Gia tăng nhiều bệnh truyền nhiễm ở Đắk Lắk
Gần đây, do thời tiết nóng bức kèm mưa lớn, tình hình dịch bệnh ở Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Cùng với dịch bạch hầu đang lây lan rộng, các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, sốt rét, tay-chân-miệng, viêm não Nhật Bản, dại… cũng tăng khiến người dân lo lắng.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị ở Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Nhằm ngăn chặn các dịch bệnh này, cùng với sự nỗ lực ngành y tế, UBND tỉnh Đắk Lắk đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Bệnh nhân bạch hầu gia tăng từng ngày
Trong bốn tỉnh Tây Nguyên đã xuất hiện dịch bạch hầu gồm: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và đến nay đã có gần 100 trường hợp mắc bệnh, Đắk Lắk là tỉnh phát hiện bệnh muộn nhất vào ngày 7-7 mới phát hiện ca bệnh đầu tiên tại buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk.
Kể từ khi phát hiện ca mắc bệnh bạch hầu đầu tiên đến nay, các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã phối hợp ngành y tế tỉnh triển khai khẩn cấp nhiều biệp pháp để phòng, chống bệnh bạch hầu, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn lây lan nhanh và đang gia tăng từng ngày.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, bác sĩ Nay Phi La cho biết: Tình hình bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk đang diễn biến phức tạp. Những ngày qua, ngành y tế liên tiếp ghi nhận các ca mắc bạch hầu mới tại nhiều địa phương. Theo đó, tính từ ca bệnh đầu tiên phát hiện ngày 7 cho đến 20-7, toàn tỉnh ghi nhận 18 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại bảy xã thuộc năm huyện: Lắk, M’Đrắk, Krông Bông, Cư M’gar và Cư Kuin.
Trước tình hình trên, ngành y tế tỉnh đã khoanh vùng, cách ly, phun hóa chất xử lý môi trường tại các xã có bệnh nhân. Đến nay, đã có 8.580 trường hợp được cách ly, 1.977 hộ gia đình được xử lý hóa chất; 4.314 trường hợp được uống kháng sinh dự phòng, 6.550 trường hợp được tiêm vaccine phòng, chống bệnh bạch hầu.
Để nâng cao hiệu quả phòng, chống bệnh bạch hầu, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị Cục Y tế dự phòng tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn trong công tác phòng, chống bệnh bạch hầu; hỗ trợ công tác xét nghiệm khẳng định chẩn đoán bệnh cũng như việc triển khai tiêm vaccine phòng, chống bệnh; hỗ trợ huyết thanh kháng độc tố bạch hầu cho địa phương để kịp thời điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng và tử vong…
Các bệnh mùa hè cũng tăng
Video đang HOT
Trong khi bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn thì các loại bệnh mùa hè như: sởi, viêm não, rubella, bệnh dại, sốt xuất huyết (SXH)… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng đang gia tăng.
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngỳ 19-7, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 361 trường hợp mắc SXH tại 113/184 xã, phường, thị trấn thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, trong đó có 10 ổ dịch SXH tại cộng đồng.
Đặc biệt, toàn tỉnh ghi nhận 101 trường hợp mắc sốt rét tại 13/15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện Ea Kar, Krông Năng, M’Đrắk; có 147 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng; 11 trường hợp mắc bệnh sởi; ba trường hợp mắc viêm não Nhật Bản và ghi nhận sáu trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng năm trường hợp so với năm 2019.
Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm khác như: bệnh cúm mùa, liệt mềm cấp, bệnh đường tiêu hóa, thủy đậu, quai bị… cũng đang có xu xướng gia tăng.
Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, nguyên nhân khiến các dịch bệnh mùa hè gia tăng là do hiện nay thời tiết, khí hậu có nhiều sự biến đổi, diễn biến khó lường, nguy cơ xảy ra mưa lũ, ngập lụt kéo dài. Cùng với đó là sự giao lưu đi lại giữa các tỉnh ngày càng thuận lợi, trong khi đó, Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng lại nằm ở khu vực trung tâm vùng Tây Nguyên, dân số đông hơn 1,9 triệu người. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35%, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp.
Do cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, người dân chỉ tập trung lo mưu sinh mà chưa chú trọng đến vệ sinh môi trường sống. Vì vậy, dự báo tình hình dịch bệnh mùa hè vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh truyền nhiễm xâm nhập, lây lan và bùng phát thành dịch trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, bác sĩ Nay Phi La cho biết: Trước tình hình đó, cùng với việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2020 như: Tích cực, chủ động phát hiện sớm các ca bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm tìm nguyên nhân khống chế kịp thời, không để dịch lớn xảy ra, lan rộng và kéo dài trên địa bàn tỉnh; tổ chức thu dung, cách ly, điều trị, hạn chế thấp nhất tử vong do các bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn…
… và nỗi lo bệnh dại
Theo bác sĩ Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trong các bệnh truyền nhiễm hiện nay ở Đắk Lắk, đáng lo lắng nhất là bệnh dại, bởi từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có sáu trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trong khi đó, tình trạng người dân ở Đắk Lắk vẫn còn thói quen nuôi chó, mèo nhưng không quản lý, thả rông trong khu dân cư, ngoài đường, đặc biệt nhiều người chưa chú trọng đến việc tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo khiến nhiều người dân bức xúc.
Cán bộ thú y huyện Cư M’gar tiêm phòng dại cho đàn chó ở địa phương.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk cho thấy, toàn tỉnh có khoảng hơn 400 nghìn con chó, nhưng trung bình mỗi năm chỉ tiêm được hơn 50 nghìn liều vaccine phòng bệnh. Tỷ lệ đàn chó nuôi được tiêm phòng thấp cùng với tâm lý thờ ơ, chủ quan của người dân với bệnh dại dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, mỗi năm có khoảng 4.000 ca bị chó dại cắn phải đến các cơ sở y tế để tiêm phòng.
Trước tình hình các bệnh nhân tử vong do bệnh dại đang gia tăng, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và các địa phương trong tỉnh tăng cường nhiều biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Theo đó, chỉ đạo Sở Y tế phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên động vật và người tại địa phương, bố trí kinh phí bằng nguồn ngân sách địa phương cho cơ quan chuyên môn để triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại; tổ chức rà soát, thống kê chính xác số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn.
UBND cấp xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê và lập danh sách cụ thể từng hộ nuôi chó, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu để năng cao tỷ lệ tiêm phòng theo quy định, đặc biệt các xã có trường hợp tử vong do bệnh dại ở các huyện Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Ea H’Leo và M’Đrắk, tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vaccine phòng bệnh dại. Lập biên bản ký cam kết tất cả các hộ nuôi chó, mèo không thả rông chó, mèo, phải đeo rọ mõm và dây xích khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng.
Tổ chức triển khai tiêm phòng cho đàn chó, mèo phải đạt 60-70% tổng đàn chó, mèo của từng địa phương để có miễn dịch chủ động với bệnh dại, tổ chức tiêm bổ sung cho chó, mèo mới phát sinh hoặc bị bỏ sót chưa được tiêm. Thành lập tổ, đội bắt chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh dại và chó, mèo thả rông trong vùng có ổ dịch dại để xử lý, không để lây lan ra diện rộng.
Các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng cộng đồng dân cư, từng thôn, buôn, trường học về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết của bệnh dại, cùng các chế tài xử lý vi phạm về nuôi chó, mèo thả rông và phòng, chống bệnh dại động vật theo quy định của Chính phủ. Trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo đối với cộng đồng; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để kịp thời xử lý.
Tránh lơ là trong phòng bệnh truyền nhiễm
Những tuần gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã ghi nhận số ca mắc các bệnh truyền nhiễm, như: Tay chân miệng, bạch hầu, viêm não, sốt xuất huyết... gia tăng.
Điều đáng nói, có những bệnh có thể hạn chế được bằng vắc xin, nhưng người dân vẫn lơ là việc tiêm phòng. Do đó, dịch bệnh dễ bùng phát ở "vùng lõm" tiêm chủng. Nâng cao ý thức của mỗi người dân trong phòng bệnh cũng như tham gia tiêm phòng là yêu cầu cấp bách để phòng, chống dịch bệnh.
