Giá rao bán bất động sản hiện nay thực chất là “cắt lỗ” hay “cắt lãi”?
Về câu chuyện nhà đầu tư đang bán “cắt lỗ” hay “cắt lãi” bất động sản, các chuyên gia bất động sản cho rằng, xu hướng thị trường hiện nay đang thiên về bán “cắt lãi” dựa trên phần lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng.
Theo số liệu của các đơn vị phân tích thị trường, giá bán bất nền ở Hà Nội đã có sự giảm nhẹ so với quý trước đó như tại Long Biên (giảm 10% so với quý trước), Thanh Trì (giảm 9%), Đông Anh và Quốc Oai (giảm 1%).
Giới chuyên gia cũng cho rằng, giá bán đã bắt đầu hạ nhiệt, đã có sự giảm giá, cắt lỗ. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, giá rao bán bất động sản hiện nay đã thực sự “cắt lỗ” hay mới chỉ là “cắt lãi”?
Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, liên quan đến câu chuyện “cắt lỗ” hay “cắt lãi”, cần phải quay trở lại câu hỏi bản chất “vì sao bất động sản tăng giá?”.
Theo các chuyên gia phần yếu tố nhu cầu và nguồn cung là quan trọng nhất trong việc quyết định mức giá, kể cả trong những thời điểm có sự sụt giảm rất mạnh về giao dịch thì giá vẫn không giảm.
Câu chuyện “cắt lãi” ở đây là “cắt lãi” so với kỳ vọng. Tức, nhà đầu tư sẽ tính toán thời gian một năm giữ bất động sản, đi vay lãi suất 8-10% trong tương quan với các kênh đầu tư khác như gửi tiền ngân hàng, đầu tư trái phiếu… Trong 1 năm đầu tư mà không có thêm lợi nhuận, giá không thay đổi, không giảm xuống thì họ sẽ chấp nhận bán thấp hơn giá kỳ vọng.
Dạng “cắt lãi” thứ hai là các chủ đầu tư thường đưa ra phần chiết khấu cho các vị khách mua đầu tiên, với mức giá giảm rất lớn. Khi chuyển nhượng lại cho người mua tiếp theo, dù với giá bằng giá niêm yết thì người bán vẫn có lãi.
Dạng cắt lãi thứ ba có thể xảy ra đó là khi so sánh với những tài sản đầu tư khác ở cùng thời điểm. Nhìn nhận sâu hơn câu chuyện về giá, Việt Nam đã trải qua một số giai đoạn khủng hoảng trước đây nhưng thị trường bất động sản vẫn có sự tăng trưởng về giá rất tốt.
Video đang HOT
Chỉ một vài bộ phận những người đang cần tiền và chủ đầu tư đang rất thiếu vốn mới tính chuyện điều chỉnh giá. Các nhà đầu tư dài hạn chỉ bán thấp hơn so với kỳ vọng chứ không phải thấp hơn so với giá trị thực họ đầu tư.
Chia sẻ thêm về vấn này, ông Lê Đình Hảo – Giám đốc khối kinh doanh Batdongsan.com.vn đưa ra nhận định, câu chuyện cắt lỗ hay cắt lãi phản ảnh đúng bối cảnh thị trường hiện tại trong hai quý vừa qua, nổi cộm phân khúc đất nền. Rõ ràng, hai quý vừa qua, thanh khoản chậm, áp lực về giao dịch chậm dội ngược lại cho các nhà đầu tư, chủ đầu tư rất lớn.
“Đúng thị trường hiện tại xu hướng đang thiên về bán cắt lãi hơn. Bởi rõ ràng, đa số những người bán đất nền ở thời điểm hiện tại họ đã mua cách đây khoảng 1-2 năm tức năm 2020-2021.
Hai năm vừa qua, vốn dĩ giá đất nền đã tăng khá nhiều nên giờ bán không thể bán dưới giá gốc được. Vì giá đã tăng lên một mặt bằng giá mới nên bán dựa trên mặt bằng giá lãi mà nhà đầu tư kỳ vọng.
