Giá rét, bệnh nhân nặng nhập viện gia tăng
Sau 1 tuần rét đậm, rét hại, số người phải nhập viện gia tăng, những trường hợp vào viện đều trong tình trạng nặng.
Nhiều người chủ quan cho rằng chỉ ngày hè nắng nóng huyết áp mới tăng cao, nên đã không đo huyết áp thường xuyên, khi trời lạnh đột ngột huyết áp tăng vọt, nguy cơ gây vỡ mạch máu não và tử vong.
Vốn có bệnh nền đái tháo đường biến chứng, cao huyết áp, trong những ngày nhiệt độ giảm sâu, bà P.T.M (70 tuổi, Hà Nội) đi về quê, quá trình di chuyển nhiều địa điểm dưới thời tiết giá lạnh, bà bị đau thắt ngực, được gia đình đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện TWQĐ 108) cấp cứu. Kết quả, bà phải đặt stent mạch vành do bị tắc. Những ngày rét đậm rét hại, Bệnh viện TWQĐ 108 tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp mắc các bệnh lý tim mạch, trong đó chủ yếu là người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tim mạch.
Rất đông trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo TS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108, thời tiết lạnh làm tăng tiết các Catechlamin trong máu, dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình. Theo thống kê chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và 1/3 trong số đó chỉ kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
“Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên. Ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt đột ngột khi ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm… Nếu huyết áp tối đa quá 180mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có tiền sử cao huyết áp, lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch mãu não và tử vong. Đặc biệt, những người bị bệnh tiểu đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơ huyết áp kịch phát, nguy hiểm”, TS Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Một trong những căn bệnh xuất phát từ sự chủ quan của người dân trong thời tiết lạnh là liệt dây thần kinh số 7. Theo BS Đoàn Văn Phúc, Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), vào đợt lạnh này, mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận 3-5 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, gồm cả người già và người trẻ. Hầu hết bệnh nhân đến viện trong tình trạng méo mặt, méo miệng, không khép kín được mí mắt. Có trường hợp bệnh nhân đi tập thể dục buổi sáng nhưng không mặc đủ ấm, hoặc có trường hợp mở cửa đột ngột sau khi thức giấc… khiến liệt dây thần kinh số 7″, BS Phúc nói.
Nhiệt độ giảm sâu kéo dài nhiều ngày khiến các khoa Nhi tiếp nhận nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng nặng. Nhập viện với biểu hiện sốt cao li bì, thở khò khè, quấy khóc, cháu P.T.A (5 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV). Theo mẹ cháu bé, ban đầu cháu chỉ có triệu chứng sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, gia đình cho cháu ra phòng khám tư. Sau khi điều trị không đỡ, cháu sốt cao, có biểu hiện khó thở, gia đình vội vàng đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo PSG.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ bệnh nhi đến khám đợt rét đậm có phần giảm so với trước, nhưng những trường hợp nhập viện đều trong tình trạng nặng. Các trường hợp khám cấp cứu chủ yếu bị nhiễm cúm, virus RSV hoặc viêm phổi. Với trẻ nhập viện ban ngày, bệnh viện cố gắng sắp xếp giường riêng, không cho nhằm ghép, chỉ 1 bệnh nhi và mẹ ở 1 giường. Nếu trẻ cấp cứu vào đêm, kíp trực sẽ cố gắng tìm vị trí giường trống cho các cháu nằm, hoặc với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ chủ động liên hệ cơ sở y tế khác như Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Hà Đông, hoặc cơ sở y tế tư nhân để bệnh nhi có giường nằm trong đêm. Nếu trường hợp nặng, sốt cao, kíp trực cố gắng lưu các cháu lại qua tình trạng nặng, chờ sáng sắp xếp giường nằm điều trị.
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, mỗi ngày tiếp nhận từ 20-25 bệnh nhi tới khám và nhập viện điều trị các bệnh về đường hô hấp trong đợt rét đậm này. Có phụ huynh cho biết, mặc dù giữ ấm cho con, nhưng con vẫn bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Theo PGS.TS Trần Minh Điển, với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bố mẹ cố gắng cho con trong phòng ấm, tránh gió lùa để không bị ảnh hưởng, vì trẻ nhỏ dễ tổn thương niêm mạc hô hấp. Trẻ sơ sinh mất nhiệt 25% liên quan vùng đầu nên phải đội mũ ấm, tránh mất nhiệt chung. Đặc biệt, dịp Tết này, gia đình di chuyển về quê, bố mẹ phải cho trẻ mặc đồ ấm, tránh mặc rất nhiều đồ và kẹp chặt con ngồi giữa gây ra tình trạng ngạt. Trong quá trình di chuyển, bố mẹ phải quan sát nhịp thở, hơi ấm của con để tránh ngạt.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, trong thời gian giá rét, mọi người phải uống đủ nước, bởi nếu uống quá ít nước sẽ gây khô da, hại thận và các vấn đề tiêu hóa. Đáng ngại nhất sẽ gây nên tình trạng cô đặc máu. Hơn thế nữa, khi thời tiết lạnh sâu, mọi người không nên tập thể dục ngoài trời, đặc biệt là buổi sáng sớm, tăng nguy cơ đột tử.
