Gia tăng chuyện “chồng nện vợ” vì tâm lý ngại “vạch áo cho người xem lưng”
Tôi cũng muốn nhờ gia đình và chính quyền nhưng lại không dám chắc chồng có thể từ bỏ ma men. Chỉ sợ khi gia đình và cán bộ hòa giải về rồi, ông ấy lại cho rằng tôi bêu xấu chồng chắc đánh tôi không còn đường sống mất…
Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn diễn ra nghiêm trọng dưới những nếp nhà và gây khó khăn cho cán bộ hòa giải xuất phát từ tâm lý tự ti, cam chịu, ngại “ vạch áo cho người xem lưng” của nạn nhân – những người phụ nữ – là một trong những nguyên nhân cơ bản. Họ muốn giữ bộ mặt êm ấm cho gia đình nhưng lại không hề biết rằng, “căn bệnh” bạo hành cần được chữa trị bằng “liều thuốc” chia sẻ, giúp đỡ của các cấp chính quyền và cộng đồng.
“Cái nhọt bọt” nhức nhối
Phải khó khăn lắm tôi mới gặp được chị V.T.L (xã Dị Nậu – huyện Thạch Thất) trong căn nhà cấp bốn xây được khoảng 5 năm của gia đình chị. Ngôi nhà nhỏ trống hoác, không có đồ đạc gì có giá trị ngoài một bộ bàn ghế đã cũ, một cái tủ và hai chiếc giường. Như đoán được suy nghĩ của tôi, chị bảo: “Hồi trước khi chồng tôi chưa nghiện rượu và phá phách thì trong nhà cũng đầy đủ lắm, chỉ thiếu mỗi cái điều hòa thôi. Thế mà khi hết tiền mua rượu, ông ấy bán hết cô ạ”. Sự tiếc nuối hiện rõ qua cái chép miệng thở dài của chị.
Chị kể, chị sinh ra và lớn lên ở xã Sài Sơn, đến năm 1989 thì quen và kết duyên cùng anh N.V.T ở Dị Nậu qua một thời gian dài tìm hiểu. Tuy chỉ là những người làm ruộng nhưng anh chị sống với nhau rất hạnh phúc. Căn nhà nhỏ luôn rộn tiếng cười con trẻ, khi ba đứa con lần lượt ra đời. Cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu và sự cố gắng vì gia đình, cả hai anh chị đều chịu khó miệt mài làm việc. Ngoài công việc làm nông, anh đi làm thợ gỗ, còn chị cũng đan thêm cái rá, cái rổ đi bán, kiếm thêm thu nhập dư dả cho gia đình. Hơn chục năm hạnh phúc êm đềm trôi qua, những tưởng cuộc sống gia đình cứ bình yên như thế.
Càng im lặng, bạo hành càng có đất phát triển. Ảnh minh họa
Nhưng chị đâu biết, cũng xuất phát từ sự dư dả ấy, chồng chị bắt đầu sinh tật uống rượu. Lúc đầu chỉ thỉnh thoảng rồi dần dần ngày càng nhiều. Chất men ngấm dần vào cơ thể, chồng chị chuyển hẳn sang trạng thái nghiện rượu. Đi làm chểnh mảng rồi bỏ hẳn, ngày nào anh ta cũng tìm người uống rượu, tìm cớ uống rượu. Chỉ trong vong mấy năm, tất cả đồ đạc, tiền của trong nhà dành dụm được đều lần lượt đội nón ra đi. Từ một người đàn ông yêu thương vợ con, chỉ vì làm nô lệ của ma men mà chồng chị biến thành một người chồng vũ phu.
Chị không nhớ nổi bao nhiêu lần bị chồng đánh bắt đưa tiền cho đi uống rượu. Loại “thuốc độc” chết người đó đã bào mòn lương tâm, con người anh. “Mỗi khi say rượu về, anh ấy lấy cớ chửi bới tôi, giật tóc, tát tôi, rồi đập cả ti vi, bát đũa đồ đạc, nếu tôi có khuyên anh uống ít đi. Có những lần tôi đi làm, anh ấy ở nhà gọi cả người đến bán lúa, bán gà lấy tiền”. Không chỉ bị đánh đập, khi đêm về, chồng chị lại bắt ép chị quan hệ tình dục, rồi mắng chửi, nhiếc móc chị “vô dụng” vì không biết chiều chồng.
Cay đắng, đau đớn và mệt mỏi nhưng chị luôn giấu nhẹm đi, không chia sẻ với ai. Nhiều khi chị đi làm đồng, mắt thâm tím, nhiều người hàng xóm hỏi thăm thì chị bảo bị ngã ngoài giếng. Chị xấu hổ, chẳng dám kể chuyện nhà mình với bất kỳ ai, sợ người làng cười chê, sợ mang tiếng và sợ chồng đánh nhiều hơn khi chị nhờ cậy sự giúp đỡ. Thế là chị cứ im lặng, cứ chịu đựng, cứ che đậy việc mình bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần, dưới vỏ bọc của ngôi nhà tưởng bình yên. Và chồng chị, vẫn tiếp diễn những ngày tháng rượu chè, đánh đập vợ.
Video đang HOT
Hay trường hợp của chị Đ.T.N (Sài Sơn – Quốc Oai) cũng tương tự. Chồng chị làm nghề lái xe, thu nhập khá nhưng anh ta lại ngoại tình, bao nhiêu tiền làm được đều mang cho cô tình nhân bé nhỏ. Biết chuyện, chị cằn nhằn vì nhà có bao nhiêu việc cần đến tiền, anh ta lại không vun vén cho nhà mà lại “biếu gái”. Vừa mới cất lời, chị liền bị chồng thẳng tay tát bốp vào mặt. Không những không hối hận và sửa chữa lỗi lầm, anh ta ngày càng công khai với chị chuyện đi cặp bồ. Vừa bị chồng đánh, vừa bị phản bội nhưng chị chỉ im lặng vì sợ mang tiếng gia đình không hạnh phúc.
Tự ti, che đậy: Nuôi dưỡng nạn bạo hành
Tâm lý xấu hổ, cố gắng che đậy sự việc bởi quan niệm “xấu chàng hổ ai” của những người phụ nữ vô hình trung lại là nguyên nhân khiến “cái nhọt bọc” bạo lực gia đình ngày càng “mưng mủ” gia tăng mạnh hơn.
Trong câu chuyện với tôi và cán bộ hòa giải, chị V.T.L vẫn nơm nớp lo sợ chồng biết chuyện chị tâm sự chuyện nhà với người ngoài. Chị bảo: “Tôi cũng muốn nhờ gia đình và chính quyền nhưng lại không dám chắc chắn chồng có thể từ bỏ ma men. Chỉ sợ khi gia đình và cán bộ hòa giải về rồi, ông ấy lại cho rằng tôi bêu xấu chồng chắc đánh tôi không còn đường sống mất. Im lặng là vàng các chị ạ”.
Ảnh minh họa
Hay khi chúng tôi đề cập đến chuyện chồng ngoại tình thì chị Đ.T.N lúc đầu còn giấu, còn chối nhưng khi cán bộ phụ nữ tâm sự thì chị òa khóc. Người phụ nữ bị phản bội, một mình chịu đựng sự hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, trong một thời gian dài chẳng dám nhờ ai giúp đỡ. Chị chịu đựng vì sợ hàng xóm láng giềng xấu miếng cười chê, sợ các con ra đường bị người làng bàn tán, chỉ chỏ tội nghiệp. Chị chẳng nghĩ việc chồng đánh, chồng tát là “bạo lực gia đình”, mà chỉ nghĩ rằng vợ chồng xô xát, bực tức thì đánh thế thôi. Điều đó chứng tỏ, sự am hiểu những kiến thức pháp luật của những người phụ nữ nơi miền quê này còn nhiều hạn chế.
