Giá phân bón tăng, vì sao Bộ Công Thương không bỏ thuế phòng vệ với DAP?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh giải thích vì sao giá phân bón tăng cao nhưng Bộ không bỏ thuế phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này, như một số ý kiến đề xuất thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã đề cập đến việc giá phân bón tăng cao nhưng Bộ Công Thương không bỏ thuế phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này tại Hội nghị phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại cho các cơ quan báo chí, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, ngày 19/11.
Vì sao không bỏ thuế phòng vệ thương mại với phân bón DAP dù giá phân bón tăng?
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết trước đây, Việt Nam phụ thuộc 100% vào nguồn phân bón DAP nhập khẩu nên lúc rẻ, lúc đắt, không thể điều chỉnh. Nhưng khi có các nhà máy sản xuất DAP Lào Cai và sau đó là Hải Phòng đi vào hoạt động, câu chuyện giá phân bón đã trở nên khác đi.
Hiện giá phân bón DAP sản xuất trong nước có giá thấp hơn so với giá phân bón nhập khẩu. Theo ông, ngay cả khi không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì giá phân bón sản xuất trong nước cũng thấp hơn so với phân bón nhập khẩu.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh giá phân bón tăng đều trên phạm vi toàn thế giới. Ảnh: CTV.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng nói rõ tại sao giá phân bón đang tăng rất cao nhưng không bác bỏ thuế phòng vệ thương mại để giảm giá xuống.
Video đang HOT
Năm 2017, sau khi điều tra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, cân đối yếu tố chính sách xã hội, Việt Nam đã áp thuế tự vệ đối với phân bón DAP nhập khẩu.
“Thứ nhất, chúng tôi không được phép làm vậy, luật pháp không cho phép hôm qua chứng minh họ bán phá giá, đặt ra một mức thuế chống bán phá giá nhưng hôm sau lại bảo không vì cho rằng biện pháp này gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Luật pháp không cho phép như vậy”, Thứ trưởng nói.
Theo ông, pháp luật quy định rõ chỉ có thể rà soát lại khi đến kỳ hạn, nếu tình hình có thay đổi, các bên tham gia như doanh nghiệp nhập khẩu có thể làm đơn đến Bộ đề nghị rà soát.
Thứ hai, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh giá phân bón tăng đều trên phạm vi toàn thế giới, chứ không phải chỉ phân bón DAP bị áp biện pháp phòng vệ nên tăng giá. Ure, kali và các loại phân bón khác đều tăng giá, thậm chí còn tăng nhiều hơn DAP.
“Bãi bỏ biện pháp phòng vệ thương mại với DAP không giải quyết được vấn đề gì cả, chưa kể nó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá”, ông nói.
Ông Khánh cũng nói thêm trong bất kỳ một vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nào, quyền lợi của người tiêu dùng đã, đang và sẽ được xem xét một cách nghiêm túc nhất. Điều đó được thể hiện qua quy trình, các bên liên quan đều được quyền lên tiếng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Áp thuế phòng vệ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng cho biết khi Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế, hàng nhập khẩu vào Việt Nam cũng sẽ nhiều hơn, cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước.
Do đó, cần phải cạnh tranh một cách sòng phẳng và công bằng, trong đó, các biện pháp phòng vệ thương mại là một công cụ hỗ trợ được quốc tế công nhận và cho phép.
Đầu năm nay, Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá với đường Thái Lan. Ảnh: CTV.
Ông cho biết biện pháp phòng vệ thương mại tác động rất nhiều, có thể có lợi cho nhà sản xuất trong nước nhưng cùng lúc tác động không tốt cho nhà nhập khẩu và cho người dùng giá rẻ.
Nguyên nhân là người tiêu dùng được mua hàng giá rẻ từ trước đến nay nhưng khi áp thuế bán phá giá, họ phải mua mặt hàng nhập khẩu với giá đắt hơn. Vấn đề đặt ra, tại sao không để việc nhập khẩu tiếp tục như vậy, vì giá rẻ và người tiêu dùng được lợi?
Thứ trưởng cho rằng, hoạt động bán phá giá dẫn đến hàng nhập khẩu vào Việt Nam với giá rất rẻ. Nếu đi theo hướng giá rẻ để tận dụng thì đến một ngày, có thể không còn ngành sản xuất nào nữa. Trong một số trường hợp, thị trường sẽ hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài.
“Tôi khẳng định một lần nữa bằng việc áp dụng hết sức nghiêm túc quy trình điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên, kể cả người tiêu dùng”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Thúc đẩy giao thương hàng hóa qua biên giới
Ngày 5/10, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 9 tháng năm 2021.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị tỉnh Cao Bằng tiếp tục nắm tình hình xuất nhập hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; tìm hiểu những khó khăn, hạn chế để cùng trao đổi để tìm hướng khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Cao Bằng đã tích cực trong công tác quản lý, triển khai các giải pháp đảm bảo quản lý chặt chẽ cũng như tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác liên quan.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu trên cơ sở thực hiện Chỉ thị Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Từ đó, có những lộ trình, giải pháp để kịp thời nắm bắt những cơ hội, khắc phục những khó khăn, tồn tại; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Cao Bằng theo tiêu chí vừa thông suốt vừa an toàn, đặc biệt là bền vững và hiệu quả.
Ông Nguyễn Kiên Cường, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh cho biết, 9 tháng năm 2021, tình hình xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa qua cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng diễn ra tương đối ổn định. Từ đầu năm đến ngày 15/9, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Cao Bằng đạt trên 405 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2020; đạt 83% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 306,68 triệu USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 99,1 triệu USD, tăng 131% so vói cùng kỳ. Dự kiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đến 31/12 hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch năm.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; kim ngạch xuất nhập khẩu có tăng nhưng chưa ổn định; một số hàng hóa nông sản không xuất khẩu được do phía Trung Quốc có sự chỉ định phân luồng hàng hóa nhập khẩu qua từng cửa khẩu. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng tuy đã được chú trọng đầu tư, nhưng còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các cửa khẩu với nước bạn; hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu chỉ có các kho, bến bãi thông thường, chưa thu hút được đầu tư các kho lạnh, khu chế xuất hàng hóa xuất nhập khẩu, siêu thị, trung tâm thương mại,...
Tỉnh Cao Bằng đề nghị các Bộ ngành Trung ương xem xét đưa danh mục Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) và danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật; nghiên cứu khả thi chung về Khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam để chuẩn bị nghiên cứu các hạng mục đầu tư, các tiểu dự án thành phần trong Khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Đồng thời, xem xét, bố trí nguồn vốn cho tỉnh Cao Bằng để triển khai Dự án Khu trung chuyển hàng hóa nông, lâm, thủy sản tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện.
Cùng với đó, Cao Bằng đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục chủ động đàm phán với phía Trung Quốc để thống nhất về cơ chế, chính sách chung để phát triển hoạt động thương mại biên giới; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hướng dẫn, điều tiết một số mặt hàng nông, thủy sản đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, giảm ách tắc cục bộ trong xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu của các tỉnh khác.
Mặt khác, tỉnh đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung thêm quy hoạch trung tâm logistics hạng II của tỉnh Cao Bằng tại cửa khẩu Trà Lĩnh; hỗ trợ, phối hợp với tỉnh trong việc rà soát để hoàn thiện hơn nữa quy trình giao nhận thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu...
Bộ Công Thương: Không tính đến chuyện điều chỉnh giá điện Thông tin tại buổi họp báo Bộ Công Thương chiều 30/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, nhiều hoạt động sản xuất bị đình trệ, mặc dù nhiều yếu tố có tác động đến giá thành song Bộ Công Thương không tính đến chuyện điều chỉnh giá điện trong năm nay và...