Tuy nhiên, khi bán chúng ta cần xem cái lợi nhuận đó tương quan như thế nào so với đầu tư các kênh khác như gửi lãi ngân hàng, trái phiếu, ngoại tệ, vàng… thì lúc đấy mới biết được việc đầu tư là “lỗ” hay “lãi” dựa trên phần lợi nhuận chứ không phải lỗ hay lãi dựa trên phần gốc”, ông Hảo cho hay.
Vị này cũng cho biết, sang quý 4/2022 hoặc sang năm 2023, thị trường sẽ có những bước phục hồi tốt hơn. Với những nhà đầu tư vẫn đang giữ được hàng ở thời điểm hiện tại thì họ đã xác định cuộc chơi trung và dài hạn rồi, chứ không còn là cuộc chơi mua để bán trong ngắn hạn
Có thể nói, đầu tư bất động sản luôn luôn liên quan đến vấn đề về mặt kỳ vọng, đa phần nhà đầu tư bất động sản trung và dài hạn có sự kỳ vọng khác so với lướt sóng ngắn hạn. Điều đó giải thích vì sao trong giai đoạn Covid-19 giá bất động sản không giảm mà vẫn tăng.
Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng các vấn đề địa chính trị, lãi suất, lạm phát… sẽ kết thúc trong năm 2023, và năm 2024 sẽ là cơ hội cực lớn cho các nhà đầu tư có sự chuẩn bị tốt.
Bán chung cư, tháo chạy khỏi con đường "đau khổ" Lê Văn Lương
Trên các trang rao bán bất động sản, số lượng tin rao bán căn hộ trên đường Lê Văn Lương - Tố Hữu tăng mạnh.
Nhiều người chủ nhà rao bán cắt lỗ hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không bán được nhà.
Theo khảo sát, hiện nay nhiều căn hộ chung cư trên đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) và Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) đang rao bán với nội dung như "cần bán nhanh", "bán gấp căn hộ...", "cắt lỗ căn hộ X trên đường Lê Văn Lương", "chính chủ cần bán căn hộ X với giá rẻ"...
Anh Trung (hiện ở Cầu Giấy, Hà Nội) kể bỏ ra gần 3 tỷ để mua căn chung cư trên đường Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội, ngay gần mặt đường Lê Văn Lương. Dự án được quảng cáo căn hộ cao cấp, đầy đủ tiện ích, nằm trên tuyến được giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đặc biệt vị trí này gần cơ quan làm việc của hai vợ chồng.
Tuy nhiên, đó là của hơn 3-5 năm về trước khi dòng người chưa đổ về khu vực Lê Văn Lương sinh sống và cũng chưa có nhiều tòa chung cư như hiện nay.
"Khi tôi đi xem khu vực này để đăng ký mua thì thấy chưa có nhiều tòa nhà chung cư. Thế nhưng, đến khi thời điểm được nhận nhà xung quanh chung cư mọc lên như nấm. Tôi bỏ ra hơn 200 triệu làm nội thất cho căn hộ nhưng về ở được 3 tháng thì sợ quá vì ngày nào đi làm cũng như đánh vật với cảnh tắc đường, đặc biệt những hôm trời mưa thì đường kẹt cứng", anh Trung kể.
Không thể chịu thêm cảnh sống như thế này, anh Trung lại quyết định dọn về ở cùng với bố mẹ bên Cầu Giấy và đăng rao bán căn hộ.
Đường Lê Văn Lương liên tục xảy ra cảnh ùn tắc giao thông.
"Chấp nhận rao bán bằng với giá lúc đầu tôi mua, số tiền bỏ ra làm nội thất coi như mất, nhưng đến nay, tôi vẫn chưa bán được", anh Trung kể.
Đồng cảnh ngộ, chị Hương Thúy cũng đang rao bán căn hộ diện tích 107m2 trên đường Lê Văn Lương với giá 36 triệu đồng/m2, khách nào thiện chí sẽ ra lộc. Chị Thúy cho hay: "Tôi cảm thấy mệt mỏi vì nhà nằm trên tuyến đường nhồi nhét 40 chung cư cao tầng, đi lại gặp nhiều khó khăn. Ngày nào cũng thấy cảnh tắc đường, tôi quyết định bán đi rồi tìm sang khu khác có hạ tầng tốt hơn. Nhưng rao bán mãi, tôi vẫn không thấy ai hỏi mua. Mới đây, báo chí có đưa tin những sai phạm của các dự án trên đường Lê Văn Lương - Tố Hữu thì chắc còn khó mà bán được".
Không chỉ cư dân sinh sống tại các tòa nhà chung cư khu Lê Văn Lương đang muốn "tháo chạy" mà nhiều nhà đầu tư cũng đang rốt ráo đẩy hàng đi vì lo ngại "chôn vốn".
Anh Huy Đức, một nhân viên môi giới cho hay, khoảng 3-4 năm trước, khu vực Lê Văn Lương - Tố Hữu được xem là khu vực mới thu hút dân cư về sinh sống. Nhiều nhà đầu tư đổ vốn vào đây hy vọng sinh lời tốt nhưng hiện nay, họ đang "tháo chạy" vì có quá nhiều chung cư mọc lên trong khi hạ tầng không theo kịp. Người mua nhà không còn "mặn mà" với các dự án ở khu vực này.
Chị Thu Hồng - một nhà đầu tư - đang rao bán căn hộ trên đường Lê Văn Lương. Đầu năm 2020, chị bỏ ra hơn 3 tỷ đầu tư với mục đích cho thuê nhưng vì dịch dã, căn hộ của chị để trống một thời gian dài. Sau dịch, căn hộ của chị cũng chẳng mấy ai hỏi thuê vì nghe đến nằm trên đường Lê Văn Lương là khách thuê đã lắc đầu ngán ngẩm. Chị Hồng đưa ra quyết định bán để tìm hướng đầu tư khác nhưng dù giờ có "cắt lỗ" để thoát hàng cũng không phải dễ.
Đầu tháng 6, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra hàng loạt vi phạm, sai sót, tồn tại trong quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch tại một loạt dự án dọc tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.
Tại kết luận nêu rõ, nhiều đơn vị điều chỉnh quy hoạch sai quy định, nhồi cao ốc tăng gấp 6 lần. Quy hoạch chi tiết phê duyệt lần đầu đã cơ bản nghiên cứu tính toán sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai quy hoạch lại theo đề xuất chủ đầu tư, đã nhiều lần điều chỉnh đồ án hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án thiết kế rồi tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án theo xu hướng: Chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích sàn (có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, từ công cộng thành hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán), có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng.
"Việc điều chỉnh sai quy định dẫn đến tình trạng tăng dân số, chỉ tiêu quy hoạch không đảm bảo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với từng dự án, từng ô quy hoạch, từng khu quy hoạch và đô thị, thiếu đất giáo dục, trường học, thiếu diện tích cây xanh, các công trình phục vụ không đảm bảo bán kính phục vụ", Thanh tra Bộ Xây dựng nêu rõ.
Nghịch cảnh thị trường bất động sản giá cao nhưng khó bán, khó mua
Nhà đầu tư có nên bán bất động sản giữa vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường? Thị trường bất động sản đã giảm nhiệt sau loạt động thái kiểm soát thời gian qua. Những nhà đầu tư ngắn hạn, đầu tư lướt sóng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên còn nhà đầu tư thực thụ có dòng tiền đầu tư dài hạn ít bị ảnh hưởng. Bất chấp dịch bệnh, giai đoạn từ năm 2021 đến những tháng đầu...