Giá rét buốt da, sương mù dày đặc, nhà nào ở Sơn La cũng đốt đống lửa to, trâu, bò không dám “ló mặt”
Từ 2, 3 ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Sơn La đột ngột giảm sâu, giá rét buốt da, xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, có nơi xuất hiện sương mù dày đặc.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khiến bà con các dân tộc vùng cao và vật nuôi co ro trong giá rét.
Do nhiệt độ bất ngờ tụt sâu, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện rét đậm, rét hại khiến cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn.
Nhất là đàn vật nuôi như: Trâu, bò, dê, gà, lợn… có nguy cơ bị chết cóng. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động bà con tích trữ lượng thức ăn, đốt lửa và che chắn chuồng trại cho vật nuôi.
Nhiệt độ tụt sâu, người dân phải nhóm lửa xua tan cái lạnh lẽo. Ảnh: Hà Hoàng.
Bếp lửa luôn là lựa chọn hàng đầu, để người dân sưởi ấm trong thời tiết buốt giá. Ảnh: Hà Hoàng.
Chia sẻ với PV, anh Hà Văn Vũ, thị trấn nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cho biết: ” 3 ngày hôm nay, do không khí lạnh tràn về xuất hiện sương mù khiến đời sống sinh hoạt của chúng tôi gặp không ít khó khăn. Nhiệt độ giảm kèm theo mưa xuyên ngày, xuyên đêm nên tôi không đi làm được, toàn phải ở trong nhà. Tôi sợ nhất là đàn gà mới nuôi trong chuồng bị chết cóng, mong sao vài ngày nữa trời sẽ tạnh mưa và nhiệt độ ấm lên”.
Vật nuôi được người dân nhóm lửa sưởi ấm. Ảnh: Hà Hoàng.
Người dân đang che chắn chuồng trại cho đàn bò để tránh bị chết cóng. Ảnh: Hà Hoàng.
Video đang HOT
Đợt rét này, có kèm theo mưa lớn, gió bấc và sương mù làm cái lạnh ở vùng cao như lạnh đến thấu xương.
Người dân, gia súc, gia cầm đều co mình lại chống chọi với giá rét. Tại các bản vùng cao nhiệt độ giảm từ 5 – 10 độ C như: Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu (Bắc Yên); thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu); huyện Vân Hồ… khiến người dân và trẻ nhỏ khi ra khỏi nhà đều mặc lồng thêm rất nhiều áo để giữ ấm cho cơ thể.
Bên cạnh đó, giữa thời tiết lạnh cắt da, cắt thịt, trẻ em ở các xã nghèo vùng cao Sơn La co ro trong những bộ quần áo mỏng manh, chân đi dép tổ ong, bàn tay lem nhem, nứt nẻ…
Tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La xuất hiện sương mù dày đặc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bà con. Ảnh: Hà Hoàng.
Quốc lộ 6 đoạn giáp giữa huyện Mai Châu (Hoà Bình) và huyện Vân Hồ (Sơn La) xuất hiện sương mù dày đặc, đường thì trơn trượt, người dân di chuyển qua đoạn đường này cần chú ý quan sát. Ảnh: Hà Hoàng.
Bếp lửa luôn là lựa chọn hàng đầu giúp bà con vùng cao, chống chọi với cái lạnh. Theo quan sát của phóng viên tại các xã, thị trấn, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La, chủ các phương tiện xe máy di chuyển trên đường hầu như đều chuẩn bị cho mình những chiếc áo phao dày, gang tay, áo mưa để giữ ấm mỗi khi ra đường.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khiến bà con các dân tộc vùng cao phải co ro trong giá rét. Ảnh: Hà Hoàng
Không khí lạnh tràn về, kèm theo mưa lớn trên diện rộng, khiến người dân di chuyển trên đường gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hà Hoàng.
Anh Cà Văn Phượng, tiểu khu 17 (phường Chiềng Sinh, tỉnh Sơn La) cho hay: Nếu trời trở lạnh không thôi thì không sao, đằng này còn đổ mưa lớn cả ngày lẫn đêm, càng làm cho nhiệt độ giảm thêm.
Để giữ ấm cho cơ thể, tôi đá mua 1 bộ áo phao dày để đi đường cho đỡ lạnh và an toàn. Gia đình tôi sống dựa vào nghề chăn nuôi là chủ yếu, nên tôi đã che chắn và nhóm lửa bên cạnh chuồng trại để vật nuôi không bị chết cóng. Thức ăn cho vật nuôi cũng được chất đầy tại kho, nên tôi cũng phần nào yên tâm trong mùa đông năm nay.
Rét thấu xương, người dân Sơn La ra vườn "đội mũ, mặc quần áo" cho cây trồng để làm gì?
Do không khí lạnh tràn về đột ngột, nhiệt độ giảm sâu chỉ còn 3 - 5 độ C, người dân huyện Mộc Châu, Sơn La phải căng giàn lưới bảo vệ và chăm sóc mận, dâu tây, mơ, xoài, rau, chè...
Những ngày gần đây, do tác động của không khí lạnh, nhiệt độ trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La liên tục giảm sâu và xuất hiện mưa lớn, có nơi sương mù dày đặc.
Để bảo vệ và chăm sóc cây trồng phát triển tươi tốt, nhiều bà con nông dân đã làm giàn lưới để ngăn ngừa sương muối và mưa đá.
Tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa Khen; tiểu khu 32 (thị trấn Nông trường Mộc Châu; xã Tân Lập, xã Phiêng Luông; xã Mường Sang... người dân đã làm sẵn giàn lưới để phòng tránh thiệt hại do giá rét, thiên tai gây ra.
Với thời tiết giá lạnh như hiện nay, anh Vũ Văn Lực sinh sống tại bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã sửa sang lại nhà lưới để che chắn cho vườn dâu tây không bị ảnh hưởng. Ảnh: Hà Hoàng.
Chia sẻ với PV, ông Kim Văn Dũng, bản 83 (xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu) biết: "Mấy ngày nay, thời tiết trở rét nhanh quá, để bảo vệ cây trồng không bị thiệt hại do giá rét gây ra, tôi đã đi mua màng lưới về làm giàn che chắn cho 1ha rau và 2 ha cây ăn quả. Tôi mong vài ngày tới, nhiệt độ ấm lên để bà con nông dân chúng tôi bớt lo lắng".
Theo tìm hiểu của PV, diện tích cây ăn quả toàn huyện Mộc Châu đạt trên 9.000 ha, sản lượng quả tươi năm vừa qua đạt trên 60.000 tấn, tăng 46%. Người dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất và từng bước phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Hiện nay toàn huyện có 429,8 ha diện tích được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, trong đó chủ yếu là các loại cây ăn quả, cây rau, hoa; gần 44 ha nhà kính, nhà lưới đã được xây dựng, chủ yếu là cho rau, hoa, dâu tây; diện tích được cấp chứng nhận VietGAP đạt gần 454 ha.
Tại thung lũng mận Nà Ka, người dân đã làm giàn lưới bảo vệ và chăm sóc cây trồng. Ảnh: Hà Hoàng.
"Thời tiết ngày càng diễn biết thất thường, để bảo đảm và nâng cao năng suất cây trồng, chúng tôi đã chỉ đạo các xã tuyên truyền vận động bà con mua lưới màng về che chăn cho vườn cây, ngăn ngừa sương muối và mưa đá, tránh làm thiệt hại đến cây trồng. Đối với vật nuôi chúng tôi nhắc nhở bà con, dùng bạt che chắn chuồng trại, đồng thời nhóm lửa để sưởi ấm cho đàn vật nuôi"- ông Trần Xuân Thành, Trưởng phòng NNPTNT huyện Mộc Châu chia sẻ.
Ông Trần Xuân Thành nhận định, năm 2021, mặc dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid - 19, dịch bệnh trên động vật và nhiều đợt thiên tai, nhưng ngành nông nghiệp huyện tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.
Công tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản được triển khai tích cực, hàng trăm tấn hoa quả đã được hỗ trợ tiêu thụ ngay cả trong những thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất, giúp người dân vượt qua khó khăn, vững tin lao động sản xuất.
Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng, khai thác, phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương.
Hiện nay trên địa bàn huyện Mộc Châu, cây cam đang bước vào vụ nở hoa kết trái. Chính vì vậy, do lo sợ giá rét ảnh hưởng đến cây trồng nên nhiều nhà vườn đã bỏ tiền mua lưới màng làm giàn che chắn cho vườn cây ăn quả. Ảnh: Hà Hoàng.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản của huyện Mộc Châu đã được cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, tạo điều kiện mở rộng thương hiệu các sản phẩm nông sản, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản được triển khai đồng bộ, quyết liệt, các chuỗi cung ứng nông sản an toàn ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng.
Công tác phòng chống dịch bệnh động vật được huyện Mộc Châu tăng cường, đến nay, toàn huyện đã có trên 47.000 con trâu, bò được tiêm vaccine viêm da nổi cục.
Bên cạnh đó, huyện Mộc Châu còn tổ chức phun tiêu độc, khử trùng cho các trang trại, hộ chăn nuôi, cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm với hơn 4.000 lít hóa chất.
Do không khí lạnh tràn về đột ngột, khiến nhiệt độ giảm sâu từ 3 - 5 độ C, người dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã căng giàn lưới để bảo vệ và chăm sóc cây trồng. Ảnh: Hà Hoàng.
Ông Long Trung Tâm, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết, giữa thời tiết giá lạnh như hiện nay, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi thật chu đáo. Tránh để cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng do giá rét, gây ảnh hưởng đến thu nhập và sinh kế về sau.
Người lao động ở Hà Nội trùm áo mưa, đốt lửa chống rét để mưu sinh Tại các con đường, góc phố, khu chợ ở Hà Nội, những công nhân vệ sinh môi trường, các bác xe ôm, những người phu hàng, người bán hàng rong... vẫn bám trụ, bất chấp giá rét để kiếm miếng cơm, manh áo. Một người bán hoa bưởi ngồi giữa trời mưa rét để bán hàng trước cổng chợ Đồng Xuân (Hà Nội)...