Gia tăng F0, một BV dã chiến ở TPHCM phải kê thêm ghế bố
Công suất chỉ khoảng 720 giường nhưng hiện tại, một bệnh viện dã chiến ở TPHCM đã tiếp nhận hơn 800 bệnh nhân.
Dù đã kê thêm ghế bố nhưng lãnh đạo nơi đây dự đoán, số lượng F0 sẽ tiếp tục tăng.
Thông tin với PV Dân trí chiều 25/11, bác sĩ Hồ Hữu Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng quận Tân Bình (TPHCM) cho biết, những ngày qua lượng bệnh nhân F0 nhập viện tại đây tăng rất cao. Gần đây nhất chỉ trong một ngày (24/11) BV đã tiếp nhận 79 F0 mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại đây lên con số 834.
Trong đó, ở tầng một là 202 trường hợp, tầng 2 có 457 bệnh nhân. Riêng tầng 3 với 175 F0, bao gồm khoảng 40 trường hợp đang hồi sức, 16 bệnh nhân đang nằm ở khu vực cấp cứu sàng lọc và 117 bệnh nhân nặng, cần theo dõi sát.
BV dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng Tân Bình tăng bệnh nhân những ngày gần đây (Ảnh: BVCC).
Theo thiết kế, BV dã chiến đa tầng Tân Bình có quy mô đề ra là 1.000 giường, tuy nhiên hiện địa phương chỉ mới bố trí được 720 giường bệnh. Do đó trước thực tế “lố” hơn 100 bệnh nhân so với công suất đang có, BV phải kê thêm nhiều ghế bố cho F0 mới. Theo bác sĩ Đức, quận Tân Bình đã có kế hoạch cải tạo BV dã chiến để tăng thêm 300 giường, nhằm đáp ứng việc thu dung điều trị trước tình hình bệnh nhân tăng.
“Khu vực hồi sức hiện đang bị quá tải so với nhân lực y tế hiện có. Những trường hợp nặng quá, chúng tôi phải điều phối sang những đơn vị khác có khả năng thu dung. Riêng F0 ở khu vực thuộc quận Tân Bình, Phú Nhuận theo sự phân công của Sở Y tế, BV vẫn tiếp tục nhận” – bác sĩ Đức nói.
Video đang HOT
Hiện tại, có khoảng 71 bác sĩ, 130 điều dưỡng đang thực hiện nhiệm vụ tại BV dã chiến đa tầng Tân Bình. Tuy nhiên với lượng bệnh đông như hiện tại, BV đã có gửi văn bản gửi đến Sở Y tế xin điều phối bổ sung thêm nhân lực điều trị, nhất là khu vực tầng 3.
BV dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng quận Tân Bình phải kê thêm ghế bố cho F0 mới (Ảnh: BVCC).
Còn tại BV dã chiến số 3 (đóng tại TP Thủ Đức), bác sĩ Võ Thanh Hùng, Phó Giám đốc thông tin, nơi đây cũng tăng số lượng bệnh nhân theo tình hình chung. Ngoài tầng 1 và tầng 2 hiện tiếp nhận khoảng 400 F0, 50 giường hồi sức của BV đã kín chỗ.
Bác sĩ Hùng cho biết, BV không quá tải giường bệnh, nhưng lực lượng nhân viên y tế ở đây hiện chỉ có khoảng 45 bác sĩ, khoảng 40 điều dưỡng. Riêng khu vực hồi sức đã cắt cử 21 bác sĩ, 25 điều dưỡng túc trực. Do đó trong thời gian tới nếu lượng F0 nhập viện còn tăng, BV khó lòng phục vụ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Bác sĩ Đặng Quốc Quân, Giám đốc BV đa khoa khu vực Hóc Môn (nơi đang chuyển công năng điều trị Covid-19 hoàn toàn) cho biết, đến ngày 25/11 BV có 443 F0, tăng khoảng 50 trường hợp so với tuần trước. Trong đó 70% trường hợp nặng là người cao tuổi, có bệnh nền hoặc không tiêm vaccine.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại huyện Hóc Môn, TPHCM (Ảnh: BSCC).
Để đáp ứng việc thu dung, điều trị khi F0 vẫn tiếp tục gia tăng, UBND huyện Hóc Môn đã cho cải tạo một nhà kho tại địa phương thành BV dã chiến quy mô 300 giường, dự kiến hoạt động trong vài ngày tới. Khi BV này đi vào hoạt động, BV đa khoa khu vực Hóc Môn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ chuyên môn. Tuy nhiên theo bác sĩ Quân, với số lượng giường bệnh lớn như trên, cần có thêm sự bổ sung về y tế.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TPHCM, đến ngày 25/11 địa phương có 5.356 F0 cách ly tại khu cách ly, 41.379 F0 đang cách ly tại nhà, 8.377 khu vực đang phong tỏa. Riêng ngày 24/11, TPHCM ghi nhận 1.663 ca mắc Covid-19 mới, tăng 462 trường hợp so với 24 giờ trước đó.
Trước tình hình bệnh nhân Covid-19 gia tăng, Sở Y tế TPHCM đã mời khẩn Giám đốc BV Bình Dân, BV Nguyễn Tri Phương cùng lãnh đạo 14 BV khác, họp triển khai hỗ trợ công tác thu dung, điều trị tại BV dã chiến 3 tầng số 16 (đóng tại quận 7). BV dã chiến số 16 đã có 200 bệnh nhân, trong đó có 80 bệnh nhân nặng (tính đến ngày 22/11) nhưng nhân viên y tế có chưa đến 200 người.
Ngoài hỗ trợ BV dã chiến số 16, BV Bình Dân đang chịu trách nhiệm quản lý chính BV dã chiến số 8. Đại diện nơi này cho biết, ít ngày qua từ chỗ chỉ còn hơn 100 F0, nơi này đã “tăng nhẹ” bệnh nhân lên hơn 200 ca. Vì công suất giường còn khá lớn, BV dã chiến 16 sẵn sàng tiếp nhận thêm bệnh nếu được điều tiết, giúp trách tình trạng quá tải ở một số cơ sở điều trị Covid-19.
Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương cho biết, trước khi họp bàn hỗ trợ BV dã chiến số 16, BV đã có khu điều trị Covid-19 quy mô 200 giường, cũng như hỗ trợ điều trị cho BV dã chiến số 5 tại Thuận Kiều Plaza (quận 5). Ngoài ra vào đầu tháng 11, BV cũng cử đoàn công tác đến tỉnh Bạc Liêu chi viện chống dịch cho Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai.
Đề xuất bán rượu bia tại tất cả hàng quán ở TPHCM
Lãnh đạo một số sở, ngành của TPHCM cho rằng, thành phố có thể thí điểm mở rộng cho hàng, quán bán tại chỗ phục vụ kèm đồ uống có cồn, nhưng cần kiểm soát chặt chẽ mức độ an toàn.
Ngày 13/11, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, cùng ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố, chủ trì buổi giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 với các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Buổi làm việc nhằm đánh giá tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM và đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho biết, từ sau ngày 1/10, khoảng 60% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại thành phố đã mở cửa lại. Việc thí điểm phục vụ đồ uống có cồn tại thành phố Thủ Đức, quận 7 được kiểm tra, giám sát thường xuyên và không phát sinh vấn đề tiêu cực.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM (Ảnh: HMC).
Lãnh đạo Sở Công Thương nêu quan điểm, việc ngồi cùng bạn bè cũng là cách thức giải tỏa căng thẳng, tránh những tác động tiêu cực của dịch bệnh. Xét cả yếu tố về độ bao phủ vaccine Covid-19, ông Bùi Tá Hoàng Vũ kiến nghị UBND TPHCM xem xét, cho phép được phục vụ đồ uống có cồn tại tất cả hàng quán.
Tuy nhiên, việc phục vụ đồ uống có cồn cần được kiểm soát, đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống Covid-19. Cụ thể, khách hàng phải tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19, cơ sở kinh doanh hoạt động tối đa 50% công suất, đóng cửa trước 21h hàng ngày...
Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch thành phố, cho rằng, thành phố có thể đánh giá theo cấp độ dịch và mở cửa có lộ trình các hoạt động ăn uống có phục vụ đồ uống có cồn. Điều này phù hợp với nguyên tắc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Dịch Covid-19 tại TPHCM có xu hướng phức tạp lại khi nới lỏng giãn cách (Ảnh: Hải Long).
Ông Tằng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhìn nhận, thành phố nên tiếp tục cho thí điểm mở rộng và có kiểm soát hoạt động sử dụng đồ có cồn tại nhà hàng. Việc thí điểm có thể thực hiện thêm ở một số quận và có kiểm soát chặt, yêu cầu tuân thủ các bộ tiêu chí an toàn.
Thông tin về tình hình dịch Covid-19, Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong tuần qua, một số địa phương có số F0 tăng cao là huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12, Gò Vấp, Bình Tân và thành phố Thủ Đức. Trong 2 ngày gần nhất, Bình Chánh và Hóc Môn là 2 địa bàn có số ca dương tính SARS-CoV-2 ở mức cao.
Phân tích tình hình tử vong do Covid-19, theo lãnh đạo Sở Y tế, số ca tử vong tại TPHCM nằm trong khoảng 40 ca/ngày. Trong đó, 52% là người trên 65 tuổi, 85% là người có kèm bệnh nền. Thành phố Thủ Đức, quận Gò Vấp, Tân Bình, 12, huyện Bình Chánh là những địa phương có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất trong 3 ngày qua.
Chàng thợ hồ "phù phép" đồ vật bỏ đi thành vườn cây trái sum suê siêu nhỏ Trong thời gian nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người thợ hồ Lê Mỹ Dặm tìm hiểu, sáng tạo ra các cây cảnh giả siêu nhỏ, sống động như thật từ những đồ vật bỏ đi. Nhấn để phóng to ảnh Chàng thợ hồ Lê Mỹ Dặm (29 tuổi, quê Quảng Ngãi) đã biến những tấm phim nhựa, đũa, xiên que,...