Gia tăng căng thẳng trên chính trường Hàn Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 4/12, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức, đồng thời tuyên bố sẽ theo đuổi việc luận tội nếu nhà lãnh đạo này từ chối.
Trong cuộc họp nội các khẩn rạng sáng 4/12/2024 tại Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (ảnh) tuyên bố dỡ bỏ lệnh thiết quân luật ban bố tối 3/12. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Trong nghị quyết thông qua tại phiên họp khẩn cấp ở Quốc hội sáng cùng ngày, đảng DP nêu rõ: “Tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vi phạm Hiến pháp” và “mọi yêu cầu cần thiết cho việc ban bố tình trạng thiết quân luật đều không được tuân thủ”.
Cũng trong ngày 4/12, các hãng thông tấn Newsis và Yonhap đưa tin Chánh văn phòng Tổng thống Hàn Quốc và các thư ký cấp cao đã xin từ chức.
Đêm 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập làm tê liệt hoạt động của nhà nước. Sau đó, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu và thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật. Rạng sáng 4/12, sau khi Chính phủ phê chuẩn, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh này.
Trong diễn biến liên quan ngày 4/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoan nghênh quyết định hủy bỏ lệnh thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng Washington tiếp tục hy vọng các bất đồng chính trị sẽ được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng pháp luật.
Một người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng cho biết Chính phủ nước này ủng hộ việc Tổng thống Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh thiết quân luật và tôn trọng yêu cầu của Quốc hội Hàn Quốc về việc chấm dứt tình trạng này.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Seoul khuyến cáo công dân Mỹ ở Hàn Quốc nên tránh xa các khu vực đang diễn ra biểu tình.
Hàn Quốc trải qua một đêm 'hỗn loạn chính trị lớn nhất nhiều thập kỷ'
Ngày 4/12, các nhà lập pháp tại Hàn Quốc kêu gọi luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi ông bất ngờ ban bố thiết quân luật mà không thông qua Quốc hội, do đó gây ra sự hỗn loạn chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Nhân viên làm việc tại Tòa nhà Quốc hội sử dụng bình chữa cháy ngăn cản quân đội tiến vào bên trong. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP trích dẫn tuyên bố từ đảng Dân chủ (DP) đối lập - đảng đang chiếm đa số trong 300 ghế tại Quốc hội Hàn Quốc - đảng này kêu gọi Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chức ngay lập tức hoặc phải đối diện với việc bị luận tội.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng việc ông Yoon ban bố thiết quân luật là "hành vi vi phạm hiến pháp rõ ràng" do không tuân thủ theo bất kỳ yêu cầu nào. Đảng này gọi hành động của Tổng thống Hàn Quốc là "hành động nổi loạn nghiêm trọng và là bằng chứng vững chắc để luận tội ông".
Ông Lee Jae-myung, lãnh đạo đảng Dân chủ, khẳng định ông Yoon Suk-yeol đã "phản bội nhân dân" với lệnh thiết quân luật bất hợp pháp và vô giá trị. "Kể từ giờ phút này, ông Yoon không còn là Tổng thống Hàn Quốc," ông Lee tuyên bố ngày 4/12.
Ông Park Chan-dae, một thành viên cấp cao của DP tại Quốc hội, trong một tuyên bố cùng ngày có thái độ gay gắt hơn khi cáo buộc hành vi của ông Yoon là phản quốc. Ông cho biết: "Ngay cả khi thiết quân luật được dỡ bỏ, ông ấy cũng không thể tránh khỏi cáo buộc phản quốc. Cả quốc gia đã nhận ra rằng Tổng thống Yoon không còn có thể điều hành đất nước một cách bình thường nữa. Ông ấy nên từ chức".
Trong khi đó, ông Hwang Un-ha, lãnh đạo nhóm nghị sĩ đảng Tái thiết Hàn Quốc, khi trả lời các phóng viên sáng ngày 4/12 đã kêu gọi Quốc hội "tập trung vào việc đình chỉ ngay lập tức hoạt động tổng thống để thông qua dự luật luận tội sớm nhất có thể".
Ông Han Dong-hun, Chủ tịch đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền của ông Yoon, cũng yêu cầu Tổng thống đưa ra lời giải thích cho quyết định của mình, đồng thời yêu cầu ông sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun, người đã đề xuất lệnh thiết quân luật. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hiện chưa đưa ra bình luận.
Ông Han Dong-hun cũng gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hàn Quốc, đồng thời đưa ra cam kết sẽ làm tròn nghĩa vụ để giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế và ngoại giao cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ chân tướng sự việc và đảm bảo các quan chức liên quan tới việc này phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Quốc hội có thể luận tội Tổng thống nếu hơn 2/3, tương tương 200/300 nhà lập pháp, bỏ phiếu ủng hộ. Đảng Quyền lực Nhân dân của ông Yoon hiện kiểm soát 108 ghế trong khi đảng DP cùng một số đảng đối lập khác kiểm soát 192 ghế trong Quốc hội.
Nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội, ông sẽ bị tước bỏ các quyền hạn theo hiến pháp cho đến khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đưa ra phán quyết. Trong khoảng thời gian đó, Thủ tướng Han Duck-soo sẽ tiếp quản các trách nhiệm tổng thống của ông.
Người dân Hàn Quốc tập trung trước cổng Tòa nhà Quốc hội phản đối thiết quân luật ngày 4/12/2024. Ảnh: AP
Người dân Hàn Quốc đã trải qua một đêm không ngủ với nhiều biến động khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vào khoảng 9 giờ tối ngày 3/12 theo giờ địa phương bất ngờ ban bố thiết quân luật với nguyên nhân bảo vệ đất nước khỏi Triều Tiên và các lực lượng chống nhà nước ủng hộ Triều Tiên, đồng thời bảo vệ trật tự hiến pháp tự do của Hàn Quốc
Sau tuyên bố thiết quân luật của ông Yoon, quân đội Hàn Quốc đã tuyên bố các hoạt động của Quốc hội cũng như các đảng phái chính trị sẽ bị cấm, trong khi các phương tiện truyền thông sẽ nằm dưới sự kiểm soát của lệnh thiết quân luật.
Động thái này vấp phải sự phản đối lớn từ các đảng đối lập cũng như người dân. Nhiều người đã tập trung trước cổng Tòa nhà Quốc hội để biểu tình bày tỏ thái độ phản đối cũng như yêu cầu ông Yoon Suk-yeol từ chức. Có thời điểm, các nhà lập pháp cùng các nhân viên tại Tòa nhà Quốc hội buộc phải sử dụng bình chữa cháy cũng như sắp xếp các vật cản trước cửa sổ và cửa ra vào để ngăn quân đội tiến vào bên trong.
Tuy nhiên chỉ trong vòng vài giờ, Quốc hội Hàn Quốc, với 190 trong số 300 thành viên có mặt, vẫn có thể nhanh chóng thông qua một động thái yêu cầu Tổng thống dỡ bỏ thiết quân luật. Những người ủng hộ bao gồm cả 18 thành viên từ đảng cầm quyền. Tổng thống sau đó đã tuyên bố hủy bỏ thiết quân luật vào khoảng 4h30 sáng ngày 4/12 theo giờ địa phương,
Tại Washington, cả Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đều cho biết nước này không được thông báo trước về quyết định ban hành thiết quân luật của ông Yoon. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell cho biết chính quyền Mỹ đang theo dõi những diễn biến diễn ra ở Hàn Quốc với "mối quan ngại sâu sắc".
Sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol hủy bỏ thiết quân luật, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã bày tỏ thái độ hoan nghênh khi cho biết: "Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng các bất đồng chính trị sẽ được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng pháp luật".
Biểu tình yêu cầu bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 4/12/2024. Ảnh: AP
10 trợ lý cấp cao của tổng thống Hàn Quốc đồng loạt từ chức Chánh văn phòng tổng thống, cố vấn an ninh quốc gia... cùng nhiều phụ tá quan trọng khác của tổng thống Hàn Quốc đã đề nghị được từ chức hôm 4-12. Theo hãng tin Yonhap, đề nghị từ chức hàng loạt từ các trợ lý cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol được đưa ra sáng 4-12. Những người này bao...