Gia tăng bệnh viêm não vào mùa hè
Theo ghi nhận của các bệnh viện tuyến trung ương, số ca mắc bệnh viêm não, nhất là viêm não Nhật Bản đang có xu hướng gia tăng. Điều đáng nói ở đây đó là nhiều bệnh nhi dù đã kết thúc điều trị nhưng vẫn phải mang di chứng trầm trọng như liệt toàn thân hoặc trí tuệ sa sút.
Theo Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận gần 200 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2013, số ca mắc trên cả nước tăng 9%, tử vong giảm 2%. Năm 2013 có 3.854.311 lượt trẻ chiếm 92,9% đối tượng từ 1-5 tuổi được tiêm mũi 3 vắc xin viêm não Nhật Bản. Khảo sát tại khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy bệnh nhi viêm não vào viện bắt đầu tăng từ đầu tháng 6.
Tại Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện nhi Trung ương và khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, rất nhiều trẻ em phải nhập viện để điều trị các bệnh viêm não. Các bác sĩ cho biết, có nhiều trường hợp chỉ vì bố mẹ không phản ứng nhanh, chủ quan với bệnh của con khiến con không được điều trị kịp thời khiến bệnh nặng hơn dẫn tới biến chứng yếu chi, liệt nửa người, nặng hơn là tàn phế, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Ví dụ như trường hợp con trai của Thiếu tá Phạm Văn Hướng (sinh năm 1969), y sĩ của Nhà giàn DK1-20 và chị Ngô Thị Hiên (sinh năm 1974) là giáo viên công tác tại Trường tiểu học Hiệp Hòa (huyện Kinh Môn, Hải Dương). Đã 2 tháng nay, bé Quang Tùng nằm mê man bất tỉnh trong bệnh viện Nhi. Được biết, trước đây, khi bé có những biểu hiện sốt cao, nôn ói, gia đình cứ nghĩ bé bị cảm thông thường nhưng càng ngày bé có biểu hiện lạ như: hay quên, có cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu dữ dội, ăn liên tục không biết đói, không nhớ là mình đã ăn rồi, co giật… anh chị đưa con đi khám mới biết con bị viêm não – tổn thương thùy não trái từ lúc nào…
Viêm não là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, gây nên các phản ứng như sốt cao và gây tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm thường có 400 – 600 ca viêm não, trẻ mắc viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10% trong số đó.
Còn khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu hè tới nay, cũng tiếp nhận điều trị cho hơn 10 trẻ mắc bệnh viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thời gian gần đây cũng đã tiếp nhận gần chục ca viêm màng não nhập viện.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Chưa có thuốc đặc trị
Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do vi rút gây ra. Bệnh có đặc tính lâm sàng là sốt cao, hội chứng nhiễm độc toàn thân với sự phát triển của viêm não nặng, để lại nhiều di chứng nặng nề và có tỉ lệ tử vong cao.
Lứa tuổi nào cũng có thể mắc viêm não Nhật Bản, nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 15 tuổi.
Biểu hiện khi mắc bệnh trẻ sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, kèm theo đau đầu, sau đó xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè nhiều đờm nhớt, nôn mửa và mê man. Trẻ nhỏ có thể chết do suy hô hấp, trụy tim mạch. Nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng bị những di chứng với nhiều mức độ nặng nhẹ như: bại liệt, không nói được, mất trí nhớ, cử động dị thường ngoài ý muốn, động kinh,…
Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các bác sĩ chỉ điều trị hỗ trợ triệu chứng, chống phù não và chờ bệnh nhân tự hồi phục. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm phòng vắcxin. Nhưng thực tế điều trị tại các cơ sở y tế cho thấy, nhiều trẻ mắc bệnh và biến chứng nặng đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ như khuyến cáo của Bộ Y tế (mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi).
Để chủ động giảm tối đa số ca mắc, tử vong và biến chứng do viêm não Nhật Bản, năm 2014 là năm đầu tiên Dự án tiêm chủng mở rộng thực hiện tiêm phòng vắcxin viêm não Nhật Bản cho trẻ dưới 5 tuổi ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố.
Hà Nội sẽ triển khai tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi. Theo đó, trẻ em có mốc sinh từ ngày 1/1/2011 đến 31/5/2013 sẽ trong diện được tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Dự kiến thời gian triển khai tiêm đợt 1 từ ngày 22-23/6 sẽ tiêm mũi 1 cho trẻ chưa tiêm lần nào và những trẻ đến lịch tiêm từ mũi 2 trở lên; đợt 2 từ ngày 29-30/6 sẽ tiêm mũi 2 cho trẻ đã tiêm mũi 1 và tiêm vét cho các đối tượng bỏ sót chưa được tiêm trong đợt 1.
Ngoài việc chủ động tiêm phòng cho trẻ, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần áp dụng những biện pháp phòng bệnh như ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt; thực hiện vệ sinh môi trường, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng để giảm vật trung gian truyền bệnh; giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và tuân thủ nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm…
Theo Vnmedia
Triệu chứng và cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao.
Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector (vật chủng trung gian) chính. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao.
Triệu chứng bệnh
Thời kỳ ủ bệnh là 1 - 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ và có khi tới 14 ngày. Thường ít có triệu chứng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ và lú lẫn.
Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở não, não và rối loạn thần kinh thực vật. Đối với dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là cứng gáy và dấu hiệu Kernig. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều mặt như co cứng cơ, co vặn, cơn quay mắt quay đầu, co giật, động cơn, run, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.
Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề: nhiệt độ giao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.
Những triệu chứng nổi bật của viêm não Nhật Bản trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu màng não, não và rối loạn thần kinh thực vật.
Trong các trường hợp nặng tiến triển đến tử vong, thường thấy sốt trên 40 độ C kèm với các rối loạn thần kinh thực vật nặng nề. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 8 của giai đoạn cấp. Với các bệnh nhi sống sót có thể để lại các di chứng thần kinh tâm thần.
Hậu quả của bệnh
Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Hướng điều trị
Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt...). Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.
Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Cách phòng bệnh
Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh VNNB phải là công tác tổng lực baogồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác...
Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.
Nhưng biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Cảnh giác viêm não Nhật Bản đang vào mùa Theo các chuyên gia y tế, tháng 6 đến tháng 8 là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở các tỉnh phía Bắc. Hiện một số bệnh viện đã ghi nhận các ca viêm não Nhật Bản. Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước ghi nhận 280 trường hợp mắc viêm não, trong...