Giá rau xanh đã ‘hạ nhiệt’ nhưng vẫn ở mức cao
Ghi nhận giá rau xanh tại chợ đầu mối phía Nam và chợ Yên Duyên (Hà Nội) đã có tín hiệu “hạ nhiệt” so với tuần trước, tuy nhiên vẫn neo ở mức cao, đặc biệt là các loại rau ăn lá và rau gia vị.
Giá nhiều loại rau đã hạ nhiệt so với tuần trước, tuy nhiên vẫn ở mức cao.
Ngày 2/11, ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội cho thấy, giá rau xanh đã giảm hơn so với tuần trước. Chị Nguyễn Thị Xuân, tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối phía Nam (Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, hiện nay giá rau xanh đã giảm hơn so với vài tuần trước, đa phần giảm từ vài ngàn đến cả chục ngàn đồng trên 1 mớ hoặc 1 kg.
Cụ thể, vào tuần trước cải ngồng có giá hơn 30.000 đồng/kg nhưng đến ngày 2/11 chỉ còn 15.000 – 17.000 đồng/kg, rau bắp cải trước là 18.000 – 25.000 đồng/kg nay còn 15.000 đồng/kg, rau muống trước đó có giá 15.000 – 20.000 đồng/mớ, nay còn 8.000 – 9.000 đồng/mớ, rau cải thảo từ 25.000 đồng/kg nay còn 13.000 đồng/kg, rau mùng tơi nay có giá 8.000 đồng – 10.000 đồng/mớ, giảm 5.000 đồng/mớ…
Các loại củ cũng được điều chỉnh giảm, cà chua tuần trước là 30.000 đồng – 40.000 đồng/kg nay còn 28.000 đồng/kg, cà rốt có giá 15.000 đồng/kg, giảm 5.000 – 10.000 đồng/kg…
Chị Nguyễn Thị Hương, tiểu thương tại chợ đầu mối phía Nam cho hay, rau, quả đầu mùa như su hào, súp lơ giá cũng giảm hơn, su hào củ nhỏ có giá 5.000 – 7.000 đồng/củ, giảm nửa giá so với tuần trước, súp lơ xanh có giá 30.000 đồng/kg tùy loại.
“Mức giá này đã giảm hơn tuần trước, nhưng vẫn là cao so với bình thường. Tuy nhiên, mưa gió nên chợ cũng ít khách, nhiều khi phải bán cắt lỗ, như rau mùng tơi lấy vào 9.000 -10.000 đồng/mớ nhưng phải bán 7.000/mớ. Các loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, rau tía tô, rau ngổ, hành, răm,… vẫn tăng giá gấp 3-5 lần so với cách đây vài tháng. Thậm chí, giá rau mùi và thì là còn dao động từ 100.000 – 110.000 đồng/kg”, chị Hương cho hay.
Tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội).
Video đang HOT
Theo các tiểu thương, vừa qua, giá rau xanh tăng quá mạnh do rau vụ hè giảm sản lượng vì đang hết mùa, rau vụ đông chưa đến kỳ thu hoạch, trong khi đó mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến nhiều loại rau ăn lá bị dập, hỏng, úng ngập, thời tiết chuyển rét cũng khiến nhiều loại rau phát triển chậm, sản lượng rau giảm mạnh. Tuy nhiên, tuần vừa qua có những ngày nắng lên, sau đó có mưa nên rau phát triển mạnh, hàng không bị khan hiếm.
Theo ghi nhận, tại chợ đầu mối thì giá thường rẻ hơn các chợ dân sinh. Tại một số chợ dân sinh, giá rau đã “hạ nhiệt” hơn so với trước nhưng vẫn ở mức cao.
Chị Đỗ Thị Quyên, tiểu thương bán hàng tại chợ Yên Duyên (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, hiện bắp cải, cà rốt được bán với giá 20.000 đồng/kg, cà chua 30.000 đồng/kg.
“Tất cả các loại rau củ đã giảm hơn so với 1-2 tuần trước, cách đây 1 tuần tôi bán cải ngồng 35.000 đồng/kg, nay chỉ còn 20.000 đồng/kg, đỗ xanh từ 35.000 đồng/kg còn 20.000 đồng/kg, rau muống giờ còn có giá 15.000 đồng/mớ to”, chị Quyên cho hay.
Một số tiểu thương ở chợ này cho biết thêm, hiện nay nguồn cung vẫn ổn định, không bị thiếu, nhưng nếu trời tiếp tục mưa thì không biết trong vài ngày tới rau có tăng giá hay không.
Theo người bán thì rau đã giảm giá, nhưng với người mua thì giá rau hiện nay vẫn đắt đỏ. Chị Trần Thanh Hà, chủ một cửa hàng bán phở tại Hoàng Mai, Hà Nội cho hay, cửa hàng chị bán phở và lẩu nên cần rau xanh, nhất là rau gia vị. Thời gian qua, giá rau gia vị tăng chóng mặt, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
“Giá rau hiện nay tăng cao so với cách đây 1 tháng, trước đây tôi mua hành lá khoảng 27.000 đến 30.000 đồng/kg nhưng đến giờ phải mua giá 57.000 – 60.000 đồng/kg, rau mùi trước kia mua 60.000 đồng/kg, nay phải mua 100.000 đồng/kg. Mặc dù chi phí tăng nhưng chúng tôi không dám tăng giá, vẫn phải đảm bảo đủ lượng rau cho khách nên cũng chấp nhận lấy công làm lãi”, chị Hà cho hay.
Chợ Hà Nội vẫn dồi dào hàng hoá những ngày cận rằm tháng bảy
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại chợ Yên Duyên (phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) sáng 21/8, do là ngày cuối tuần và cận ngày rằm tháng 7 nên lượng người đến chợ khá đông.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thẻ đi chợ và bố trí khu vực ngồi xếp hàng vào chợ, đảm bảo giãn cách.
Người dân đến chợ Yên Duyên (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) được đo thân nhiệt và bố trí ngồi giãn cách.
Các quầy hàng được quây ni-lon để phòng, chống dịch.
Hàng hóa tại chợ vẫn khá dồi dào, không có sự tăng giá đột biến so với trước. Theo đó, thịt lợn có giá 150.000 đồng/kg thịt ba chỉ, thịt thăn, sườn non có giá 160.000 đồng/kg. Rau muống có giá 10.000 đồng/mớ, mùng tơi có giá 9.000 đồng/mớ... Gà thịt sẵn có giá 120.000 đồng/kg, vịt có giá 90.000 đồng/kg.
Tại các siêu thị lớn như Vinmart, Mega Market, hàng hóa dồi dào, giá cả cơ bản được bình ổn, ít biến động. Theo đại diện Masan (doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị VinMart/Vinmart ) cho biết: Tại hệ thống VinMart/Vinmart , người dân đến trực tiếp mua sắm ổn định, không tăng đột biến.
Tuy nhiên, do sắp đến ngày rằm và chuẩn bị sẵn thực phẩm để ít phải ra ngoài, lượng mua mỗi lần đến siêu thị của khách hàng tăng nhiều hơn trước. Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, đơn hàng mua online tăng 50% so với trước.
Nguồn cung hàng hóa tại siêu thị Mega Market dồi dào.
Khu vực thanh toán có vách ngăn để phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết: Theo ghi nhận, lượng khách hàng đến siêu thị không tăng đột biến, chỉ đông hơn vài ngày trước do là ngày cuối tuần và người dân mua đồ về cúng rằm. Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ, tăng tích trữ từ 3 - 5 lần. Hiện nay lượng đơn đặt hàng online tăng gấp 3 lần so với các ngày trước.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, qua gần 2 đợt giãn cách, Hà Nội luôn bảo dảm hàng hóa cho người dân trên toàn hệ thống phân phối, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định phục vụ người dân.
Bà Phương Lan cho biết, quá trình triển khai cũng có vướng mắc khi chợ đầu mối, chợ dân sinh và một số hệ thống cửa hàng tiện lợi dừng hoạt động, thời điểm cao nhất là 34 chợ, 65 cửa hàng tiện lợi đóng cửa ảnh hưởng đến nguồn cung. Tuy nhiên thành phố luôn chủ động nguồn cung để bảo đảm đời sống dân sinh, chủ động điều phối hàng hóa theo dự báo dịch bệnh, điều phối xe chở hàng đến địa bàn có tâm dịch, đưa hàng vào hệ thống chợ, hệ thống phân phối. Bên cạnh đó ban hành văn bản quyết định trưng tập 5 địa điểm tại ngoại thành để giãn cách các chợ đầu mối.
Đối với doanh nghiệp có hệ thống phân phối, thành phố luôn chỉ đạo doanh nghiệp dự trữ hàng hóa tăng 30% tại các kho hàng, dự trữ hàng hóa tại quầy kệ tăng 50% để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tại Hà Nội không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng, việc cung cấp hàng hóa trên địa bàn được bình thường.
Bà Phương Lan cho biết, đến thời điểm hiện nay đã cấp 2.200 xe ô tô, cấp mã trên 9.000 xe máy vận chuyển hàng hóa, cấp mã trên 14.000 shipper vận chuyển hàng. Ngoài ra, đã có 8.255 điểm bán bình ổn hàng hóa tăng 7 lần so với chương trình mọi năm. Sở đang tiếp tục phối hợp mở các điểm bán hàng của các quận, huyện, thị xã bán hàng lưu động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Để tiếp tục phục vụ đa dạng cung cấp thực phẩm, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp tại các quận, huyện, thị xã triển khai bán hàng tại các nhà trọ đông dân cư, tránh người dân di chuyển nhiều; triển khai bán hàng bằng xe buýt lưu động.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, qua gần 28 ngày giãn cách, Hà Nội luôn đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa. Sở Công Thương luôn triển khai các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với tình hình dịch bệnh trong điều kiện tiếp theo, dù trong tình huống nào vẫn bảo đảm hàng hóa, người dân hoàn toàn yên tâm không phải tích trữ thực phẩm.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Thành uỷ Hà Nội đồng ý chủ trương tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố đến 6 giờ ngày 6/9 để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng.
Giá thực phẩm ngày 27/5: Giá rau xanh tiếp tục tăng, thực phẩm ổn định Giá rau củ, thực phẩm hôm nay 27/5 tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục đà tăng so với ngày hôm qua. Giá một số loại thịt, cá giữ mức ổn định. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều mặt hàng nhất là rau xanh tăng giá. Giá rau cải xanh, cải ngọt 18.000 đồng/kg...