Gia tăng bệnh về mắt, cảnh báo những sai lầm khi chăm sóc mắt
Số người mắc bệnh về mắt có chiều hướng gia tăng do thời tiết đang vào giai đoạn trời nóng, nồm ẩm cùng với đó là ô nhiễm khói bụi khiến nhiều người mắt bị dị ứng mắt, viêm kết mạc dị ứng và viêm kết mạc cơ địa. Đáng lưu ý, không ít bệnh về mắt hay chấn thương mắt có thể để lại hậu quả lâu dài, nguy hại nếu như người bệnh sai lầm trong việc chăm sóc mắt, hay tự mua thuốc điều trị.
Theo Bệnh viện Mắt trung ương, gần đây, số người tới khám các bệnh về mắt có chiều hướng tăng cao, với trung bình mỗi ngày khoảng 1.600 bệnh nhân, thậm chí có ngày lên tới gần 3.000 người bệnh, tăng gấp đôi so với trước đó.
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, phần lớn người bệnh tới khám, điều trị bệnh về mắt thời gian này là bị dị ứng, đau mắt đỏ và khô mắt. Nguyên nhân gây bệnh là do đang vào giai đoạn chuyển mùa nên thời tiết có sự pha trộn nồm ẩm của mùa xuân và nóng bức của mùa hè, cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi tại nhiều đô thị. Ngoài ra việc chọn thuốc mắt không an toàn hay sử dụng không đúng cách cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh về mắt.
Thời tiết thay đổi làm nhiều người bị dị ứng mắt
Các bác sĩ chuyên khoa mắt cảnh báo, vào giai đoạn những tháng đầu năm, nhiều người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân. Đó là lúc mắt bị ngứa, đỏ mắt, hay thậm chí chảy nước mắt kèm theo nhiều ghèn, thường tái phát.
Viêm kết mạc là một dạng bệnh về mắt gây ra do nhiễm khuẩn hay còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ, gây khó chịu, đỏ mắt hay kích thích mắt. Đa số viêm kết mạc là do vi khuẩn gây ra.
Trong khi đó, viêm kết mạc mùa xuân lại là một dạng viêm do dị ứng. Vào mùa hè, không ít người lại mắc hội chứng khô mắt, với các biểu hiện: cay mắt, cảm giác buốt như kim châm, dụi mắt, chói mắt, có các vệt sáng qua mắt thất thường, trào nước mắt. Vì luôn cảm thấy khó chịu trong mắt nên những người bị khô mắt thường giảm tập trung công việc, giảm năng suất lao động.
Video đang HOT
Nếu không được điều trị, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, nặng hơn, làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.
Bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương thăm khám cho một bệnh nhi bị viêm giác mạc
Theo bác sĩ Hoàng Cương, một số bệnh về mắt hay chấn thương mắt có thể để lại hậu quả nguy hiểm kéo dài. Để phòng ngừa các bệnh về mắt, mọi người cần thường xuyên có thói quen vệ sinh tay, mắt bằng nước sạch, cần ý thức rõ ràng làm sạch mắt là điều cần thiết, quan trọng để phòng bệnh. Khi bị bụi hoặc nước bẩn bắn vào mắt có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh lấy tay dụi mắt.
Hàng ngày, nên làm sạch mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 6-8 tiếng/lần, hoặc tối thiểu là 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, đây cũng là biện pháp rất hiệu quả phòng tránh khô mắt.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo, hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo, thậm chí cả thuốc nhỏ mắt sản xuất thủ công, chất lượng không an toàn.
Vì vậy, người dân khi mắc bệnh về mắt, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa, không tự kê đơn, tự mua thuốc điều trị nhằm phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
MINH KHANG
Theo SGGP
Nữ sinh 16 tuổi suýt mù vì dụi côn trùng bay vào mắt
Bất ngờ bị côn trùng bay vào mắt trên đường đi học về, nữ sinh 16 tuổi ra sức dụi mắt để lấy dị vật nhưng chỉ một lúc sau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt liên tục, mắt nhìn mờ.
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết gần đây viện tiếp nhận một số trường hợp bị côn trùng bay vào mắt nhưng do xử lý không đúng cách đã khiến bệnh nhân bị giảm thị lực. Điển hình là trường hợp một nữ bệnh nhân 16 tuổi ở Hải Dương nhập viện trong tình trạng mắt phải sưng nề, phù mắt đỏ, thị lực chỉ còn 3/10.
Nhiều trường hợp bị mắt bị nhiễm trùng nặng do xử lý dị vật không đúng cách - Ảnh minh họa
Bệnh nhân cho biết lúc đang đi học về mất ngờ bị côn trùng bay vào mắt. Nữ sinh này đã dừng xe, nhờ bạn "thổi" vào mắt để côn trùng bay ra nhưng không được. Vì mắt cộm và khó chịu nên cô đã dụi mắt liên tục để côn trùng "trôi" ra nhưng do dụi mạnh quá, côn trùng bị nát trong mắt và bám vào màng mắt gây kích ứng. Về nhà, cô gái đã ra hiệu thuốc mua nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt để nhỏ cho mắt bớt đỏ nhưng sau hơn 2 ngày tự chữa mắt nữ sinh này sưng vù nên được gia đình đưa tới bệnh viện.
Theo bác sĩ Cương, tình trạng dị vật bay vào mắt như côn trùng, bụi, phấn hoa... gặp khá phổ biến ở các cơ sở chuyên khoa mắt nhưng điều đáng nói là việc xử lý hầu hết đều không đúng cách. "Khi dị vật bay vào mắt, phản ứng đầu tiên của nhiều người thường có phản xạ dụi mắt liên tục đến khi cảm thấy dễ chịu hơn hoặc nhờ người khác "thổi" dị vật ra ngoài. Tuy nhiên điều này sẽ khiến dị vật bị cọ sát mạnh với mắt làm rách giác mạc. Nếu chẳng may do dụi mạnh khiến côn trùng nát và mắc rong mắt càng khiến chúng tiết nhiều độc tố hơn, thậm chí lông của côn trùng có thể xuyên sâu rất khó lấy ra và gây viêm nhiễm, suy giảm thị lực. Nếu là kiến ba khoang hay phấn bướm thì nguy cơ bị bỏng giác mạc rất cao. Ngoài ra, việc nhờ người khác thổi vào mắt cũng có nguy cơ gây viêm nhiễm mắt vì trong nước bọt của người thổi có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, có thể xâm nhập khi thổi vào mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương nên dẫu chỉ là hạt cát, bụi hay côn trùng, hoá chất... bay vào đều có khả năng làm nhiễm trùng mắt, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm cho mắt nhất là trẻ nhỏ.
Do đó, sơ cứu đúng cách vô trùng quan trọng. Đơn giản nhất là chớp mắt liên tục bởi đây chính là cách tốt để loại bỏ các dị vật nhỏ, khi nước mắt chảy ra sẽ loại bỏ sạch các dị vật nhỏ trong mắt trôi ra một cách tự nhiên. Trong trường hợp ở nhà có thể nhúng bên mắt có dị vật vào một bát nước sạch và chớp liên tục để dị vật trôi ra, tuyệt đối không dụi mắt. Sau đó, dùng nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt có thành phần Natri clorid 0,9% để tra mắt. Có thể tra liên tục 3- 4 lần sau đó để loại bỏ hoàn toàn dị vật, nhất là với những trường hợp bị côn trùng bay vào mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu rửa trôi dị vật mà mắt vẫn khó chịu nên đến các cơ sở y tế
Đối với dị vật lớn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để dị vật ra khỏi mắt. Trên đường đến cơ sở y tế cần phải che mắt bằng vải ẩm. Không dụi mắt hoặc chà miếng vải lên mắt, chỉ cần giữ miếng vải ở đó để bảo vệ mắt. Trường hợp bị hoá chất bắn vào mắt nên ngâm hẳn mắt vào thau nước sạch hoặc dưới vòi nước trong khoảng 15-20 phút để loại bỏ hóa chất rồi đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Bác sĩ Cương cũng lưu ý nhiều người mắt thường rửa mắt bằng cách nhở nước muối sinh lý. Tuy nhiên khi sử dụng nước muối để rửa mắt hàng ngày cần phải lựa chọn phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, không chất bảo quản để sử dụng cho chăm sóc mắt để an toàn vì mắt là cơ quan nhạy cảm, dễ phản ứng, dị ứng.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp thấy mắt đỏ sau khi bị dị vật đã tự ý mua và nhỏ các thuốc kháng sinh có thành phần corticoid (như dexamethason) để nhỏ. Một số bệnh nhân cho biết họ chỉ cần nhỏ vài giọt thuốc này đã cảm thấy rất dễ chịu, bớt cộm nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc bề mặt, mỏng lớp giác mạc, suy giảm thị lực và những tổn thương này thì không thể cứu vãn.
Các bác sĩ cũng cho biết thực tế đã có những hợp chỉ vì vài hạt bụi hay côn trùng bay vào mắt mà đã có người phải múc mắt do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để nhỏ mắt mà không đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, bác sĩ Hoàng Cương cũng khuyến cáo mỗi người cần sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt riêng, kể cả nước muối sinh lý để tránh lây chéo, nhiễm khuẩn các bệnh về mắt cho nhau.
N.Dung
Theo Người lao động
Sử dụng thuốc theo đơn cũ, bé 7 tuổi suýt mù mắt Gia đình sử dụng thuốc theo đơn cũ để tra mắt cho bé. Khi đến bệnh viện, bé chỉ còn nhìn được bóng bàn tay của mình. Theo các bác sĩ, việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể gây mù vĩnh viễn. Ngày 14/4, bác sĩ Hoàng Cương (BV Mắt TƯ) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị...