Giá rau thịt hạ nhiệt, hoa quả “nhảy” theo Rằm
Sau vài ngày giá cả leo thang sau Tết, giá cả thực phẩm tại các chợ lẻ ở TPHCM đã bình ổn trở lại khi sức mua và nguồn cung đi vào nhịp sống bình thường. Riêng mặt hàng hoa và trái cây lại tăng nhẹ vì sức mua dịp Rằm tháng Giêng tăng cao.
Thực phẩm đã về với giá bình thường
Theo ghi nhận của Dân trí tại một số chợ lẻ trên địa bàn thành phố như Thị Nghè, Bà Chiều và Bình Triệu, giá cả các mặt hàng thực phẩm vào chiều 22/2 đã giảm từ 10% – 15% so với dịp cao điểm Tết (10 ngày trước Tết và 10 ngày sau Tết). Trong đó, giảm mạnh nhất là các mặt hàng rau củ.
Cụ thể, giá xu hào ở các chợ được bán trong mức 10.000 – 15.000 đồng/kg, cà rốt giá 15.000 – 25.000/kg, cà chua giá 8.000 – 12.000 đồng/kg, dưa chuột giá 14.000 đồng/kg, khoai sọ giá 12.000 đồng/kg, súp lơ giá 20.000 – 25.000 đồng/kg…
Rau củ là một trong những mặt hàng thực phẩm có sức tiêu thụ mạnh sau Tết, nhưng giá đã trở lại bình thường
Ngoài ra, các mặt hàng vốn đắt đỏ trong dịp cao điểm Tết như thịt heo, trứng nay đã bắt đầu giảm giá mạnh. Nếu như trong những ngày cận Tết và những ngày Tết, sườn non có giá 150.000 đồng/kg thì đến nay chỉ còn 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ loại tốt giá cũng giảm từ 115.000 đồng/kg xuống còn 85.000 đồng/kg… Trong ngày 22/2, giá trứng vịt cũng chỉ còn 28.000 – 30.000 đồng/chục, trứng gà chỉ nằm ở mức 23.000 đồng/chục.
Trao đổi các tiểu thương cho biết, hiện nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống mặc dù có giảm từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg nhưng sức mua còn khá chậm. Điển hình như cá diêu hồng giảm từ 60.000 đồng/kg xuống còn 50.000 đồng/kg, cá lóc 60.000 đồng/kg, cá chép 70.000 đồng/kg… nhưng rất ít khách.
Chị Đặng Thi Quyên, tiểu thương bán tại chợ Bình Triệu 10 năm nay cho biết: “Trước Tết thì giá tăng rất cao, nhưng vào trong Tết giá bắt đầu giảm một chút. Cho tới hiện nay thì giá đã trở về bình thường”.
Chị Trịnh Phương Thảo, ngụ quận Bình Thạnh, vừa mua hàng tại chợ Bình Triệu cho biết: “Nhìn chung so với năm ngoái, năm nay hàng hóa có tăng nhẹ. Nhưng giá cả hiện tại so với mấy ngày Tết thì rẻ hơn nhiều rồi, cũng tầm mức như các ngày bình thường dịp cuối năm ngoái. Đặc biệt có một số mặt hàng rau củ giá rất rẻ”.
Thực phẩm tươi sống đã trở về mức bình ổn giá vào thời điểm trước Tết
Hoa quả tăng nhẹ dịp Rằm tháng Giêng
Do gần đến ngày Rằm tháng Giêng, chị Trịnh Phương Thảo cũng mua một ít đồ chay làm sẵn cho gia đình dùng trong ngày Rằm. Chị cho biết: “Giá cả mặt hàng này có tăng so với ngày thường. Dịp Rằm nào cũng vậy thôi. Cũng có lẽ là sau Tết người ta thích dùng các món ăn thanh đạm để giải nhiệt nên nhu cầu dùng món chay tăng cao”.
Trong 1 năm chỉ có Rằm tháng Giêng và Rằm tháng 7 là 2 ngày rằm mà người Việt tổ chức trọng thể. Cho nên ngoài đồ chay, hai mặt hàng tăng giá mạnh nhất là hoa và trái cây, do nhu cầu mua sắm để cúng kiếng của người dân.
Do đó, giá trái cây vừa giảm so với dịp trước Tết được vài ngày đã có dấu hiệu tăng trở lại trong ngày 22 – 23/2 (nhằm ngày 13 và 14 tháng Giêng). Cụ thể, sáng 23/2, giá các loại trái cây thông dụng như xoài, thanh long, dưa hấu… chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, tại chợ Thị Nghè, xoài cát có giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg, mận có giá 8.000 – 10.000 đồng/kg, dưa hấu giá từ 13.000 – 15.000 đồng/kg…
Video đang HOT
Riêng mặt hàng trái cây, hoa đang tăng theo thị trường Rằm tháng Giêng
Riêng một số loại trái cây hay dùng để chưng cúng thì đang có dấu hiệu tăng cao. Cụ thể như quýt có giá khoảng 60.000 đồng/kg, tăng chừng 20% – 25% nho Mỹ giá lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 20% vú sữa có nơi bán với giá 40.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với ngày thường…
Về mặt hàng hoa, từ sáng ngày 22/2 (nhằm ngày 13 tháng Giêng) đã bắt đầu được bày bán tại hầu hết các chợ. Giá hoa tại các chợ lẻ cũng tăng rất nhanh. Cụ thể, giá lay ơn đã lên đến hơn 60.000 đồng/chục, tăng khoảng 15.000 – 20.000 đồng/chục (tùy chợ) hoa cúc bó nhỏ đã lên mức 13.000 – 15.000 đồng/bó (bình thường là 10.000 đồng/bó) tăng mạnh nhất là hoa huệ, giá lên đến 50.000 – 60.000 đồng/bó 10 nhánh (bình thường chỉ 25.000 – 30.000 đồng/bó)…
Theo các tiểu thương, hoa quả tăng cao trong dịp Rằm tháng Giêng hầu như đã trở thành thông lệ. Giá các mặt hàng này còn có tăng thêm chút đỉnh vào chiều ngày 23/2 và sáng 24/2 (chiều 14 tháng Giêng và sáng 15 tháng Giêng).
Theo Dantri
Ghé thăm "công xưởng" vàng mã lớn nhất Việt Nam
Đông Hồ nay không làm tranh dân gian mà chuyển sang làm vàng mã, trở thành nơi cung ứng hàng mã lớn nhất cả nước.
Vấn nạn đốt vàng mã luôn là đề tài nóng hàng năm cứ mỗi khi dịp lễ hội tới. Để tận mắt tìm hiểu và chứng kiến lượng vàng mã nhiều người đã tiêu thụ cho dịp này nhiều đến cỡ nào chúng tôi tìm đến làng tranh Đông Hồ truyền thống vào những ngày cận rằm tháng Giêng, tháng cao điểm của việc đốt vàng mã.
Cảnh ô tô chở hàng ra vào, người chở đồ tấp nập là hình ảnh quen thuộc của làng Đông Hồ trong ngày gần đây.
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào làng Đông Hồ của chúng tôi là quá nhiều vàng mã. Chạy suốt các con đường trong làng, nhà nhà làm hàng mã, các cửa hàng bán hàng mã trưng bày các sản phẩm cao đến tận trần nhà với hàng chục chiếc kệ sắt để chất đồ.
Thật khó có thể tìm được một ngôi nhà nào trong làng vào thời điểm này trưng bày tranh Đông Hồ. Trong làng cũng rất thưa những nhà cấp 4, hầu hết đều là những ngôi nhà 3, 4 tầng khang trang đẹp đã. Thậm chí không ít người còn sắm được cả ô tô.
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà đầu làng của nghệ nhân nổi tiếng làng tranh Đông Hồ là cụ Nguyễn Đăng Chất. Có thể thấy trong làng lúc này, chỉ có cụ Chất là người còn bán tranh Đông Hồ và thậm chí là bán nhiều nhất với cơ sở lớn nhất do mới được đầu tư.
Bán ô tô giả mua ô tô thật.
Nói về chuyện làng Đông Hồ đang chuyển mình sang nghề mã, cụ Chất bình thản nói: "Làng Đông Hồ từ xưa có nghề mã và nghề làm tranh. Nghề mã thì thường nở rộ vào dịp Tết, còn nghề tranh thì thường vào dịp cuối năm. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây nghề mã ở làng tranh Đông Hồ phát triển mạnh hơn là làm tranh".
Vàng mã ngày nay làm sao cái nào cũng to lớn và có nhiều vật dụng của cuộc sống hiện đại như vậy? Ngày xưa đâu có như thế, thưa cụ? Trước câu hỏi này, cụ Chất trả lời: "Có cung thì mới có cầu. Làng Đông Hồ nhiều năm gần đây rất nhiều hộ phất lên nhờ làm mã.
Và khi người mua có nhu cầu thì những nhà làm vàng mã sẽ đáp ứng. Rất nhiều người luôn nghĩ là trần sao âm vậy. Thế nên mới thấy vàng mã hiện nay ở làng tranh Đông Hồ mới có nhiều mặt hàng và ngày càng phát triển như vậy".
Cụ Nguyễn Đăng Chất người gần như duy nhất tại làng tranh Đông Hồ có thể nói là thành công và phát triển nhờ tranh.
Có ghé thăm làng tranh Đông Hồ mới thấy sức tiêu thụ mặt hàng mã của người dân nhiều tới mức nào. Đường trong làng luôn tấp nập người đến mua. Những chiếc ô tô chở hàng rồi xe máy thi nhau để chở đồ. Mọi nhà trong làng lúc này cũng tranh thủ chuẩn bị và làm nốt những đơn đặt hàng cho đúng hạn.
Người phụ nữ lớn tuổi đang ngồi làm chiếc máy bay hình dáng giống chiếc máy bay dân dụng để bán. Bà tâm sự: "Trong làng ngày này ai cũng làm đồ mã cả. Nhà tôi cũng có nghề làm tranh Đông Hồ, nhưng ngày nay bán không được. Tất cả vì mưu sinh nên phải quay sang làm đồ mã thôi."
Mời độc giả xem những hình ảnh PV ghi lại tại làng tranh Đông:
Nhà 3 tầng lộng lẫy
Ô tô từ 4 đến 9 chỗ, từ nhỏ đến to.
Đốt ô tô chưa đủ giờ nhiều người còn đốt cả máy bay cho người đã mất.
Mặt hàng tiêu thụ lớn của năm nay đó là trọn bộ ipad, iphone, phụ kiện đầy đủ đi kèm thẻ cào 1 triệu đồng âm phủ.
Kho xe máy của một "đại gia" đồ mã tại làng. Ước tính có khoảng hơn 50 chiếc xe máy tay ga thương hiệu đắt tiền có tại đây.
Một mặt hàng khác được ưa chuộng là đồ dân dụng như máy lạnh, máy giặt, đồng hồ, ti vi, nồi niêu, xoong chảo... được bán theo bộ.
Những chiếc máy giặt lồng ngang loại 1.
Bình nóng lạnh có thể hiểu nhưng đèn pin dùng để đốt thì không hiểu người đốt mong muốn điều gì cho người đã mất?
Dàn âm thanh cực lớn.
Chiếc mũ quân phục bộ đội và công an.
Bộ mã cho người âm nay cũng khác xưa, có thêm điện thoại, ví tiền bằng da, nước hoa, thậm chí thuốc lá cũng phải hạng xịn.
Theo Dantri
Vượt ải "chặt chém" mới được viếng Bà Để đặt chân vào chánh điện viếng chùa Bà Thiên Hậu, khách thập phương phải vượt qua hàng loạt "ải chặt chém". Từ đây đến rằm tháng Giêng mỗi ngày có hàng chục ngàn khách thập phương đổ về chùa Bà Thiên Hậu (gọi tắt là chùa Bà, ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Để đặt chân vào chánh điện viếng...