Giá quặng sắt tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc bất ổn
Giá quặng sắt ở Trung Quốc đã giảm xuống mức giá đóng cửa thấp nhất trong gần ba năm do những vấn đề liên quan tới thị trường bất động sản nước này sau tác động của triển vọng nhu cầu thép ảm đạm.
Quặng sắt đang bị ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh bất ổn kéo dài trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang làm giảm bớt hoạt động xây dựng. Lo ngại về thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục tăng cao trong tuần này trong bối cảnh trái phiếu của hàng loạt các công ty bất động sản Trung Quốc bị bán tháo và ngay cả những công ty bất động sản lớn với chất lượng tài sản tốt cũng không nằm trong ngoại lệ.
Ban Peng, nhà phân tích tại Maike Futures cho biết: “Lĩnh vực bất động sản đang đối mặt với doanh thu yếu và nguồn vốn thắt chặt hơn, vì vậy không có nhiều động lực để tăng cường công việc xây dựng. Nếu các nhà sản xuất thép bắt đầu dự trữ lại cho mùa Đông, giá quặng sắt có thể phục hồi, nhưng quặng sắt đang thiếu động lực cơ bản cho một sự phục hồi lớn”.
Diễn biến gần đây của giá quặng sắt đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với thị trường này sau khi nhu cầu nửa đầu năm tăng cao do các biện pháp kích thích sau đại dịch của Trung Quốc tăng lên đỉnh điểm. Hiện tại, động lực giảm đòn bẩy trên thị trường bất động sản của Bắc Kinh và suy thoái kinh tế rộng hơn đang làm gia tăng tâm lý e ngại rủi ro. Theo đó, giá quặng sắt đã giảm khoảng 2/3 so với mức cao kỷ lục vào tháng 5.
Tồn kho quặng sắt của Trung Quốc theo các tháng
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng thép đang có nhiều dấu hiệu chùng xuống. Sản lượng từ các nhà máy lớn của Trung Quốc giảm gần 20% vào cuối tháng 10. Tồn kho quặng sắt cũng đang ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2019 và biên lợi nhuận của các nhà máy sản xuất thép đang chịu áp lực khi giá thép giảm.
Tuy nhiên, khó khăn có thể chưa dừng lại khi thị trường không biết những bài “kiểm tra” của Bắc Kinh đối với thị trường bất động sản sẽ kéo dài bao lâu và các nhà hoạch định chính sách sẽ đi đến đâu để kiềm chế lĩnh vực vốn là động cơ quan trọng của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Goldman Sachs cho biết, khả năng chịu đựng của chính phủ đối với những khó khăn kinh tế ngắn hạn đã cao hơn nhiều so với trước đây.
“Nếu không có bất kỳ biện pháp kích thích chính sách nào, triển vọng tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn sẽ ảm đạm trong tương lai”, chiến lược gia Huatai Futures cho biết.
Trong khi đó, tiêu thụ thép đã giảm đáng kể trong bối cảnh tâm lý yếu hơn và thời tiết lạnh hơn. Giá hợp đồng tương lai quặng sắt tại Đại Liên đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/11 với mức giảm 4,4% xuống 536,5 nhân dân tệ/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019.
Video đang HOT
Hợp đồng tương lai quặng sắt Singapore
Trong lĩnh vực bất động sản, các nhà đầu tư đang chờ xem liệu Evergrande có thể đáp ứng được khoản thanh toán lãi trái phiếu lớn nhất với 148,1 triệu USD đến hạn vào ngày 10/11 hay không. Trong khi đó, một báo cáo từ Thời báo Chứng khoán của Trung Quốc cho biết rằng, Trung Quốc có thể nới lỏng các quy định cấp vốn cho các công ty bất động sản trong nước để giúp khơi dậy tâm lý và giảm bớt một số thiệt hại trên thị trường kim loại màu.
Sự sụt giảm của giá nguyên liệu thô đã ảnh hưởng đến các công ty khai thác lớn. Cổ phiếu của Tập đoàn Rio Tinto đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 trong khi giá cổ phiếu của Tập đoàn Vale SA của Brazil đã mất gần 40% giá trị kể từ đầu tháng 8.
Lo cảnh "thành phố ma", nhiều người trẻ Trung Quốc không dám mua nhà
Cuộc khủng hoảng tài chính của công ty bất động sản Evergrande được cho đã phơi bày những vấn đề của thị trường nhà ở Trung Quốc và khiến cho nhiều người trẻ ở nước này thấy sợ mua nhà.
Một dự án của Evergrande đang xây dựng dở dang tại thành phố Lạc Dương, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Trong nhiều tuần qua, cuộc khủng hoảng của công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande đã thu hút sự chú ý của dư luận toàn cầu. Sau khi liên tục tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm và dồn dập mua tài sản vào thời điểm kinh tế Trung Quốc bùng nổ, Evergrande hiện ngập trong "núi" nợ 300 tỷ USD và chưa có dấu hiệu có thể thanh toán.
Trong khi mối lo ngại của các nhà đầu tư đang gia tăng xoay quanh công ty này, các nhà phân tích đã chỉ ra một vấn đề sâu xa hơn: Thị trường bất động sản Trung Quốc đã giảm nhiệt sau nhiều năm cung vượt cầu.
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng trên đã xuất hiện trong nhiều năm. Trước khi Evergrande ngập trong "núi nợ", trên khắp Trung Quốc, hàng chục triệu căn hộ đã bị bỏ hoang. Trong thời gian gần đây, vấn đề chỉ trở nên tệ hơn.
Mark Williams, chuyên gia kinh tế tại tổ chức Capital Economics (Anh), ước tính rằng, Trung Quốc hiện vẫn còn 30 triệu bất động sản chưa thể bán, đủ sức chứa cho 80 triệu người - gần bằng dân số Đức.
Thêm vào đó, theo ông Williams, 100 triệu bất động sản được mua nhưng vẫn chưa có người ở, và chúng đủ sức chứa cho 260 triệu người. Những dự án như vậy đã xuất hiện trong nhiều năm và chúng được gọi với cái tên "thành phố ma".
Bất động sản và các dự án liên quan đóng góp một phần lớn trong kinh tế Trung Quốc, chiếm khoảng 30% GDP. Theo ông Williams, tỷ trọng sản lượng kinh tế liên quan đến xây dựng và các hoạt động liên quan ở Trung Quốc "cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác". Trong nhiều năm, nó đã giúp Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Tuy nhiên, những ý kiến chỉ trích cho rằng động lực phát triển đó có thể đang tạo ra "bom hẹn giờ" cho nền kinh tế thứ 2 thế giới, vì các doanh nghiệp bất động sản đã vay những khoản tiền khổng lồ để cấp vốn cho dự án của họ.
Evergrande đã trở thành công ty bất động sản mắc nợ lớn nhất Trung Quốc, và là một ví dụ của tăng trưởng không bền vững. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Christina Zhu từ Moodys Analytics (Mỹ), Evergrande có thể không phải là công ty bất động sản duy nhất đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính tại Trung Quốc.
Giới trẻ lo sợ, không dám mua nhà
Evergrande có hàng trăm dự án bất động sản trên khắp Trung Quốc và chúng đang bị đình trệ vì nợ nần (Ảnh: Reuters).
Hu Haoqi, một nhà thiết kế nội thất, từng mơ ước về việc có một căn nhà riêng và đã phác thảo căn hộ trong mơ của mình. Tuy nhiên, sau khi "bom nợ" Evergrande vỡ lở, Hu đã không còn mặn mà với điều này.
Trong một tháng qua, Hu, 32 tuổi, hiện làm việc ở Quảng Châu, dành nhiều thời gian rảnh rỗi để đọc về các bài viết về vấn đề nhà ở trên mạng xã hội Weibo.
"Thật sự sợ hãi khi đọc những câu chuyện về những người bằng tuổi tôi, đã bỏ cả khoản tiền lớn để đặt cọc cho các căn hộ của Evergrande với suy nghĩ rằng họ có thể chuyển vào các dự án này trong 5-6 năm nữa. Tôi thấy rất nhiều người bỏ tiền tiết kiệm của cả 15 năm qua cho những khoản cọc như vậy và giờ đây họ không biết được rằng bao giờ căn hộ trong mơ của họ mới xây xong. Tôi không muốn điều đó xảy ra với mình. Tôi quyết định sẽ tiếp tục thuê nhà và tiết kiệm", Hu nói.
Điều cảm thấy Hu sợ nhất chính là các video trên mạng xã hội Trung Quốc, cho thấy hàng loạt các "thành phố ma" và những tòa nhà dang dở chưa xây xong.
Hu không phải là người duy nhất có suy nghĩ như vậy. Có hơn 400 triệu người Trung Quốc thuộc Thế hệ Y (chỉ những người sinh từ đầu những năm 1980 tới giữa những năm 1990). Nhiều người trong số họ phải vay nợ để mua nhà. Một căn hộ cơ bản ở các thành phố lớn như Bắc Kinh có giá khoảng 1 triệu USD, vượt xa mức mà người trẻ Trung Quốc có thể chi trả được mà không vay bố mẹ hoặc các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của Evergrande đã khiến nhiều người thay đổi mục tiêu.
Evergrande hiện có 800 dự án bất động sản khắp Trung Quốc và nhiều dự án trong số đó buộc phải dừng thi công vào mùa hè năm nay do khủng hoảng nợ. Trường hợp của Evergrande làm dấy lên nỗi lo lắng trên khắp thị trường bất động sản Trung Quốc trước những kịch bản tương tự có thể xảy ra.
Dự án của Evergrande ở Lạc Dương bị ví như "thành phố ma" (Ảnh: Reuters).
Điều này đã khiến chuyên viên ngân hàng Taniia Dai và người chồng làm công nghệ thông tin Dai Yiheng, khoảng gần 30 tuổi, quyết định dừng việc mua nhà. Họ mới cưới hồi tháng Một và vẫn đang thuê nhà tại Chiết Giang. Họ ban đầu định đặt cọc tiền cho một dự án, nhưng sau đó đã nghĩ lại.
"Tôi không muốn viễn cảnh lo lắng xem liệu dự án xây căn hộ của mình có bị đình trệ hay không. Chúng tôi tính phương án thay thế là mua một căn hộ cũ, hoặc mua một căn đã xây hoàn chỉnh, nhưng điều đó có nghĩa là sẽ cần nhiều tiền hơn. Chúng tôi sẽ tính toán, nhưng giờ đây, kế hoạch mua nhà riêng đã bị hoãn lại", cô Dai cho biết.
Tiền lương trung bình của thế hệ Y ở Trung Quốc là 21.804 USD mỗi năm, theo một báo cáo năm 2017 của công ty KPMG. Theo Business Insider , nhiều người trẻ ở nước này đã lâm vào cảnh nợ nần để mua được nhà, vì vậy, việc mua căn hộ trở thành một trong những quyết định lớn, có tính bước ngoặt trong cuộc đời họ.
Đó là lý do vì sao Yang Kai, 26 tuổi, ở Bắc Kinh không muốn bị vướng vào viễn cảnh vừa nợ nần, vừa không có nhà.
Yang, người định cưới vợ vào cuối năm nay, nói rằng, sự "bất ổn" gây ra sau khủng hoảng của Evergrande đã khiến họ cân nhắc việc mua nhà.
Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Mỹ (BOA) chỉ ra rằng, Evergrande đã bán 200.000 căn hộ, nhưng chúng chưa được bàn giao tới tay của người mua. Đây là điều khiến cho rất nhiều người lo sợ rằng họ sẽ có thể trắng tay dù đổ gia sản lớn vào mua nhà.
Maggie Hu, một nhà nghiên cứu về bất động sản và tài chính tại Đại học Đại học trung văn Hương Cảng (Hong Kong), cho rằng, viễn cảnh bỏ tiền đặt cọc trước và nhưng không nhận được nhà có thể khiến nhà đầu tư và người mua lo sợ, và làm giảm niềm tin của họ không chỉ đối với Evergrande mà cả những công ty bất động sản khác.
Bom nợ Evergrande và nỗi lo tiềm ẩn ở Việt Nam Với khoản nợ khổng lồ hơn 300 tỷ USD, sự kiện Evergrande đang được các nhà đầu tư quan tâm: Liệu rằng vụ Evergrande sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam? Ảnh hưởng gián tiếp Phân tích nguy cơ sụp đổ của Evergrande, tại Talkshow "Nhìn từ vụ Evergrande đến tương lai thị trường bất động sản Việt Nam", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên...