Giá ớt miền Tây giảm khủng khiếp, thương lái vẫn… “mất tích”
Giá ớt tại vườn ở một số nơi thuộc khu vực miền Tây hiện chỉ còn 8.000-9.000 đồng một kg mà vẫn không có người mua.
Ớt trồng ở miền Tây chủ yếu xuất sang Trung Quốc, nhưng hiện thị trường này ngừng “ăn hàng” khiến sản phẩm của nông dân bí đầu ra. Ảnh: A.X
Anh Trần Trung An (ngụ xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) than vãn: “Vụ này gia đình đầu tư 70 triệu đồng trồng gần 1ha ớt. Nhưng tới kỳ thu hoạch giá giảm chỉ còn 9.000 đồng một kg mà không có người mua nên đành nhổ bỏ, trồng cây khác”.
Có 3.500 m2 ớt chỉ thu hoạch được 2 đợt trái, tính ra không đủ tiền vốn, ông Trần Văn Trà (ngụ xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự) buồn bã nói năm nay người trồng ớt đều lâm cảnh trắng tay vì giá rớt thảm.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 2.700 ha trồng ớt, tập trung nhiều ở huyện Thanh Bình, Hồng Ngự… Các chủ cơ sở phơi ớt ở địa phương phản ánh do thị trường Trung Quốc không còn “ăn hàng” nên thương lái không mua, sơ chế xuất qua đó nữa.
Theo ông Trần Thành Nhi – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự, trước đây, giá ớt có khi tới 100.000 đồng một kg nhưng hiện chỉ còn khoảng 9.000 đồng, trong khi chi phí thu hoạch là 7.000 – 8.000 đồng một kg nhưng nông dân rất khó bán. Trước mắt, địa phương đang phối hợp tìm kiếm thị trường giúp người dân tiêu thụ sản phẩm.
Video đang HOT
Theo Cửu Long (VnExpress)
Đu đủ giá 500 đồng/kg, không ai mua dân miền Tây bỏ chín rục vườn
Giá đu đủ chỉ còn 500 đồng/kg nhưng gần 2 tháng nay, nông dân Đồng Tháp cũng không tìm được đầu ra cho loại trái cây này.
Đu đủ quá lứa thu hoạch nhiều trái thối hư nhưng nông dân không tìm được đầu ra. Ảnh: Ngọc Trinh.
Con đường mòn dẫn vào những vườn đu đủ trĩu quả dọc sông Tiền chẳng có người trông coi, khác hẳn không khí nhộn nhịp của những mùa thu hoạch như trước đây.
Ông Trần Văn Xuyến (ở xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp) nói: "Mọi năm tệ lắm cũng bán được 2.000-3.000 đồng/kg, năm nay chỉ có 500-700 đồng/kg mà chẳng ai mua. Nhà tôi trồng 200 gốc đu đủ, giá bình thường nếu trừ chi phí cũng có lợi nhuận gần 30 triệu đồng. Năm nay thì mất trắng, bởi vườn đu đủ hơn chục tấn trái đã quá đợt thu hoạch 20 ngày mà không ai mua".
Đu đủ nhẹ công chăm sóc và phân bón, từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng. Mỗi cây cho sản lượng 30-50kg, năng suất thu hoạch trung bình từ 5 tấn trái/công nên được nhiều nông dân ít vốn chọn làm cây trồng chủ lực.
Cạnh vườn ông Xuyến, ông Trần Văn Trà cũng có 650 gốc đu đủ sai trái nhưng đã quá lứa thu hoạch.
"Năm trước đu đủ có giá, nhà tôi bán được mấy chục triệu nên năm nay trồng lại, nào ngờ chẳng có người hỏi mua. Thường thì thương lái liên hệ đặt mua còn giờ mình chủ động gọi bán nhưng chỉ nhận được câu trả lời là không có đầu ra và im lặng, ông Trà cho biết.
Nông dân này nói hiện trong vườn có hơn chục tấn trái đã quá kỳ thu hoạch nên hư, rụng ngày một nhiều.
"Vụ ớt rớt giá vừa rồi đã khiến gia đình lâm vào cảnh khó, nay lại khổ hơn vì trồng gì cũng rớt giá thảm, không bán được", ông Trà nói thêm.
Các hộ dân trồng đu đủ ở đây cho biết, loại giống họ trồng là để bán cho thương lái mua về làm gỏi trộn mắm. Thị trường chính của loại trái cây này là Campuchia và TPHCM.
Hiện giá mỗi kg đu đủ chỉ còn 500 đồng, trong khi tiền thuê người thu hoạch đã 200 đồng/kg nên nhiều vườn bỏ không. Họ gọi hàng xóm, các cơ sở nấu ăn đến để cho không nhưng cũng không thể giải quyết hết.
Người dân bỏ mặc đu đủ gãy rụng vì bán không được. Ảnh: Ngọc Trinh.
Theo nhiều nhà vườn ở ấp Thượng, chỉ tính riêng khu vực bãi bồi từ phà Hồng Ngự đến phà Long Khánh chỉ hơn 1 km nhưng có khoảng 70 hộ trồng đu đủ. Hộ nào nhiều thì gần 2 ha còn ít cũng 1 - 2 công, nhưng số bán được chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Là một trong những hộ may mắn bán được đu đủ, ông Trần Văn Phó cho biết: "Đợt đầu gia đình tôi thu hoạch 3 tấn trái bán giá 1.500 đồng/kg, nhưng hiện giờ giá rớt xuống chỉ còn 700 đồng/kg. Thương lái không thu mua, dẫn đến đu đủ chín rục đầy vườn nên có người mua là giá nào cũng bán.
Năm rồi ai cũng bán trên 100 triệu còn giờ bán được là mừng lắm rồi. Ở đây tôi còn chút may mắn khi bán được do có mối quen, chứ những người khác coi như mất trắng".
Ông Trần Thành Nhi, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự, cho biết huyện có khoảng 600 ha rẫy. Đu đủ là loại cây nông dân tự chuyển đổi. Tuy nhiên, do người dân trồng nhiều quá dẫn đến dư thừa, không có đầu ra.
Hiện đu đủ trồng ở địa phương chỉ còn 500 đồng/kg nhưng chẳng có thương lái thu mua. Vừa qua huyện có tập trung một số mối liên kết nhưng do vị trí địa lý không thuận tiện nên thương lái khó tìm đến.
Theo Ngọc Trinh - Kim Thoa (Zing.vn)
Bắt khẩn cấp nghi phạm hiếp dâm, sát hại bé gái 9 tuổi Tại cơ quan điều tra, Củ thừa nhận đã sát hại bé gái 9 tuổi sống gần nhà để cướp bông tai vàng và xâm hại tình dục. Ngày 23.4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp đã ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Củ (33 tuổi, ngụ Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự). Nghi phạm bị điều...