Giá sản xuất tại Mỹ tăng cao kỷ lục
Chỉ số giá sản xuất ( PPI) của Mỹ trong tháng 3/2022 đã tăng ở mức cao nhất trong hơn 12 năm trong bối cảnh nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh.
Khách hàng chọn mua quần áo tại cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy lạm phát liên tục leo thang, có thể buộc Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED) phải mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/4 cho thấy trong tháng 3 vừa qua, PPI cho nhu cầu cuối cùng – đo lường những thay đổi về giá do các nhà sản xuất trong nước tính cho các nhà cung cấp và nhà bán lẻ, tăng 1,4%, mức cao nhất kể từ tháng 12/2009, sau khi tăng 0,9% trong tháng 2.
Video đang HOT
PPI tháng 3 của Mỹ tăng cao chủ yếu do giá năng lượng tăng 5,7%, chiếm một nửa mức tăng chung. Giá hàng hóa tăng 2,3%, bằng mức tăng trong tháng 2, trong khi giá thực phẩm tăng 2,4%. Giá dịch vụ tăng 0,9% sau khi tăng 0,3% trong tháng 2.
Cũng theo báo cáo trên, trong 12 tháng tính đến tháng 3/2022, PPI của Mỹ tăng 11,2% – mức tăng hằng năm lớn nhất kể từ tháng 11/2010. Mức tăng PPI hằng năm trong tháng 2 là 10,3%.
Trước đó một ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy lạm phát tại nước này đã tiếp tục tăng trong tháng 3, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,5% trong 12 tháng qua, mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981 tại Mỹ.
Đây được xem là bản báo cáo đầu tiên cho thấy tác động của cuộc xung đột tại Ukraine đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giá xăng tại Mỹ đã tăng 18,3% trong tháng 3, chiếm khoảng một nửa mức tăng chung của CPI. Chuyên gia kinh tế cấp cao Ben Ayers thuộc công ty dịch vụ tài chính và bảo hiểm Nationwide cho rằng tháng 3 có thể là tháng đỉnh điểm về lạm phát hằng năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, do lạm phát tăng mạnh, FED có thể sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng tới và sớm bắt đầu cắt giảm các chương trình mua tài sản.
Số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Indonesia tăng cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã ghi nhận 64.718 ca mắc COVID-19 trong ngày 16/2, cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu tháng 3/2020.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Lực lượng đặc trách chống COVID-19 thuộc chính phủ Indonesia cho biết, con số này vượt qua mức kỷ lục cũ 56.757 ca được ghi nhận vào ngày 15/7/2021 trong làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai do biến thể Delta gây ra.
Tỉnh Tây Java đứng đầu cả nước về số ca mắc mới với 15.196 ca, tiếp đến là thủ đô Jakarta (12.388 ca), tỉnh Đông Java (7.919 ca), tỉnh Banten (6.798 ca) và tỉnh Trung Java (4.991 ca).
Tính đến ngày 16/2, Indonesia đã xác nhận tổng cộng 4.966.046 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.375.234 bệnh nhân đã bình phục, 445.190 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà, và 145.622 ca tử vong.
Nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19, Tổng thống Joko Widodo đã kêu gọi người dân giữ bình tĩnh và duy trì kỷ luật trong việc thực hiện các quy định y tế của chính phủ, đồng thời giảm các hoạt động không cần thiết.
Lạm phát cao, FED có thể tăng lãi suất tới 4 lần trong năm nay Theo phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, lạm phát gia tăng có thể khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hành động quyết liệt trong tăng lãi suất năm nay, mạnh hơn những gì các nhà kinh tế dự báo. Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN Theo kênh CNBC, nhà kinh...