Điểm chung của 2 ca Covid-19 tử vong trong tháng 4
Việt Nam đã ghi nhận 2 bệnh nhân tử vong liên quan Covid-19 sau 4 tháng. Hai ca bệnh chưa đến 60 tuổi nhưng đều có bệnh nền nặng.
Thông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 27/4, những tuần gần đây, số ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại, đã ghi nhận 2 ca tử vong sau gần 4 tháng không có trường hợp tử vong nào.
Hai trường hợp đều có bệnh lý nền nặng. Một người 47 tuổi, nữ, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Chị đã tiêm đủ mũi vắc xin, mũi cuối tiêm hồi tháng 11/2022. Cách đây 2 tháng, chị bị bệnh viêm phổi thùy, tràn dịch màng phổi.
Trường hợp còn lại là nam giới, 54 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), có loạt bệnh lý tim mạch như cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim, suy tim, rối loạn sinh tủy (một dạng bệnh lý tiền ung thư huyết học). Thông tin từ Hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch do Bộ Y tế tổ chức chiều 26/4 cho thấy bệnh nhân này chưa tiêm vắc xin Covid-19.
Chưa có bằng chứng biến chủng XBB có thể gây trốn miễn dịch, tăng nặng
Tính đến ngày 26/4, cả nước hiện có 123 bệnh nhân đang thở oxy, trong đó có 24 ca thở máy xâm lấn, 2 ca thở máy không xâm lấn. Số còn lại được chỉ định thở oxy dòng cao HFNC và oxy mặt nạ (mask). Riêng tại TP.HCM, báo cáo của 4 bệnh viện cho thấy có 24 bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng, trong đó 4 ca phải thở máy.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, kết quả giải trình tự gene của 72 mẫu (trong đó có 24 mẫu lấy trong tháng 4, 46 mẫu lấy tháng 3 và 2 mẫu tháng 2) cho thấy trong tháng 3 và 4, hầu hết mẫu phân lập được chủng XBB (1.11.1, 1.5, 1.9...).
Kết hợp với các đặc điểm lâm sàng của người bệnh điều trị trong giai đoạn này, cho thấy hầu hết người bệnh vẫn có các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ho, viêm long đường hô hấp trên, đau mỏi người...
Đặc biệt, phân tích thông tin của 25 trường hợp bệnh nặng, nguy kịch (có tình trạng suy hô hấp cần can thiệp oxy hỗ trợ như thở máy, HFNC, oxy mặt nạ/kính...), cho thấy 90% nhóm này đều mắc bệnh lý nền nặng trước đó. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân này khi được can thiệp điều trị phù hợp thì có tới 76% phục hồi hoàn toàn.
"Điều này cho thấy chưa có bằng chứng về các biến chủng XBB có thể gây tình trạng trốn miễn dịch và tăng tỷ lệ tiến triển nặng cho bệnh nhân", đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói với VietNamNet.
Ngoài việc đang cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, điều chỉnh ca bệnh, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đang cập nhật sử dụng thuốc kháng virus, thuốc chống đông, corticoid, kháng thể đơn dòng theo khuyến cáo quốc tế.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài, nhu cầu đi lại gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát công tác phòng dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Tại hội nghị chiều 26/4, Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm... tiếp tục đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiêm vắc xin Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ cao để bảo vệ chặt chẽ hơn nữa những đối tượng này trước diễn biến tăng về số ca mắc.
Các viện Pasteur, viện vệ sinh dịch tễ khu vực cũng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành tăng cường giám sát, đánh giá thêm các ca nhập viện, ca nặng, từ đó có dữ liệu để tuyên truyền cho người dân về phòng chống dịch, tiêm vắc xin. Đồng thời tăng cường lấy mẫu, giải trình tự gene các mẫu ca bệnh để kịp thời có các thông tin về biến thể.
Các địa phương cần tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ phòng chống dịch, đảm bảo an toàn phòng dịch trong trường học, đặc biệt trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhu cầu đi lại dự báo gia tăng, sau kỳ nghỉ lễ sẽ diễn ra các kỳ thi quan trọng.
TP.HCM ghi nhận một ca tử vong liên quan đến COVID-19 Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cho biết, một nam bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, đồng thời dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tử vong sau gần một tuần điều trị tích cực. TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân - Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngày 17/4, một nam bệnh nhân sinh...