Gia tăng bệnh nhân mắc viêm não do nắng nóng
Thời gian gần đây, Hà Nội nói riêng và cả nước bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C. Với điều kiện thời tiết như hiện nay, rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gia tăng, đặc biệt là các bệnh viêm não ở trẻ nhỏ dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Nguy cơ liệt nửa người do viêm não
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em đã ghi nhận gần 100 ca viêm não các loại, trong đó có 2 ca viêm não Nhật Bản.Đơn cử, vừa qua, Bệnh viện đã khám và điều trị cho bệnh nhi V.T.K (10 tuổi, Hải Dương) bị liệt nửa người do viêm não Nhật Bản.
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhi bị viêm màng não.
Theo gia đình bệnh nhi, thấy con trai kêu sốt, đau đầu, nôn chị Vân (mẹ cháu K) nghĩ con chỉ bị ho, sốt bình thường. Cho con uống thuốc hạ sốt, chị thấy cơn sốt hạ, con hết đau đầu nên nghĩ con chỉ bị bệnh thông thường. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 trẻ có biểu hiện sốt cao trở lại, kèm theo co giật. Lúc này gia đình vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Hải Dương. Được một ngày, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bé trai được điều trị tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em. Tình trạng của trẻ đã ổn nhưng có di chứng giảm chức năng vận động, cần 6 tháng đến 1 năm mới có thể phục hồi.Thạc sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi K nhập viện trong tình trạng rất nặng, thở oxy qua mask (mặt nạ), ý thức li bì, bắt đầu có xu hướng hôn mê, tăng áp lực sọ não.
Video đang HOT
Trẻ được điều trị theo phác đồ viêm não, chống phù não, hạ sốt chống co giật…Hai ngày đầu, dù được điều trị tích cực nhưng tình trạng của trẻ vẫn nặng lên, phải thở máy, đặt máy đo áp lực nội sọ liên tục nhằm phát hiện sớm các cơn tăng áp lực nội sọ, điều trị can thiệp tránh tổn thương não.Sau hai ngày, áp lực nội sọ mới ổn định, sau đó trẻ được rút ống nội khí quản, tự thở, tự ăn, tự đi vệ sinh được. Sau 10 ngày điều trị, trẻ đã có thể xuất viện tiến hành phục hồi chức năng vì vẫn còn yếu tay, chân bên trái… Dự kiến sau xuất viện, bé sẽchuyển sang Bệnh viện Châm cứu Trung ương để phục hồi chức năng.
Chia sẻ thêm về căn bệnh nguy hiểm này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận gần 100 trường hợp trẻ bị viêm não, trong đó có 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, còn lại viêm não do herpes, virus khác. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác vì mùa hè là mùa cao điểm của viêm não Nhật Bản (tháng 5-7).
Tại nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, viêm não do virus herpes chiếm hàng đầu. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng nổi lên nhiều bệnh nhân viêm não do herpes, tuy nhiên số liệu phân tích và nghiên cứu cho thấy viêm não Nhật Bản vẫn đứng hàng đầu.”Điều đáng nói trong những năm gần đây ghi nhận bệnh ở một số trẻ lớn, tình trạng nặng. Qua khai thác, hầu hết trẻ đều chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Có trường hợp trẻ lớn tuổi đã tiêm 3 mũi nhưng chưa tiêm nhắc lại”- bác sĩ Lâm nói.
Tiêm phòng để ngừa bệnh hiệu quả
Theo bác sĩ Lâm, thường sau khi tiêm đủ ba mũi phòng viêm não Nhật Bản, trẻ phải tiêm nhắc lại 3-5 năm cho đến khi 15 tuổi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ đã lớn lại bỏ qua mũi tiêm nhắc lại này. Như trường hợp bệnh nhi K ở Hải Dương là một ví dụ. Tiến sĩ Lâm cho biết về nguyên tắc, sau khi tiêm 3 mũi, sau 3-5 năm trẻ cần tiêm nhắc lại cho đến 15 tuổi. Bệnh nhi này đã được tiêm 3 mũi, song mũi 3 cách mũi 2 hơi dài (cách nhau 2 năm, trong khi theo lịch là 1 năm), sau đó trẻ không hề tiêm nhắc lại. Đó là trường hợp điển hình của tiêm không đầy đủ và không nhắc lại theo đúng phác đồ của Bộ Y tế
Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng chỉ ra những dấu hiệu để cha mẹ phân biệt được giữa sốt virus với sốt do viêm não. Theo đó, sốt virus có triệu chứng sốt, nôn, đau đầu. Nhưng sốt do viêm não thường sốt rất cao, cấp tập 1-2 ngày, đau đầu nhiều, thường nôn vọt không liên quan đến bữa ăn. Thêm nữa, trẻ viêm não cũng kèm theo rối loạn ý thức từ ngủ gà, lơ mơ, li bì, thậm chí hôn mê.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: Nếu trẻ sốt cao, co giật, nôn vọt không liên quan đến bữa ăn và có dấu hiệu rối loạn ý thức, cha mẹ cần cho con đến ngay cơ sở y tế vì đó là dấu hiệu của viêm não, rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
“Tùy mức độ rối loạn ý thức của bệnh nhân mà thể hiện bệnh nặng hay nhẹ. Những di chứng của viêm não virus nói chung rơi vào 25-40%, nặng khiến trẻ mất chức năng vận động, nằm tại chỗ và gần như phải có người chăm sóc suốt đời, nhẹ là động kinh, điếc, kém giao tiếp.Những trẻ có biểu hiện co giật, liệt khu trú để lại di chứng nặng nề hơn. Với di chứng nhẹ, sau đó trẻ có thể phục hồi nhưng với di chứng nặng, nếu trẻ có thể phục hồi thì cũng chỉ đạt được mức độ trẻ tự phục vụ sinh hoạt cá nhân”- bác sĩ Lâm cảnh báo.
Hiện nay, có khoảng 50-60% ca viêm não có thể xác định được căn nguyên, còn lại tới 40% không tìm ra nguyên nhân. Di chứng cao nhất hiện nay gặp là di chứng trong viêm não herpes và viêm não Nhật Bản. Tỷ lệ tử vong do viêm não là 5-7%.Với viêm não herpes, hiện đã có thuốc điều trị, nên nếu bệnh nhi đến sớm sẽ được điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng. Với viêm não Nhật Bản, hiện chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu nhưng đã có vắc xin phòng bệnh, vì thế cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng và đủ thời gian.
Viêm não Nhật Bản là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh chủ động, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất (tiêm đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại).Lịch tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em 1-5 tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng: Lần 1, khi trẻ đủ 1 tuổi; lần 2, khi trẻ đủ 1-2 tuần sau lần tiêm 1; lần 3 khi trẻ được 1 năm sau lần tiêm thứ 2. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, 3 mũi tiêm chủng này chỉ có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. Do đó các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-5 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.
Ngoài ra, để phòng viêm não Nhật Bản cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy.
Bệnh Covid-19 không liên quan đến sốt xuất huyết, không quá lo "dịch chồng dịch"
Theo bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thông tin về việc bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa hè sẽ gây ra nguy cơ "dịch chồng dịch" trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc là không đủ cơ sở.
Trẻ mắc viêm não, sốt xuất huyết... gia tăng trong mùa hè
Sáng 29-5, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tính đến ngày 25-5, toàn thành phố ghi nhận 155 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 55,5% so với cùng kỳ 2019. Tuy vậy, đây là thời điểm dịch SXH ở phía bắc bắt đầu "vào mùa" do thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh SXH phát triển.
Thực tế vài tuần gần đây, số bệnh nhân SXH nhập viện điều trị tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội có xu hướng gia tăng hơn. Chẳng hạn, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới ghi nhận 2 trường hợp mắc SXH nhập viện, đều là thanh niên trẻ tuổi.
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thông thường đỉnh dịch của SXH ở Hà Nội sẽ rơi vào thời điểm điểm tháng 6, 7 hàng năm. Do đó, thời điểm này, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh.
Nói về nguy cơ "dịch chồng dịch" trong bối cảnh dịch Covid-19 như một số thông tin gần đây, TS Nguyễn Kim Thư cho rằng, đường lây truyền của Covid-19 và bệnh SXH là hoàn toàn khác nhau (đường hô hấp và đường muỗi đốt).
Vị bác sĩ này phân tích, dịch Covid-19 ở nước ta đã được kiểm soát tốt, trong khi năm nay cũng không phải chu kỳ dịch SXH. Vì thế, nếu người dân có ý thức phòng tránh muỗi đốt thì không có khả năng "dịch chồng dịch".
Bên cạnh dịch bệnh truyền nhiễm, vào thời điểm mùa hè, các bác sĩ cảnh báo một số bệnh dễ gia tăng, nhất là "tấn công" mạnh vào đối tượng trẻ nhỏ như: viêm não, viêm não Nhật Bản, bệnh lý về đường hô hấp. viêm tai giữa...
Bác sĩ chỉ cách phân biệt sốt, đau đầu thông thường và do viêm não Triệu chứng ban đầu của viêm não là sốt, nôn, đau đầu. Đây là cũng biểu hiện của nhiều bệnh gặp trong mùa hè trong đó có sốt virus. TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết chẩn đoán viêm não không khó, triệu...