Giá rớt thê thảm, nông dân chặt bỏ thanh long
Theo thông tin từ một số hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, giá dưa hấu đang rớt thê thảm khiến nông dân lỗ nặng.
Nông dân Lâm Đồng cũng đang khóc ròng vì giá dưa hấu rớt thê thảm, chỉ còn khoảng 1.500 đồng/kg nhưng vẫn ít người mua.
Ông Nguyễn Thành Anh, HTX dịch vụ nông nghiệp Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), cho biết giá dưa hấu loại 1 hiện nay giảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, loại 2 còn 1.000 đồng/kg. Trong khi đầu vụ, giá dưa hấu bán tại ruộng 4.000-4.500 đồng/kg. Với mức giá 2.000 đồng/kg, nông dân trồng dưa lỗ 1.000 đồng/kg. Dù giá thấp nhưng thương lái vẫn không mua.
“Thời điểm này các năm trước, thương lái vào tận ruộng rẫy đặt cọc mua dưa thì năm nay đến ngày thu hoạch không ai đến mua. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá rớt thê thảm là do nguồn cung sản quá lớn dẫn đến dư thừa” – ông Anh than thở.
Cùng cảnh ngộ, thanh long ruột trắng, loại thanh long phổ biến và là thế mạnh của Việt Nam thời gian gần đây, giá cũng giảm mạnh. Hiện giá thanh long loại 1 chỉ còn 6.000-7.000 đồng/kg, loại 2, 3 còn 3.000-2.000 đồng/kg. Với mức giá này, theo ông Trương Quang An, Chủ nhiệm HTX Thanh long Tầm Vu (Châu Thành, Long An), người trồng lỗ 1.000-2.000 đồng/kg.
Giá dưa hấu giảm mạnh. Ảnh: TU
Video đang HOT
Trong khi đó, thanh long ruột đỏ lại tăng mạnh với giá bán hiện nay 50.000-60.000 đồng/kg. Do giá cao cộng với nhu cầu lớn từ Trung Quốc khiến nhiều nông dân chặt thanh long ruột trắng để trồng ruột đỏ. “HTX đã khuyến cáo nông dân không chặt bỏ thanh long ruột trắng để chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ. Lý do là thị trường tiêu thụ thanh long ruột đỏ không nhiều, chủ yếu là Trung Quốc, rất rủi ro” – ông An cho biết.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cũng cho rằng thanh long ruột đỏ chỉ có thị trường Trung Quốc mua vì có vị ngọt, màu đỏ đẹp, mua để chưng. Trong khi thanh long ruột trắng có vị thanh, ngọt dịu hơn, được châu Âu, Thái Lan và nhiều thị trường ưa chuộng.
“Tuy hiện nay giá thanh long ruột đỏ cao hơn so với thanh long ruột trắng nhưng nếu xét về sản lượng thì thanh long ruột trắng cho sản lượng trái nhiều hơn gấp 2-3 lần ruột đỏ. Bên cạnh đó, trồng thanh long ruột đỏ tốn nhiều chi phí, chăm sóc cũng kỹ lưỡng, vất vả hơn so với trồng thanh long ruột trắng” – ông Hiệp phân tích.
Từ đó ông Hiệp cảnh báo nếu ồ ạt chặt thanh long ruột trắng để trồng thanh long ruột đỏ, đến lúc nguồn cung tăng cao, Trung Quốc không mua nữa và không xuất khẩu được thì giá lại xuống 2.000-3.000 đồng/kg như thời điểm những năm trước đây. Thêm nữa, hiện tại Trung Quốc cũng đã trồng thanh long ruột đỏ với diện tích rất lớn bên nước họ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước như bán ở các tỉnh phía Bắc, vào các siêu thị… tạo ra cơ hội nâng giá bán lên, có lợi cho nông dân.
Theo_PLO
Hôm nay (1/1/2016): Chính thức tăng lương tối thiểu vùng
Từ ngày 1/1/2016, quy định lương tối thiểu vùng tăng thêm trung bình 12,4 % bắt đầu có hiệu lực. Việc tăng sẽ áp dụng trên cả 4 vùng, trong đó lương tối thiểu vùng 1 được tăng lên cao nhất: 3.500.000 đồng/tháng.
Mức tăng trung bình 12,4 %
Đối tượng thụ hưởng chính sách là người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
Quy định tăng lương được cụ thể hóa tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Nhóm đối tượng người sử dụng lao động được Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định là: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2016, như sau:
Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng;
Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng;
Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng;
Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.
Tính trung bình, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2015 khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng.
Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng như trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận...
Doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Năm mới, nhiều quyết định quan trọng có hiệu lực Quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng lương tối thiểu vùng... là những quyết định quan trọng sẽ có hiệu lực từ hôm nay (1/1/2016). Tăng lương tối thiểu vùng Bắt đầu từ ngày 1/1/2016, mức lương tối thiểu vùng đã tăng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao...