Gia tăng học sinh trầm cảm trong mùa thi
Theo các chuyên gia y tế, cứ vào mùa thi (tháng 5 – 7 hàng năm), tình trạng học sinh nhập viện vì rối loạn cảm xúc lại gia tăng
Học giỏi thành trò hư
Bệnh nhân Trương Quang Đ (16 tuổi, Bắc Giang) luôn là học sinh giỏi, bố mẹ rất tự hào và lấy con là tấm gương sáng cho con em trong dòng họ. Nhưng 2 năm gần đây, gia đình bỗng thấy Đ trở nên xa lánh mọi người, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Đ lơ là và không muốn học nữa. Cháu sợ đi học, mở sách ra là cháu thấy như bị áp lực đè lên người nên hay bị đau đầu, bố mẹ động viên thì cháu bực tức khóc lóc. Kết quả học tập những năm gần đây giảm sút” – mẹ Đ cho biết. Gia đình nhận thấy cháu có nhiều sự thay đổi rõ rệt như ăn kém, cơ thể gầy đi, giấc ngủ hay có ác mộng, cháu thường giật mình vào ban đêm, lúc tỉnh dậy cháu bàng hoàng như qua cơn ác mộng. Cảm xúc cháu thay đổi, hay cáu giận vô cớ. Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), cháu Trương Quang Đ được các bác sĩ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc trẻ em cần phải điều trị.
TS Nguyễn Văn Dũng đang tư vấn cho cha mẹ và bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc. Ảnh: BSCC
Để tránh con phải nhập viện vì học nhiều, cha mẹ cần hướng dẫn con chế độ học tập, vui chơi, dinh dưỡng, ngủ nghỉ cân bằng, trang bị cho con kỹ năng sống để đối phó với stress. Đồng thời, cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các em học, tránh tạo áp lực căng thẳng, kỳ vọng quá mức với các em”. TS Nguyễn Văn Dũng
Theo TS Nguyễn Văn Dũng – Phó viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần, ở trẻ em (dưới 22 tuổi) sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần nên cảm xúc và hành vi cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này.
Video đang HOT
Như trường hợp bệnh nhân Đ được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Nhưng bố mẹ đâu biết rằng những mong mỏi quá cao đó đồng nghĩa với việc đã tạo cho các em một áp lực lớn. Theo TS Dũng, nhiều trẻ bị áp lực vì chạy theo sự thúc giục, ép buộc phải học giỏi, phải thi đỗ của bố mẹ, thầy cô. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 – 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút. Để đối phó với việc thức đêm, các em lại lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ dung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp.
Điều trị cả cha mẹ
“Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời điểm gần mùa thi, số lượng trẻ đến khám và điều trị về các rối loạn cảm xúc do áp lực học và thi có chiều hướng tăng lên. Các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải gồng mình lên để chống đỡ với những áp lực học và thi khiến các em có những biểu hiện rối loạn cảm xúc như: Ăn kém, ngủ ít, cảm giác kiệt sức, lo lắng căng thẳng quá mức, suy nhược cơ thể” – TS Dũng chia sẻ.
Câu chuyện này cũng không lạ với bác sĩ Nguyễn Đăng Luyện – Phó Trưởng khoa Khám bệnh tổng hợp (Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1). Bác sĩ Luyện kể lại:”Không ít em kêu than bố mẹ thấy con học kém nên cứ ép con đi học thêm hết trung tâm nọ, thầy kia nhưng em càng học càng trì trệ. Lại có em cứ nhìn thấy sách là đau đầu, mệt mỏi. Có em thấy mình sắp phát điên vì đi ngủ cũng mơ thấy sách vở… Có em gái mới học lớp 11 đang chăm chỉ học hành lại cứ thích leo lên sân thượng ngồi một mình”.
Còn theo bác sĩ La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư I, nếu trẻ em bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc không được phát hiện và đưa đi điều trị kịp thời có thể có các hậu quả nghiêm trọng hơn như tự làm đau bản thân (dùng dao cứa lên da thịt, dùng thuốc đang cháy dí lên tay chân, hoặc tự tử). Do đó, cha mẹ đừng cho rằng con buồn chán, mệt mỏi là do… dậy thì không thành công, tuổi “hâm hâm dở dở” mà nên tâm sự, chia sẻ với con. Nếu cần thiết phải đưa con đi khám.
“Đối với cha mẹ gò ép con học hành, luôn bắt con phải học giỏi, xuất sắc thì nên điều trị tâm lý cho cả cha mẹ. Mỗi trẻ có năng lực riêng, ngưỡng nhận thức riêng. Cha mẹ đừng nghĩ mình nuôi con toàn bằng sữa công thức, cho con học toàn thầy giỏi, giúp con ăn ngon, mặc đẹp là con sẽ học giỏi, sẽ thành tài. Chỉ khi cha mẹ hiểu và tự điều chỉnh suy nghĩ, không gây áp lực cho con, tôn trọng, yêu thương con thì đứa trẻ mới dần dần lấy lại được thăng bằng tâm lý” – bác sĩ Cương khuyến cáo.
Theo Danviet
5 năm có hàng chục nghìn người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm
Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm đã diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương.
Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Ngay 5/6, Quôc hôi thao luân ơ hôi trương vê thưc hiên chinh sach, phap luât vê an toan thưc phâm (ATTP) giai đoan 2011-2016.
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011 - 2016 cho biết, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương.
Trong 5 năm, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc, 164 người chết, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật, độc tố tự nhiên, hoá chất...
Ông Phan Xuân Dũng cho biết, theo Báo cáo của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2011 - 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết.
Ngoài ra, bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70 ngàn người chết và hơn 200 ngàn ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được.
Ông Phan Xuân Dũng cũng nêu một số hạn chế yếu kém trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về ATTP còn thụ động; xử lý vi phạm chưa kiên quyết, chưa bảo đảm tính răn đe....
Tình trạng vi phạm về quy định ATTP khá phổ biến trong nhiều loại hình kinh doanh thực phẩm; ATTP có lúc, có nơi đã đến mức báo động, ở giới hạn đỏ.
Ngoài ra, việc phân tích, đánh giá và quản lý nguy cơ đối với ATTP còn nhiều bất cập; truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm, việc lấy mẫu kiểm nghiệm, phân tích nguy cơ gây mất ATTP còn ít, chủ yếu tập trung vào các cơ sở có đăng ký kinh doanh nên chưa phản ánh đúng, đầy đủ thực trạng ATTP.
Cũng theo ông Dũng, mặc dù số vụ vi phạm là nhiều, có nhiều vụ nghiêm trọng xong việc xử phạt không tương xứng với mức độ vi phạm, số vụ xử lý hình sự quá ít so với mức độ nghiêm trọng xảy ra, không tạo ra sức răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong ATTP. Tỷ lệ vụ việc bị xử lý sai phạm trong 5 năm qua mới đạt 20% so với số vụ phát hiện.
Theo Danviet
Hiểm họa từ cây ngô đồng tại các trường học Thời gian qua dư luận xôn xao trước việc hàng loạt học sinh phải nhập viện do ăn hạt quả ngô đồng. Sự việc này khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi, cây ngô đồng là cây gì và nguy hiểm ra sao? Liên tục nhập viện vì ăn quả ngô đồng Chỉ trong vòng hơn chục ngày (từ 10.4 - 22.4),...