Qua khảo sát của những người làm công tác tư vấn ở các trung tâm phòng chống bạo lực gia đình thì trước khi xảy ra bạo lực, số người hi vọng được ứng cứu là 42,05%; tìm cách thoát thân là 25,61%; 15,92% sẽ không có hành động tự vệ và 16,43% sẽ có hành động tự vệ. Nhưng khi bạo lực xảy ra, những người phụ nữ muốn kêu cứu là 50%; muốn bỏ chạy là 19,08%; có hành động tự vệ chỉ có 6,94%; đáng ngạc nhiên là những người cam chịu bạo lực lại ở mức 23,98%.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, thông thường người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to chuyện. Suy nghi ấy sẽ không giúp họ cởi bỏ được nút thắt mâu thuẫn mà chỉ tạo đà cho người chồng lân tới và để lại hậu quả nặng nề. Trong những trường hợp xảy ra bạo lực gia đình, nếu hai vợ chồng giải quyết kín không có hiệu quả, người phụ nữ cần thẳng thắn, mạnh dạn nhờ tới sự giúp đỡ của các cấp chính quyền như hội phụ nữ, tổ hòa giải để bảo vệ chính bản thân mình khỏi bạo lực. Đồng thời, người phụ nữ nên tự tìm hiểu, trang bị kiến thức pháp luật cho bản thân để tránh việc bị xúc phạm về cả thể chất và tinh thần.
Theo ANTD
Xử lý 'ma men', cảnh sát bị 'tố' sống không có đức
Lực lượng cảnh sát không ít lần lâm vào tình trạng "dở khóc dở cười" khi xử lý những đệ tử của "lưu linh" tham gia lưu thông.
Cuối tháng 1/2013 đến nay, phòng Cảnh sát giao thông ( CSGT) đường bộ - đường sắt (PC67), công an TP.HCM, đã thành lập 24 tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) gồm CSGT, cảnh sát hình sự đặc nhiệm (CSHSĐN), cảnh sát cơ động (CSCĐ). Lực lượng này rải khắp trên địa bàn thành phố tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm giao thông nhưng nhiệm vụ chính là xử những đệ tử "lưu linh".
Một người Đài Loan cố phân bua trong khi bị xử lý.
"Mấy anh sống không có tình cảm..."
Khuya 18/5, PV theo chân tổ TTKS của đội CSGT Chợ Lớn đứng chốt tại giao lộ Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt (Q.5). Sau hơn 1 giờ, chúng tôi ghi nhận có hàng chục trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Hầu hết người say xỉn khi bị thổi vào đều xin lực lượng chức năng bỏ qua, xin không được quay sang lè nhè, cự cãi vừa làm mất thời gian, vừa làm "khổ" lực lượng thi hành công vụ.
Mặc dù tận mắt chứng kiến CSGT lấy ống thổi từ bịch ni lông tiệt trùng nhưng ông Đ. (ngụ Tiền Giang) nằng nặc yêu cầu CSGT lấy ống thổi khác mới chịu thổi. Khi được đáp ứng yêu cầu, ông Đ. cố tình thổi nhẹ vào máy đo nồng độ cồn nên máy không thể phân tích in ra kết quả. Bị CSGT nhắc nhở nhiều lần, cuối cùng ông Đ. mới chịu thổi đúng quy cách.
Do nồng độ cồn trong khí thở vượt quá quy định nên xe bị tạm giữ, nhưng ông Đ. phản ứng kịch liệt. Thấy phản ứng không hiệu quả, ông Đ. chuyển sang xin xỏ, xin không được quay sang chì chiết: "Mấy anh tạm giữ xe em chẳng khác nào chặt đứt 2 chân em, làm sao em đi làm ăn nuôi vợ con... Mấy anh sống không có tình cảm, tình nghĩa, sống không có đức. Mấy anh làm vậy là giết người".
Sau 30 phút, ông Đ. vẫn không chịu ký vào biên bản mà yêu cầu CSGT giải thích các điều luật, rồi yêu cầu cho biết cụ thể số tiền bị phạt để chuẩn bị trước cho khỏi bị động... Chưa dừng lại ở đó, trước khi ký vào biên bản, ông Đ. còn yêu cầu CSGT hướng dẫn luật cho mình để rút kinh nghiệm: "Lỡ bị phạt tốn tiền rồi nên tôi muốn biết bao nhiêu mg/lít khí thở mới bị phạt...". CSGT phải trả lời đi trả lời lại nhiều lần ông Đ. mới chịu giao xe để tạm giữ.
Để đối phó với CSGT, một người Đài Loan nồng nặc mùi rượu bia chở bạn nhậu người Việt gốc Hoa nhưng cả 2 người đều giả bộ không biết nói tiếng Việt. Khi CSGT vừa sử dụng tiếng Anh vừa tiếng Việt thông báo sẽ tạm giữ phương tiện thì bạn nhậu người Việt gốc Hoa mới chịu nói "Xin tha...".
Bị phạt, quay sang đốt xe
Theo một cán bộ của PC67, đa phần khi biết mình vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ xe, người vi phạm tỏ thái độ xúc phạm, chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ.
Trung tá Phan Văn Xị, Phó phòng PC67, thừa nhận: "Công tác xử lý vi phạm này gặp nhiều khó khăn. Do tác động của cồn khiến người vi phạm không làm chủ được hành vi, không ít trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, cố tình thổi không đúng quy cách, biết tạm giữ phương tiện phản ứng manh động, có lời lẽ xúc phạm, chống đối, thậm chí tấn công lực lượng làm nhiệm vụ".
Điển hình như khuya 23/2, tổ TTKS thuộc đội tuần tra dẫn đoàn (PC67) đang thực hiện kiểm tra hành chính tại vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1). Vào thời điểm trên, CSGT phát hiện N.H.M.T. (27 tuổi, ngụ Q.1) đang chở bạn nhậu về nhưng lòng đường không lưu thông mà chạy trên lề đường nên bị thổi lại kiểm tra giấy tờ xe. Hai người này quá xỉn đã lớn tiếng, thóa mạ CSGT và cho rằng chạy trên lề cũng như chạy dưới lòng đường, không vi phạm. Rồi bất ngờ họ quay sang tấn công CSGT, xông đến đạp ngã xe mô tô đặc chủng của CSGT, lao vào đánh những người đang thi hành nhiệm vụ ở đây nhưng CSGT đã kịp khống chế bắt giao cho công an Q.1 xem xét xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ.
Liều mạng hơn là ông T.Q.S. (34 tuổi, ngụ Q.1). Tối 6/5, tổ TTKS của đội CSGT An Lạc đang tuần tra tại vòng xoay An Lạc (Q.Bình Tân) phát hiện ông S. điều khiển xe gắn máy chạy loạng choạng, có biểu hiện say xỉn nên CSGT ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra giấy tờ và nồng độ cồn.
Sau khi đo nồng độ cồn ông S. cho ra kết quả: 0,981 mg/lít khí thở (vượt quá quy định). Lợi dụng lúc CSGT lập biên bản vi phạm, không nói không rằng, ông S. bất ngờ rút ống dẫn xăng xe gắn máy của mình, cho xăng chảy tràn ra ngoài, rồi châm lửa đốt. Mặc dù CSGT nhanh chóng dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng đám cháy thiêu rụi hoàn toàn chiếc xe. Sau khi tỉnh táo lại, ông S. cũng không hiểu vì sao tối hôm đó mình lại hành động như vậy, vì trị giá xe gấp hàng chục lần tiền xử phạt.
Để ra quân xử lý người vi phạm say xỉn, PC67 đã được công an TP.HCM trang bị cả trăm máy đo nồng độ cồn hiện đại và lập thêm một tổ xử lý (thuộc đội Tham mưu) chuyên xử lý giải quyết các biên bản vi phạm nồng độ cồn, trụ sở nằm trên đường Trần Hưng Đạo (Q.1).
Theo vietbao
"Ma men" mất mạng vì dám gây sự với 5 gã choai Trong hơi rượu nồng nặc, anh Hưng đã sang gây sự, đánh chửi nhóm trai trẻ đi xe máy kẹp 3 và bị đánh lại. Các bị cáo ân hận thì đã quá muộn Mặc cho mọi người can ngăn, mặc cho hoàn cảnh "thân cô thế cô" nhưng "ma men" vẫn "tả xung hữu đột" giữa đám thanh niên "đầu xanh đầu...