Giá rau diếp cá tăng chóng mặt, nông dân Vĩnh Long thu tiền tỷ như…. trúng số
Từ tháng 3/2020 đến nay, cây rau diếp cá liên tục tăng giá, từ 15.000 đồng/kg lên gần 50.000 đồng/kg. Một công rau diếp cá thu hoạch đợt cao điểm mỗi lứa cắt bán hơn 100 triệu đồng, nhiều người thu nhập bạc tỷ nhờ loại rau này.
Từ tháng 3/2020 đến nay, cây rau diếp cá liên tục tăng giá. Giá rau từ 15.000 đ/kg tăng dần lên đến kỷ lục- 50.000 đ/kg. Một công rau diếp cá thu hoạch đợt cao điểm mỗi lứa cắt bán hơn 100 triệu đồng. Nhiều người bảo trúng rau như… trúng số. Và cây rau diếp cá đã trở thành chuyện “thời sự” khi có dịp về Thuận An ( TX Bình Minh) những ngày này…
Xã Thuận An có diện tích tự nhiên 1.986ha, dân số 16.914 người với 4.513 hộ. Diện tích đất nông nghiệp có trên 1.524ha, trong đó diện tích trồng rau có hơn 300ha với xà lách xoong và diếp cá chiếm đa số.
Đi trên đường liên xã Thuận An- Nguyễn Văn Thảnh (ấp Thuận Thành, Thuận Phú A) sẽ bị hút mắt bởi màu xanh rờn của xà lách xoong.
Ở phía Đông, đi trên đường hoa liên ấp Thuận Tiến- Thuận Phú B cũng bị hút mắt bởi màu xanh của diếp cá. Rồi đi đến đâu trong xã Thuận An cũng đều nghe chuyện “thời sự” về rau diếp cá.
Đến UBND xã Thuận An, chúng tôi gặp anh Trương Thành Đến- Phó Chủ tịch UBND xã. Anh hồ hởi khoe: Theo thống kê công nhận xã nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khoảng 64,4 triệu đồng/năm.
Nhưng năm 2020 này, chắc cao hơn, do nông dân trồng rau năm nay trúng giá, giá rau từ 3 tháng trở lại đây tăng gấp đôi, gấp ba năm trước, đặc biệt, rau diếp cá giá cao kỷ lục từ trước tới nay, cao điểm tới 50.000 đ/kg. Nhiều người thu nhập bạc tỷ trong vòng 3 tháng qua từ rau diếp cá.
Phó Chủ tịch UBND xã giới thiệu tôi gặp được 2 người có thâm niên trồng rau diếp cá, có diện tích lớn và năng suất cao, đó là anh Nguyễn Văn Phương và anh Nguyễn Văn Hà, cùng ở ấp Thuận Phú B.
Anh Nguyễn Văn Phương trồng rau diếp cá cũng hơn chục năm. Với 6 công rau diếp cá, trong 2 vụ vừa qua anh thu lời hơn 1 tỷ đồng.
Anh Phương cho biết: “Trước Tết Nguyên đán, giá rau khoảng 15.000 đ/kg, từ sau tết, đợt nắng nóng kéo dài, hạn mặn, thương lái ở các nơi đến tìm mua giá rau tăng vọt từ 20.000- 40.000 đ/kg, đỉnh điểm lên 50.000 đ/kg. Đây là đợt rau có giá cao nhất từ trước tới nay.
Năm 2016, cũng năm nhuần tháng hạn, giá rau đạt kỷ lục 29.000 đ/kg, rồi lại hạ nhanh. Năm nay, giá rau tăng từ đầu tháng 3, đến tháng 4 do ảnh hưởng dịch COVID-19, giá có chùng xuống, qua đợt giãn cách xã hội, giá rau tăng trở lại và tăng mạnh nhất vào tháng 6. Hiện nay cũng nằm giá 35.000- 37.000 đ/kg”.
Video đang HOT
Anh nói trước kia anh trồng xà lách xoong, nhưng do giá thị trường không ổn định và chi phí cao nên không lời nhiều, chuyển qua trồng rau diếp cá, từ đó ổn định cuộc sống và gắn với loại rau này.
Do có “mối” mỗi ngày cắt 200kg, anh thu hoạch đều đặn hàng ngày, ngày nào cũng có rau bán, cắt giáp ruộng lại xoay tiếp vòng. Tính chung, mỗi công rau có năng suất khoảng 2,5 tấn, đợt vừa qua tôi lời tổng cộng khoảng 1 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn Hà (Ba Dội) có thâm niên trồng rau diếp cá trên 30 năm. Với 12 công rau diếp cá, trong vài tháng qua anh Ba Dội lời trên 2 tỷ đồng.
Anh Ba Dội hồ hởi kể: “Trong khu vực này, tôi là người đầu tiên đưa rau diếp cá xuống ruộng thay lúa, với khoảng 30 năm. Lúc đầu, mọi người nói tôi khùng, nhưng từ từ thu nhập ổn định từ loại rau này cao hơn lúa gấp nhiều lần, nên mọi người dần làm theo. Loại rau này dễ trồng, chi phí thấp nên lời nhiều.
Tôi tính cặn kẽ rồi, thí dụ giá rau có rớt xuống thấp khoảng 5.000 đ/kg, người trồng vẫn có lời 2.000 đ/kg, chứ nói chi giá rau “cầm” ở mức 15.000- 20.000 đ/kg, rồi 30.000- 40.000 đ/kg như hiện nay”.
Anh Ba cho biết thêm, do có đầu mối bao tiêu, anh Ba thuê thêm 17 công đất ruộng trồng rau lá các loại cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh.
Phó Chủ tịch UBND xã- Trương Thành Đến nhận định, giá rau tăng đột biến và đạt kỷ lục, do năm nay nước mặn xâm nhập sâu và nồng độ cao, nên một số vùng chuyên canh rau ở các tỉnh lân cận bị ảnh hưởng, bị thiệt hại nặng.
Riêng vùng chuyên canh rau xã Thuận An không bị ảnh hưởng nên năng suất khá, giá cũng cao nên bà con xã đều phấn khởi.
Rời Thuận An, tôi chạy thẳng về chợ Vĩnh Long, mua 5.000đ rau diếp cá, chị bán rau “quơ” cho tôi nhúm nhỏ. Về nhà đếm được 18 cọng, mỗi cọng có 3 lá ăn được, nhẩm tính, mỗi lá gần 100 đồng!
Vĩnh Long: Bến xe, bến phà điều chỉnh vận tải hành khách
Ngày 31/3, Sở Giao thông- Vận tải có 2 thông báo liên tiếp điều chỉnh nhiều tuyến xe công cộng trong tỉnh, liên tỉnh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 áp dụng từ 00 giờ ngày 1/4- 15/4/2020. Thông báo được nhiều đơn vị hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc và quyết liệt.
Bến xe khách TP Vĩnh Long thực hiện nghiêm thông báo tạm dừng phương tiện. Ảnh chụp sáng 1/4/2020.
Ghi nhận tại Bến xe khách TP Vĩnh Long vào sáng ngày 1/4/2020, không khí yên ắng khác xa ngày thường, mà cụ thể là trước đó chưa đầy 1 ngày kể từ khi có thông báo tạm dừng khai thác nhiều tuyến xe công cộng trong tỉnh, liên tỉnh thực hiện từ 00 giờ ngày 1/4 được Sở Giao thông- Vận tải phát đi.
Cụ thể, theo thông báo của Sở Giao thông- Vận tải vào chiều 31/3, kể từ 00 giờ ngày 1/4- 15/4/2020 sẽ tạm dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi; hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định; hoạt động vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng, du lịch; hoạt động vận chuyển hành khách của các bến phà, bến khách ngang sông (trừ trường hợp đặc biệt).
Thông báo này đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Công văn của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị cho dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô, và Chỉ thị số 05/CT-UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tập trung cao độ thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với xe khách liên tỉnh, sáng cùng ngày Sở Giao thông- Vận tải cũng đã thông báo rộng rãi đến nhà xe cho biết tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng trên 9 chỗ và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi- đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tạm dừng 2 tuyến xe buýt liên tỉnh: Vĩnh Long- Cần Thơ và tuyến Vĩnh Long- Sa Đéc (Đồng Tháp).
Đối với các tuyến cố định đi TP Hồ Chí Minh và ngược lại chỉ thực hiện 1 chuyến/ngày; đảm bảo số lượng hành khách trên 1 chuyến xe tối đa không quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người.
Lái xe, nhân viện phục vụ, hành khách buộc phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi lên/xuống xe, ngồi xen kẽ giữa các hàng ghế và buộc phải khai báo y tế.
Theo Trưởng Ban bến xe, bến tàu khách TP Vĩnh Long- ông Lương Văn Thảo, thì bến xe khách trong tỉnh có 4 tuyến, ngoài tỉnh 2 tuyến với gần 100 đầu xe hoạt động.
Ngay khi nhận thông báo Ban bến xe đã thông báo đến các nhà xe có phương tiện chấp hành nghiêm quy định và đã nhận được sự hưởng ứng rất cao.
"Theo thông thường có nhiều xe đến rước khách nhưng đến sáng ngày 1/4 thì không còn xe nào hoạt động. Chủ phương tiện chấp hành rất tốt thông báo.
Hành khách thì cũng có người đến gửi hàng hóa nhưng rất ít bởi không nắm thông tin, nhưng qua giải thích họ hiểu và chủ động tìm phương cách khác"- ông Lương Văn Thảo cho biết.
Lưu thông tại Bến Đình Khao ổn định, trật tự.
Tại Bến tàu khách Vĩnh Long, ngày thường 1 ngày/đêm có 75- 80 phương tiện trong và ngoài tỉnh ra vào, nhưng từ thời điểm dịch bệnh xuất hiện đến nay, phương tiện đã giảm đáng kể.
Nhiệm vụ chính là đưa rước khách thì hiện chủ yếu trung chuyển rau củ quả, thủy hải sản phục vụ tại chợ Vĩnh Long. Các công tác phòng chống dịch cũng được ngành chức năng tại đây tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện tốt.
Trong khi đó, tại Bến phà Đình Khao hiện vẫn còn hoạt động, dù trước đó thông báo tạm dừng. Song, theo giải thích của ngành chức năng, do bến phà nằm trên quốc lộ độc đạo nên vẫn hoạt động để phục vụ việc đi lại của người dân.
Ông Lê Văn Mười- Giám đốc Cụm phà Vàm Cống (đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long), cho biết hiện hàng ngày có hàng ngàn phương tiện qua lại.
Gần đây nhiều xe bồn chở nước ngọt từ các tỉnh khác sang Bến Tre phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng người dân nơi đây, nên nếu tạm dừng lưu thông sẽ gây khó khăn rất lớn.
Tuy vậy, công tác đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, hành khách đi phà mùa dịch COVID-19 được đơn vị thực hiện nghiêm ngặt.
Nhân viên và hành khách tại Bến phà Đình Khao thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang.
Cũng theo ông Lê Văn Mười, không chỉ tại Vĩnh Long mà tại cụm phà trực thuộc ở Sóc Trăng, Trà Vinh đã được Ban Giám đốc bố trí làm việc trực tuyến và thực hiện đeo khẩu trang; hạn chế lượng khách qua phà để đảm bảo bố trí khoảng cách 2m trở lên.
"Hiện hành khách qua phà giảm giảm 70- 80%, do ý thức người dân hạn chế ra đường. Đây là điều kiện tốt để phòng chống dịch.
Tới đây các cụm phà cũng sẽ bố trí đo thân nhiệt đầu bến, tiếp tục tuyên truyền, giữ khoảng cách hành khách qua phà an toàn và sẽ thực hiện nghiêm việc tạm dừng nếu có sự chỉ đạo cần thiết"- Giám đốc Cụm phà Vàm Cống- ông Lê Văn Mười nói.
Sở Giao thông- Vận tải cũng cho biết, đã yêu cầu đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo công tác lưu thông an toàn, trật tự mùa dịch bệnh.
Chiều 31/3/2020, Bộ Giao thông- Vận tải có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Sở Giao thông- Vận tải tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong vòng 15 ngày kể từ 00 giờ ngày 1/4 dừng hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Bến Tre: Rớt nước mắt phải chặt bỏ vườn chôm chôm 30 năm tuổi Gần đây, nhiều nông dân tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre ngậm ngùi đốn bỏ vườn cây ăn trái của mình do nước mặn làm cháy lá, chết cây. Hiện tại, nước mặn đã bao phủ toàn bộ vùng sản xuất cây ăn trái, cây giống của huyện làm thiệt hại khá lớn. Mấy ngày nay, ông Nguyễn Văn Hiếu, ngụ ấp...