Gia tăng ca mắc, Bỉ lo ngại làn sóng dịch COVID-19 mới
Việc gia tăng các ca nhập viện vì virus SARS-CoV-2 ở Bỉ khiến giới chức nước này lo ngại về một đợt bùng phát dịch mới vào đầu tháng Chín khi kỳ nghỉ hè kết thúc, học sinh quay trở lại trường học và người dân trở lại công sở.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bên cạnh số ca mắc mới đang gia tăng, thì sự tăng trở lại các ca nhập viện và chăm sóc đặc biệt là điều đáng lo ngại. Riêng Thủ đô Brussels, trong thời gian từ 10-16/8, mỗi ngày ghi nhận trung bình 14,9 trường hợp nhập viện, tăng 20% so với bảy ngày trước đó khi việc tiêm chủng (hai liều) tiếp cận 60% dân số trưởng thành.
Theo chuyên gia Jean-Christophe Renauld, thuộc Đại học công giáo Louvain ( UCLouvain), ít nhất hai yếu tố giải thích sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong mùa Hè. Lý do thứ nhất là việc dỡ bỏ các hạn chế và giảm sự tuân thủ các biện pháp giãn cách. Lý do thứ hai là việc người dân trở lại sau kỳ nghỉ. Theo các xét nghiệm thực hiện sau kỳ nghỉ, những người trở về từ Maroc và Thổ Nhĩ Kỳ, có tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao.
Chuyên gia Jean-Christophe Renauld cho rằng cũng như năm ngoái, tình trạng gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận khi kết thúc kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên năm nay, tỉ lệ mắc bệnh giảm hơn nhờ đã có vaccine. Nhà dịch tễ học này lưu ý: “Cần thực hiện mọi biện pháp để tăng tỷ lệ tiêm chủng càng nhanh càng tốt, đồng thời tăng cường các sáng kiến địa phương để khuyến khích người dân tiêm chủng và tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách”.
Video đang HOT
Theo nhà virus học Jean Ruelle, thuộc UCLouvain, vaccine hiện nay bảo vệ chống lại các dạng nghiêm trọng, thậm chí chống lại biến thể delta. Nhà khoa học này nói: “Tương lai ra sao thì chưa biết, nhưng trong một sớm một chiều chúng ta sẽ chưa phải đối mặt với một biến thể có thể loại bỏ hoàn toàn tác dụng của vaccine. Nhìn chung, đó sẽ là một hiện tượng tiến triển của virus, cần phải theo dõi chặt chẽ để có thể sửa đổi công thức của vaccine trong những năm tới”.
Ngày 20/8, Ủy ban tham vấn về COVID-19 của Bỉ sẽ nhóm họp để quyết định các biện pháp quản lỹ cuộc khủng hoảng sức khỏe cho giai đoạn 4 trong kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch bệnh COVID-19.
Theo Viện y tế công cộng Bỉ, trung bình mỗi ngày Bỉ ghi nhận gần 2.000 trường hợp mắc COVID-19 và 3,3 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca tử vong lên hơn 25.300 ca kể từ đầu mùa dịch.
Hiện nay, 83,16% người dân từ 12 tuổi trở lên ở Bỉ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 (hơn 8,3 triệu người) và 77,24% dân số đã được tiêm đủ 2 liều hoặc 1 liều duy nhất, tương đương hơn 7,3 triệu người.
Thái Lan mở rộng các biện pháp chống dịch sang nhiều khu vực
Ngày 3/8, Thái Lan đã gia hạn các biện pháp kiểm soát siết chặt hơn tại những khu vực có nguy cơ cao đồng thời mở rộng sang nhiều khu vực khác trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang đối mặt với sự gia tăng số ca mắc COVID-19.
Nhân viên y tế chuẩn bị chuyển một bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, ngày 30/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 cho biết trong 24 giờ qua, Thái Lan ghi nhận 18.901 ca mắc mới và thêm 147 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và không qua khỏi vì dịch COVID-19 lên lần lượt 652.185 ca và 5.315 ca.
Theo cơ quan này, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn tại 13 khu vực, trong đó có thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận, sẽ được gia hạn tới ngày 31/8. Nước này cũng quyết định áp đặt các biện pháp ngăn chặn COVID-19 siết chặt hơn tại 16 tỉnh khác từ ngày 3/8. Các biện pháp này bao gồm đóng cửa trung tâm mua sắm, hạn chế đi lại và áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm.
* Cùng ngày, Bộ trưởng điều phối Chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 (NIP) của Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết chính phủ nước này đang rất lạc quan về khả năng đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng trước cuối năm nay. Theo đó, đến ngày 31/8 tới, 50% người trưởng thành trên 18 tuổi của Malaysia sẽ được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu sau khi đến thăm trung tâm tiêm chủng vaccine lưu động tại Kampung, ông Khairy khẳng định đến ngày 31/8, 50% người Malaysia trưởng thành sẽ được tiêm đủ liều trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng đạt khoảng 500.000 mũi/ngày trong suốt 1 tuần qua, cùng với việc hiện tại 31% người trưởng thành đã được tiêm đủ liều. Bộ trưởng Khairy cho biết chương trình tiêm chủng đại trà sẽ sớm được mở rộng sang các bang khác, với sự ưu tiên dành cho người cao tuổi.
* Bộ Y tế Philippines (DOH) ngày 3/8 thông báo ghi nhận thêm 6.879 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 1.612.541 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 28.141 người sau khi có thêm 48 bệnh nhân không qua khỏi.
Philippines, quốc gia có dân số khoảng 110 triệu người, đang chạy đua để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh - được cho là nguyên nhân dẫn đến "sự gia tăng theo cấp số nhân" các ca mắc COVID-19 trong nước.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Philippines Rabindra Abeyasinghe cảnh báo hàng loạt mẫu xét nghiệm cho thấy các ca nhiễm biến thể Delta được ghi nhận ở nhiều vùng, nhiều thành phố và đây có thể là dấu hiệu cho thấy "sự lây nhiễm trong cộng đồng".
Philippines đã phát hiện 216 ca nhiễm biến thể Delta, trong đó có 9 ca tử vong. Thứ trưởng Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết tác động của biến thể Delta hiện đã được ghi nhận trên toàn quốc và tất cả các khu vực đều có dấu hiệu gia tăng số ca mắc. Theo ông, DOH "đang xem sự gia tăng ca mắc theo cấp số nhân là sự lây nhiễm trong cộng đồng".
Nga ghi nhận số ca nhiễm theo ngày cao nhất kể từ đầu năm Ngày 9/7, Nga thông báo nước này có thêm 25.766 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất trong ngày kể từ ngày 2/1 trong bối cảnh giới chức đang nỗ lực kiểm soát số ca bệnh gia tăng do biến thể Delta gây ra. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện...