Gia tăng bệnh nhân bị rắn độc cắn
Thời điểm này, tại Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai, lượng bệnh nhân vào cấp cứu do bị rắn độc cắn tăng cao, nhiều đêm có tới 4-5 trường hợp nhập viện. Theo các bác sĩ, hiện đang là mùa sinh sản của rắn nên cũng là thời điểm số người bị rắn tấn công tăng nhiều nhất trong năm.
Bệnh nhân bị rắn độc cắn phải truyền tới 46 lít máu để cấp cứu
Suýt tử vong vì rắn cắn
Mới đây, Trung tâm chống độc – BV Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân H., 20 tuổi, ở Thường Tín (Hà Nội) bị rắn cạp nia tấn công trong lúc đi tập thể dục buổi tối. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch với biểu hiện sụp mi, đồng tử giãn to, hôn mê, co giật, khó thở, liệt cơ toàn thân…, nguy cơ tử vong cao. Nhờ được cấp cứu kịp thời nên hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Trước đó, vào cuối tháng 8-2013, BV này đã cứu sống 2 ca bệnh rất nặng do bị rắn cắn, trong đó một bệnh nhân ở Hà Giang đã phải truyền lượng máu lên tới 46 lít. Trường hợp khá thương tâm khác là bệnh nhân Nguyễn Thị Kh. (SN 1953, ở Duy Tiên, Hà Nam) bị rắn cạp nia cắn vào cổ tay phải, nhập viện trong tình trạng thập tử nhất sinh. Vừa được cứu sống qua cơn nguy kịch, tiên lượng còn rất xấu và phải tiếp tục nằm máy thở nhưng gia đình bệnh nhân đã xin cho bệnh nhân về vì… không còn khả năng trả tiền điều trị.
TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai cho biết, vào mùa mưa, số ca bị rắn cắn nhập viện bao giờ cũng tăng mạnh, cao điểm nhất là tháng 8-10 hàng năm. Không chỉ người dân ở khu vực nông thôn mà ngay cả trong các khu vực nội thành cũng có trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn, rối loạn nhịp thở, giảm phản xạ gân xương. Ở các tỉnh miền Bắc, nạn nhân bị rắn cạp nia cắn dẫn đến nguy kịch phổ biến nhất. Thống kê của Trung tâm Chống độc trong 2 năm qua, chỉ tính riêng số nạn nhân bị rắn cạp nia cắn, Trung tâm đã tiếp nhận tới 57 trường hợp…
Sơ cứu đúng cách
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc- BV Bạch Mai, tình trạng nguy kịch khi bị rắn cắn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như loại rắn cắn, kích cỡ con rắn, mức độ vết thương, số nhát cắn… Trong hầu hết các trường hợp nọc độc xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết và trở nên nhanh hơn khi cơ thể vận động. Do vậy, khi bị rắn cắn, người bị cắn cần hạn chế vận động để nọc độc chậm tấn công cơ thể. Biện pháp sơ cứu hợp lý khi bị rắn cắn là nhanh chóng cố định vết cắn bằng nẹp (chú ý không băng ép khi rắn lục cắn), rửa sạch vết cắn bằng dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước sôi để nguội pha ít muối hay xà phòng. Dùng ống hút hay bơm tiêm 5 ml để rút nọc. Sau đó lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, các bác sĩ Trung tâm Chống độc còn khuyến cáo, khi bị rắn độc cắn, người bệnh cần phải cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể các đồ dùng này sẽ gây chèn ép khi vùng tổn thương bị sưng nề. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường) để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay…). Đặc biệt không nên mất thời gian đi tìm thầy lang, thuốc lá để chữa trị vì có thể làm chậm thời gian cấp cứu, song nếu có sẵn các bài thuốc cổ truyền thì vẫn nên dùng và ngay sau đó phải đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt.
Duy Tiến
Theo ANTD
Đi thẳng từ bàn nhậu "tiệc tất niên" đến bệnh viện
Vui tới bến với bữa tiệc tất niên, không ít người vì không kiềm chế được mình, uống rượu vô tội vạ và phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu ngay trong những ngày đầu năm mới.
Mê rượu tất niên, đón Tết tại viện
Trong 3 ngày nghỉ lễ (từ ngày 29 đến hết ngày 1/1/2013), bên cạnh những ca cấp cứu vì ngộ độc hóa chất thường gặp, các bác sĩ tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cũng mệt lử người bởi các ca ngộ độc rượu.
Trong 3 ngày, Trung tâm chống độc tiếp nhận 7 trường hợp ngộ độc rượu. Ảnh: H.Hải
Tối 31/12/2012, sau khi đi uống rượu với bạn tiễn năm cũ, đón năm mới, trở về nhà khoảng chừng 3 tiếng đồng hồ thì Lò Văn Th (22 tuổi, Điện Biên) lên cơn co giật và được gia đình đưa vào BV Điện Biên cấp cứu. Bệnh nhân được chuyển xuống Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) ngay trong đêm. Rất may mắn, chàng thanh niên này bị ngộ độc rượu vì rượu ethanol thông thường chứ không phải rượu pha cồn công nghiệp methanol, nên sau một ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh và được xuất viện trưa ngày 1/1/2013.
Cũng trong đêm 31/12, một bệnh nhân 36 tuổi ở Hòa Bình ngộ độc rượu tới mức hôn mê, ngã dọc trên đường về nhà được người dân đưa vào BV tỉnh Hòa Bình và chuyển xuống Hà Nội ngay trong đêm. "Bệnh nhân uống quá nhiều, nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, hôn mê", BS Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết.
Trước đó một ngày (30/12), Trung tâm chống độc cũng tiếp nhận hai trường hợp ngộ độc rượu. Một là sinh viên ở Ứng Hòa, Hà Nội với biểu hiện nôn nhiều, co quắt chân tay sau uống rượu. Trường hợp còn lại là bệnh nhân Đỗ Quang H (22 tuổi, Long Biên, Hà Nội) với biểu hiện nôn ra máu.
Người nhà bệnh nhân H cho biết, bệnh nhân này sau chầu rượu tất niên với bạn bè từ hôm 29/12 về nhà tuy không bị hôn mê nhưng lại nôn rất nhiều, nôn ra máu và được đưa vào Trung tâm chống độc. "Sau một ngày anh ấy được ra viện, nhưng bác sĩ nói rượu gây ảnh hưởng nặng đến đường thực quản - dạ dày khiến anh nôn ra máu, nên còn phải đi kiểm tra nội soi dạ dày. Hôm nay được ra viện, nhưng trong dịp nghỉ lễ (chiều 1/1 bệnh nhân được xuất viện) nên lại đành về nhà, hôm sau tới viện soi. Vừa đầu năm chưa làm được gì đã phải nhập viện, chỉ mong việc xui này không vận vào gia đình cả năm", người nhà bệnh nhân H lo lắng nói.
Theo thống kê tại Trung tâm chống độc, ngày thường, thỉnh thoảng Trung tâm mới tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu. Nhưng trong 3 ngày nghỉ Lễ đã có 7 trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu.
Nhiều di chứng
Theo BS Chính, ngộ độc rượu không đơn giản như nhiều bệnh nhân nghĩ, giải rượu rồi lại tỉnh mà nó có thể để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, thậm chí là nguy kịch đến tính mạng.
Uống rượu quá nhiều, người bệnh say rượu và rơi vào trạng thái kích thích, bệnh nhân nói nhiều, mất kiểm soát, rất dễ nổi khùng, đánh nhau. Mức cao hơn đi nữa khi say rượu là bệnh nhân bị hôn mê, rồi co giật.
Tuy nhiên thực tế rất ít bệnh nhân uống nhiều đến mức co giật. Nguyên nhân không chỉ dừng lại ở việc chưa uống tới ngưỡng gây co giật, mà thực tế, có những người vì uống rượu thường xuyên nên đã nâng dần ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Chính vì thế, người nghiện rượu uống rất nhiều nhưng không co giật, nhưng họ lại bị bệnh khác.
"Uống rượu nhiều đến mức ngộ độc rượu rất nguy hiểm. Ví như trường hợp bệnh nhân ở Hòa Bình, chưa nói đến tác hại của ngộ độc rượu tới sức khỏe, mà ngay việc bệnh nhân uống nhiều đến mức ngã khụy trên đường về đã rất nguy hiểm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không được phát hiện, nếu người này đang đi xe với tốc độ nhanh...
Còn với ngộ độc rượu nặng rất nguy hại cho sức khỏe, nó gây ra hệ quả tiêu cơ. Những trường hợp này, gần giống như hội chứng vùi lấp trong lao động mà công nhân hầm mỏ hay gặp phải, đó là khi bị khối lượng lớn đất đá đè lên người gây hủy hoại các cơ bị dập nát (gọi là hội chứng vùi lấp). Những mảnh vỡ từ cơ dập nát gây ra tắc thận, suy thận. Bệnh nhân uống rượu nhiều, ngộ độc rượu nặng cũng gây ra hội chứng tiêu cơ vân do rượu. Những trường hợp này không điều trị có nguy cơ tử vong. Hay dù có giữ được tính mạng thì những người bệnh này cũng mang di chứng suốt đời, đó là từ một người khỏe mạnh bình thường trở thành bệnh nhân suy thận, phải sống nhờ lọc thận tại bệnh viện", BS Chính nói.
Tuy rượu bia nguy hiểm nhưng không thể cấm được bởi đó là một tập tục, phong tục truyền thống của người Việt. Vì thế, các bác sĩ đưa ra lời khuyên, uống rượu vui nhưng cũng cần có chừng mực và nên ý thức để tự hạn chế. Người dân cần lưu ý sử dụng những loại rượu có nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng loại rượu tự nấu vì không loại trừ có những loại rượu thực chất là pha cồn với rượu. Uống chỉ để vui chứ đừng uống vì sĩ diện, sống chết cũng cố uống. Khi thấy người uống rượu rơi vào tình trạng lẫn lộn, gọi không thưa, nói không ra tiếng, thở khò khè, vã mồ hôi thì nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
"Thực tế mọi người uống rượu ngày càng nhiều, đặc biệt lứa tuổi ngày càng trẻ. Tôi cho rằng có vai trò của gia đình trong việc để giới trẻ uống rượu. Nhiều khi chính cha mẹ, anh chị em khuyến khích cho con cái uống bởi "Cả năm mới có ngày Tết, uống một ly". Từ một ly cho vui đó với nhiều người dễ hình thành thói quen, đi với bạn bè cũng dễ dàng làm một ly rượu, rồi sẽ thành nhiều ly rượu. Mà bia rượu không tốt cho sức khỏe, nên mỗi người cần có ý thức để tự dừng ở mức độ vừa phải trước mỗi cuộc vui", BS Chính khuyến cáo.
Theo Dantri
Bí mật chiếc sừng hút độc rắn và loài 'quái thú' bí ẩn Các loài rắn độc gặp dinh rắn thì sợ hãi, thân cứng như khúc củi, không di chuyển được nữa, nó chỉ việc bò đến xơi tái. Sừng con dinh? Có một loài thú, dù nửa thực nửa hư, song rất nổi tiếng ở vùng Thất Sơn (Tịnh Biên, An Giang), đó là con dinh rắn. Đạo sĩ Ba Lưới, người sống 80...