“Giá tăng cao do công tác dự báo chưa tốt”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng 9 tăng đột biến do có sự tương tác của 4 nhóm mặt hàng. Tuy nhiên, nếu công tác dự báo tốt, CPI từng tháng sẽ có sự tăng đều đặn hơn.
Trả lời trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời vào tối 14/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 vừa qua tăng tới 2,2%, mức tăng bằng tổng 8 tháng trước đó cộng lại tác tác tăng giá của 4 nhóm mặt hàng: thuốc và dịch vụ khám chữa bệnh giáo dục đào tạo xăng dầu nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng.
Trong đó, giá thuốc và dịch vụ khám chữa bệnh tăng tới 17,02%, tác động tới CPI khoảng 0,95% giáo dục đào tạo tăng 10,84%, tác động tới CPI 0,65% giá xăng dầu tăng 3 lần làm chỉ số nhóm giao thông tăng 3,33%, tác động tới CPI khoảng 0,34% nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 2,18%, tác động tới CPI khoảng 2,1%.
Theo tính toán của Bộ trưởng Huệ, sự tương tác của 4 nhóm trên khiến CPI tăng khoảng 2,1%, bằng 95% tổng mức tăng giá trong tháng 9.
Trong tháng 9, giá xăng dầu tăng 3 lần làm chỉ số nhóm giao thông tăng 3,33%,
tác động tới CPI khoảng 0,34%.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, nếu làm tốt hơn công tác dự báo, dự đoán thì việc điều hành giá cả sẽ giúp giảm tổng mức tăng CPI cũng như mức tăng ở từng tháng đều đặn hơn. Bởi trước đó, CPI tháng 7 và 8/2012 âm, nhưng đến tháng 9/2012 lại tăng cao tới 2,2%.
Ngoài ra, Bộ trưởng Huệ cũng chỉ ra rằng, để công tác dự báo chính xác cần sự phối hợp điều hành “nhịp nhàng” giữa các bộ, ngành, cũng như giữa Trung ương với địa phương. Bộ trưởng cho rằng, nếu có các lộ trình từ đầu, tránh tăng giá vào tháng 9 là tháng khai trường mà tăng vào tháng 7,8 trước đó thì có thể sẽ tránh được sự tăng đột biến trong CPI tháng 9.
“Như nhóm dịch vụ y tế, thì Thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Tài chính từ đầu tháng 2/2012, nhưng thẩm quyền điều chỉnh mức giá và thời gian lại do UBND thành phố, tỉnh ban hành vào tháng 9/2012″, Bộ trưởng Huệ ví dụ.
Trả lời về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu dù đây là một mặt hàng thiết yếu, Bộ trưởng Huệ cho hay: Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, dầu đã được áp dụng phổ biến trên thế giới do đây là loại mặt hàng không tái tạo được, nên chúng ta phải hết sức tiết kiệm trong sử dụng.
Ở Việt Nam, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng bắt đầu từ năm 1996. Hiện, Việt Nam mới áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho xăng và vẫn còn ở mức thấp so với một số nước, vùng lãnh thổ khác.
Ví dụ, Hongkong (Trung Quốc) thu 0,78 USD/lít, Ấn Độ thu 0,61 USD/lít, Australia thu 0,4 – 0,5 USD/lít còn Việt Nam hiện thu ở mức 1% giá bán, khoảng 0,1 USD/lít, tương đương với Thái Lan, Trung Quốc, Philippines.
Do đó, theo Bộ trưởng Huệ, Bộ Tài chính đang rà soát lại toàn bộ các loại thuế, phí cho sát với thực tế.
Theo Dantri
Lạm phát bất ngờ bùng phát trở lại, tăng kỷ lục 2,2%
Việc tăng giá thuốc, dịch vụ y tế và một loạt các mặt hàng trọng yếu trong rổ tính giá đã tác động mạnh tới CPI tháng 9, khiến chỉ số này bất ngờ tăng mạnh. So tháng 8, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng trên 17%, dịch vụ y tế tăng 23,87%.
Tổng cục Thống kê ngày 24/9 chính thức công bố về số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của cả nước.
Theo đó, sau hai tháng giảm phát và tháng 8 tăng nhẹ, CPI tháng 9 gây sửng sốt với mức tăng mạnh 2,2% so tháng trước, đẩy mức tăng so thời điểm tháng 12/2011 lên 5,23% và tăng 6,48% so cùng kỳ năm 2011.
Lạm phát trở lại là vấn đề lớn nhất của kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Mức tăng "khủng khiếp" nhất phải kể đến nhóm thuốc và dịch vụ y tế, tăng 17,02% so tháng trước, trong đó dịch vụ y tế tăng 23,87%.
Kế đến, chỉ số giá ở nhóm giáo dục cũng tăng tới 10,54%.
Sau khi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng liên tiếp trong thời gian vừa qua, chi phí ở nhóm giao thông cũng tăng mạnh lên 3,83% so tháng 8.
Trong 11 nhóm hàng hóa thuộc rổ tính giá của tháng này, không có nhóm nào giảm giá, thậm chí, nhóm bưu chính viễn thông vốn có "truyền thống" luôn giảm so tháng trước thì tháng này cũng tăng 0,01%.
Chiếm tỉ trọng 40% rổ tính giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng đã ghi nhận mức tăng giá nhẹ trong tháng 0,08%, trong đó, chỉ duy nhất giá thực phẩm giảm 0,07%, còn lại lương thực tăng 0,35% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,27%.
Ở nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, bao gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, chỉ số giá tăng mạnh 2,18% cho thấy tác động của điều chỉnh giá điện, nước và nhiên liệu đã tác động mạnh mẽ lên chỉ số giá chung của nhóm này.
Đồng thời, việc tăng giá ở nhóm này cũng đặt ra vấn đề về việc đảm bảo mức sống cho người dân lao động và công nhân nghèo giữa bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp liên tục phải cắt giảm lương và thu nhập cho nhân viên. Những đối tượng này vốn phải đi thuê nhà và chịu các mức phí đối với các hàng hóa này cao hơn so mức bình quân .
Không nằm trong rổ tính giá, tháng này giá vàng tạo "sóng" lớn khi tăng 5,25% so tháng trước. Chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,06%.
Lạm phát tăng đột ngột và trở nên quá nóng
Trao đổi với Dân trí, TS Vũ Đình Ánh đánh giá, mức tăng giá như tháng này là "cao quá, chịu không nổi". Bởi theo ông, tính ở thời điểm tháng 9 hàng năm thì việc CPI tăng 2% thì đã là mức cao nhất từ trước đến nay và chưa bao giờ CPI tháng 9 cao như vậy, bình thường chỉ dưới 1%. Đây cũng là mức tăng chỉ số giá cao nhất từ đầu năm.
"Như vậy, có thể nhận định là lạm phát đột ngột trở nên quá nóng và vấn đề lạm phát lại trở thành vấn đề lớn nhất của kinh tế vĩ mô Việt Nam từ giờ đến hết 2012, thậm là còn chuyển sang cả năm 2013" - chuyên gia kinh tế độc lập Vũ Đình Ánh đánh giá.
Ông cũng cho rằng, về điều hành giá cả một lần nữa lại đặt ra vấn đề cho thấy, rất thiếu sự phối hợp giữa chính sách giá với các chính sách khác khi mà không chỉ giá nguyên vật liệu đầu vào mà ngay cả giá cả ở những dịch vụ công liên quan đến giáo dục, y tế cũng tăng đột biến.
"Thời điểm điều chỉnh giá chưa phù hợp đã gây ra hiệu ứng cộng hưởng giá giữa các mặt hàng với nhau, khuếch đại lạm phát lên bất ngờ, vượt xa so với dự tính ban đầu là chỉ khoảng 1% so với tháng 8. Thực tế, CPI hơn gấp đôi dự tính là rất đáng lo ngại" - TS Ánh cho hay.
TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của ĐH Quốc gia cũng cho rằng, lạm phát đang có nguy cơ bùng phát trở lại và có nhiều nguyên nhân, rủi ro đáng lo ngại. Chúng ta đã kiềm giữ lạm phát trong một thời gian dài, hiện nay lại điều chỉnh hành chính một loạt mặt hàng trọng yếu và đã khiến chỉ số giá tăng mạnh trở lại vào thời điểm hiện nay. Đặt trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, TS Thành cũng bay tỏ mối lo ngại thâm hụt ngân sách không chỉ trong 2012 mà cả đối với 2013.
Mới đây, trong một báo cáo của Moody's Analytics, cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo, lạm phát Việt Nam sẽ có thể tăng trở lại trong những tháng tới do tác động của giá điện tăng và giá cả lương thực thế giới tiếp tục leo thang.
Theo Dantri
BV Việt Đức: Tai nạn giao thông tăng đột biến dịp nghỉ lễ BV Việt Đức (Hà Nội) cho biết, trong ba ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, số người nhập viện vì tai nạn giao thông (TNGT) tăng vọt, gần gấp đôi ngày thường. Đáng tiếc là nhiều trường hợp bị chấn thương sọ não, đa chấn thương nặng nề đều là những người trẻ tuổi. Cấp cứu liên tục Theo thống kê của BV...