Tiêm chủng cho trẻ tại Trạm Y tế phường Phúc La, quận Hà Đông. Ảnh: Xuân Lộc
Tỷ lệ tiêm thấp, dịch bệnh gia tăng
Quanh giường bệnh của bé T.T.M. (10 tuổi, ở tỉnh Hà Nam) là chằng chịt dịch truyền, ống thở. Bé T.T.M. nhập viện với chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản. Dù được điều trị tích cực, song bệnh nhi vẫn hôn mê sâu, phải thở máy. Nằm cùng Khoa Điều trị tích cực (Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương) với bé T.T.M., còn có hơn 50 trường hợp khác bị viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ và viêm não khác.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), khoảng 2-3 tuần gần đây, lượng bệnh nhân mắc viêm não gia tăng, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 đến 12 ca. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm đến nay, có 5 ca bệnh nhi viêm não Nhật Bản nhập viện. Đặc điểm chung của các ca bệnh là đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin theo quy định.
Không chỉ viêm não, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), từ đầu năm 2020 đến nay, đã tiếp nhận hơn 300 ca tay chân miệng. Điều đáng nói, chỉ trong tháng 6 và 7-2020, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng gấp 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, trong 3 tuần gần đây, Khoa Nội nhi tổng hợp (Bệnh viện E) cũng tiếp nhận mỗi ngày từ 10 đến 15 trường hợp đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng, trong đó chủ yếu bệnh nhân ở Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, nếu đầu tháng 6-2020, trên địa bàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 5-7 ca tay chân miệng/tuần và từ 40 đến 50 ca sốt xuất huyết/tuần, thì đến tháng 7-2020, số ca mắc tay chân miệng tăng lên 290-295 ca/tuần và sốt xuất huyết tăng lên 110-115 ca/tuần.
Không chỉ Hà Nội, tại một số tỉnh, thành phố, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre... cũng ghi nhận số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng trong thời gian gần đây. Đặc biệt, ở 4 tỉnh Tây Nguyên đã ghi nhận 100 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Các ổ dịch, ca bệnh xuất hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, dịch bạch hầu có nguy cơ thấp đối với Hà Nội, bởi đây là dịch bệnh đã có vắc xin phòng và thường xảy ra ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu của Hà Nội là hơn 97%, vượt chỉ tiêu của quốc gia đặt ra là hơn 95%.
Thực hiện tiêm phòng, tuân thủ "3 sạch"
Chăm sóc cho bệnh nhi mắc viêm não tại Khoa Điều trị tích cực (Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương). Ảnh: Xuân Lộc
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn cho rằng, các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc diệt lăng quăng, bọ gậy và duy trì hoạt động này từ 1 đến 2 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao. Ngoài ra, ngành Y tế các địa phương cần xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết, bảo đảm phun hóa chất diệt muỗi đúng kỹ thuật. Đối với bệnh tay chân miệng, hiện chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên người dân cần thực hiện "3 sạch": Ăn, uống, ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
Theo Tiến sĩ Đặng Thanh Huyền, Phó Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa hè, chỉ viêm não Nhật Bản và bạch hầu là có vắc xin tiêm phòng. Do đó, các phụ huynh cần kiểm tra sổ tiêm chủng và so sánh với lịch tiêm chủng quốc gia để đưa trẻ đi tiêm các mũi còn sót, các mũi chưa tiêm. Đối với những bệnh chưa có vắc xin phòng, người dân cần giữ vệ sinh cá nhân, môi trường, nơi ở. Đặc biệt, khi ngủ nên nằm trong màn, hạn chế muỗi đốt để phòng các bệnh do muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, các gia đình cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, Sở đã giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa - đơn vị đầu ngành của thành phố về bệnh truyền nhiễm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn và cập nhật cho các đơn vị về công tác phát hiện, chẩn đoán, điều trị các bệnh tay chân miệng, bạch hầu, sốt xuất huyết. Từ đó, từng đơn vị thực hiện tốt việc khám, phát hiện sớm, phân loại người bệnh, cách ly và chỉ định điều trị nội trú đúng quy định. Đồng thời, các đơn vị phải đáp ứng đầy đủ nhân lực, thuốc men, trang thiết bị, kịp thời điều trị cho người bệnh, hạn chế tối đa tử vong do dịch bệnh.
Tận thấy khu điều trị cách ly bạch hầu lớn nhất Tây Nguyên Bệnh viện Đa khoa Vùng (BVV) Tây Nguyên từng điều trị nhiều ca bạch hầu và đang điều trị 2 bệnh nhân dương tính với bạch hầu vừa chuyển từ huyện M'đrắk lên vào ngày 12/7. PV Tiền Phong đã vào tận nơi tận thấy quy trình điều trị cho những bệnh nhân tại khu cách ly đặc biệt 'nội bất xuất, ngoại...