém.
TP.HCM và cả nước đang bước thời tiết cực đoan, mưa bão, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới liên miên. Theo các chuyên gia, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi sinh vật gây các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, cảm cúm... Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp nhất bởi sức đề kháng kém.
Các bệnh viện nhi thời gian gần đây ghi nhận số ca nhập viện do viêm đường hô hấp tăng cao và gây quá tải bệnh viện. TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết gần đây số lượng bệnh nhi đến khám và nhập viện tăng rõ rệt. Bên cạnh các trẻ được cho điều trị ngoại trú, không ít trẻ phải nhập viện, dùng các biện pháp hỗ trợ như thở oxy, thở máy.
Trẻ nhập viện do bệnh hô hấp ở Bệnh viện Nhi đồng 1 tăng cao trong thời gian gần đây. Ảnh: HL
TS-BS Trần Anh Tuấn khuyến cáo hai nhóm giải pháp trước mắt và căn cơ lâu dài để bảo vệ trẻ trong giai đoạn "nhạy cảm" này. Cụ thể:
Giải pháp trước mắt
Giữ ấm cho trẻ: Điều kiện thời tiết mưa bão tạo thuận lợi cho trẻ nhiễm bệnh. Do đó, cha mẹ cần giữ ấm, tránh gió lùa cho trẻ. Nên sử dụng máy điều hòa hợp lý, không lạm dụng phương pháp này, không cho trẻ nằm máy lạnh quá nhiều. Khi đưa trẻ ra ngoài nắng nóng, không cho trẻ vào máy lạnh hay tắm ngay để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Rửa tay, phương pháp rẻ tiền nhưng hiệu quả: Phương pháp này được chứng minh ngăn ngừa bệnh COVID-19 hiệu quả và kể cả các bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản...vì các bệnh này lây lan chủ yếu qua bàn tay bẩn của những người chăm sóc. Nếu thực hiện tốt việc rửa tay, có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
Đeo khẩu trang: Hiện thời, chúng ta vẫn có chủ trương đúng đắn là khuyến cáo người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đây cũng là biện pháp hiệu quả để tránh phát tán virus gây bệnh đường hô hấp từ người bệnh ra môi trường xung quanh và tránh hít vi sinh vật có hại đi vào đường thở. Phụ huynh nên đeo khẩu trang thường xuyên và tập thói quen này cho trẻ.
Bảo vệ đối tượng đặc biệt: Các bé sơ sinh, có bệnh mãn tính như thận hư, não, suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hầu hết có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh và không đủ sức chống chọi lại bệnh tật, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và trẻ mắc bệnh hô hấp khác để phòng bệnh.
Uống đủ nước: Việc uống đủ nước đã được chứng minh góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào trong đường thở. Khi lỡ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, uống nước cũng giúp giảm ho, long đàm tốt hơn, thậm chí tương đương sử dụng thuốc đắt tiền mua ngoài tiệm thuốc tây. Bên cạnh đó, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhiều hoa quả xanh tăng cường sức đề kháng cho các bé.
Để phòng bệnh hô hấp cho trẻ, có 2 nhóm giải pháp căn cơ và lâu dài. Ảnh: HL
Giải pháp lâu dài
Chủng ngừa cúm, phế cầu: Ngoài tiêm chủng mở rộng, nếu có điều kiện, phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa thêm cúm và phế cầu. Đây là hai nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở cả trẻ em và người lớn.
Cho bú mẹ càng kéo dài càng tốt: Ở độ tuổi bú mẹ, người mẹ nên cho trẻ bú kéo dài càng tốt. Việc cho trẻ bú mẹ 6 tháng đầu hoàn toàn có tác dụng bảo vệ trẻ rất tốt trước các bệnh hô hấp và kể cả bệnh khác. Có nghiên cứu trẻ bú mẹ 6 tháng đầu giảm nguy cơ viêm phổi hơn so với các bé không được hưởng lợi từ sữa mẹ.
Dọn dẹp nhà cửa, tránh xa khói thuốc: Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng, tránh bụi bặm đặc biệt là khói thuốc lá cho trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ hít khói thuốc lá thụ động có nguy cơ tăng gấp đôi bệnh viêm phổi, viêm tai giữa so với các trẻ khác. Nếu trẻ mắc viêm phế quản thì hít khói thuốc, trẻ có nguy cơ bệnh nặng hơn, kéo dài hơn và dễ tái phát hơn.
6 nguyên tắc bắt buộc phải nhớ giúp bạn tránh xa bệnh hô hấp mùa mưa Thời tiết mưa gió rồi lại hanh khô thất thường khiến những người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp hay niêm mạc họng, mũi mẫn cảm có thể mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh hô hấp mùa mưa cần chú ý tới ăn uống, thể chất và chăm sóc đường hô hấp. Theo nghiên cứu thì mùa mưa tạo ra điều...