Giá rau củ giảm, cước vận tải tăng cao
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cộng với giá cước vận tải hàng hóa tăng cao đã khiến nhiều mặt hàng rau, củ, quả tại Lâm Đồng giảm nhanh trong mấy ngày qua.
Đặc biệt, một số loại rau ăn lá do khó khăn trong khâu vận chuyển, người dân phải đổ bỏ tại vườn.
Nhà vườn Đà Lạt thu hoạch rau cung cấp cho thị trường. Ảnh tư liệu: Nguyễn Dũng/TTXVN
Cụ thể, hiện tại giá các loại rau như củ dền, đậu leo, cà chua… giảm từ 2.000 – 8.000 đồng/kg so với khoảng 10 ngày trước, hiện còn từ 5.000 – 10.000 đồng/kg. Các mặt hàng rau ăn lá cũng có xu hướng giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, hiện chỉ còn 3.000 – 5.000/kg như bắp cải, cải thảo, xà lách lô lô, xà lách cuộn… Một số mặt hàng rau củ vẫn đang ở mức bình ổn như su su, su hào, ớt sừng, ớt chuông, giá bán tại vườn dao động từ 6.000 – 13.000 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, nguyên nhân khiến các mặt hàng rau củ quay đầu giảm là do vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, trong khi thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây đang bị giãn cách xã hội nên sức tiêu thụ cũng giảm mạnh. Do đó, một số sản phẩm rau ăn lá được người dân trồng tự phát, thiếu liên kết chuỗi, khó bảo quản nên một phần diện tích nhỏ không tiêu thụ được, người dân phải nhổ bỏ làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Trong khi giá nhiều mặt hàng nông sản giảm mạnh thì giá cước vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tăng lên gấp 2 – 3 lần so với thời điểm trước khi bùng phát dịch COVID-19.
Cụ thể, giá cước vận chuyển xe chở hàng loại 15 tấn từ Lâm Đồng đi TP Hồ Chí Minh hiện đã tăng lên 9,5 – 10 triệu đồng/ xe.
Giá cước gửi hàng lẻ của các nhà xe cũng tăng lên gấp đôi, từ 50.000 – 100.000 đồng/thùng hàng hoặc 3.000 – 4.000 đồng/kg, tùy theo tuyến đi các tỉnh xa hoặc gần.
Khu vườn quanh năm tốt tươi rau quả sạch của mẹ mệnh Hỏa ở Đắk Lắk
Mong muốn những bữa ăn luôn an toàn và ngọt lành cũng như tạo môi trường cho con gần gũi với thiên nhiên, người mẹ trẻ Hà My (1994) đã tạo nên khu vườn xanh mát đủ loại rau quả sạch.
Sở thích chính của gia đình chị Hà My chính là được "phượt" khám phá những vùng đất mới, cùng nhau trải nghiệm phong tục tập quán, ẩm thực khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Ngoài thời gian đi xuyên Việt, chị My thường dành thời gian chăm sóc cho khu vườn của gia đình mình, nơi bình yên trọn vẹn cùng con trai chăm cây, gần gũi với thiên nhiên.
Chị Hà My cho biết: "Mình bắt đầu trồng rau sạch trong vườn nhà vào mùa covid năm ngoái. Mình thường trồng các loại rau ăn lá dinh dưỡng. Từ khi sinh con, mình luôn mong muốn con có rau sạch thưởng thức hàng ngày vì thị trường rau hiện tại khiến mình không yên tâm.
Dù trước đây không biết trồng rau nhưng vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm, không gian xanh cũng vì thế đã được duy trì. Khu vườn hiện tại vừa là nơi cung cấp rau sạch vừa giúp cuộc sống của gia đình chị thêm vui tươi và yêu đời hơn mỗi ngày".
Ngoài thời gian xuyên Việt, chị thường dành thời gian cho khu vườn của gia đình mình.
Video đang HOT
Khu vườn nhỏ thu hoạch mỗi sáng.
Bé Kun rất yêu thích khu vườn của mẹ.
Trong khu vườn, chị Hà My trồng chủ yếu là rau ăn lá, nhiều nhất là kale vì đây là loại rau có nhiều dinh dưỡng. Chị thường dùng để ép nước uống mỗi ngày vì ăn sẽ không hết. Cây có thời gian sống từ 1 - 2 năm và trong vườn, chị trồng tới 5 loại kale khác nhau.
Chị Hà My dành khá nhiều thời gian cho việc làm vườn. Buổi sáng chị thường dậy rất sớm để bắt sâu và tưới cây. Buổi chiều chị thường tranh thủ làm đất, cải tạo vườn và tưới cây. Chị lưu ý thêm, thường chỉ tưới vừa đủ lượng nước cho cây thoáng rễ, không tưới ồ ạt gây thối rễ.
Chị trồng khá nhiều kale.
Những cây kale khá cao và thu hoạch được trong thời gian dài.
Kale tươi tốt trong nắng.
Để có được khu vườn tốt tươi cho hiện tại, chị thường chuẩn bị đất rất kỹ, ủ đất, diệt mầm bệnh, lựa chọn hạt giống. Với giá thể, trước khi trồng chị Hà My ủ đất làm đất 1 tháng bao gồm trấu húng đen, thức ăn thừa đã ủ...
Bên cạnh đó, chị chú trọng về dinh dưỡng giúp các loại rau tốt tươi. Chị bón phân dơi, bột nén hữu cơ và nước dung dịch chuối chín tự làm. Vì trồng cho gia đình thưởng thức, đặc biệt là con trai nên chị không dùng bất kỳ loại phân hóa học nào. Hơn nữa, các loại phân hóa học đều ảnh hưởng đến đất, phá hoại các vi sinh có lợi trong đất.
Xà lách.
Những góc vườn xanh tốt đủ loại rau sạch. Đây là nơi hai mẹ con dành nhiều thời gian chăm chút. Bé Kun thường tưới cây, cùng mẹ bắt sâu, thu hoạch rau, tìm hiểu các loại rau trong vườn. Bé rất hào hứng và chị Hà My cũng rất vui khi con học hỏi được những điều tuyệt vời về cuộc sống nhờ vườn rau của mẹ.
Trị sâu bệnh cũng là một trong những vấn đề của khu vườn. Vào mùa mưa, khu vườn thường tươi tốt và rất ít xuất hiện sâu bệnh. Tuy nhiên vào mùa nắng lại xuất hiện nhiều sâu, bướm, rệp...Chị thường chuẩn bị dung dịch tỏi, ớt để phòng trừ. Với những loại sâu thì chị thường chọn cách bắt trực tiếp.
Thu hoạch cải cầu vồng trong khu vườn nhỏ xinh.
Kale được chị trồng khá nhiều và chủ yếu để ép nước.
Nước ép kale được chị thu hoạch kale từ trong khu vườn.
Thu hoạch cà rốt.
Chị Hà My dù mới trồng rau được một thời gian không dài nhưng đủ để chị vừa trồng vừa học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm mang đến cho mình và gia đình khu vườn nhỏ xanh tốt cây quả quanh năm. Góc vườn đa dạng đủ loại rau, đủ loại trái để cả gia đình đều thích thú với những bữa ăn nhiều dinh dưỡng.
Dù chưa có nhiều kinh nghiệm và thời gian làm vườn nhưng hai mẹ con đều rất vui những lúc được trải nghiệm gần hơn với thiên nhiên. Bé Kin sáng nào cũng thích thú với việc dậy sớm cùng mẹ chăm cây trong vườn và thu hoạch khiến con luôn cảm thấy vui vẻ, hào hứng. Cuộc sống của gia đình chị cũng trở nên bình yên, thư thái hơn khi có mảnh vườn nhỏ này.
Nguồn ảnh: NVCC
Giá cây dược liệu Atisô Đà Lạt giảm mạnh Trong những ngày gần đây giá các sản phẩm chế biến từ Atisô đều đồng loạt giảm mạnh. Hiện tại, các nhà vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đang bắt đầu thu hoạch chính vụ cây Atisô với giá trung bình chỉ khoảng 50.000-60.000 đồng/kg, thấp hơn rất nhiều so với những tháng trước đây. Ông Đặng Bảo Vinh, Chủ tịch Hội nông...