Giá ô tô giảm sập sàn, mua xe cách nào khi đang thực hiện giãn cách xã hội?
Showroom ô tô đóng cửa không thể xem xe trực tiếp hay CSGT tạm ngừng đăng ký xe, cấp biển số,… khiến nhiều khách gặp khó khi mua xe.
Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 khiến nhiều mặt hàng kinh doanh gặp khó khăn, trong đó có ô tô.
Giãn cách xã hội, nhiều khách hàng phải mua xe online do các đại lý ô tô tạm đóng cửa
Nhiều showroom tại Hà Nội, TP. HCM,… phải đóng cửa, khách hàng muốn mua xe không thể đến trực tiếp để xem xe. Thậm chí, có những khách đặt xe từ trước đợi đến thời điểm này để nhận xe né tháng Ngâu nhưng do giãn cách đại lý không giao được xe.
Hoặc nếu có giao được, khách hàng cũng không thể đi đăng ký xe do CSGT đã tạm ngừng cấp biển số phương tiện để phòng, chống dịch.
Mua xe online
Trước tình hình này, nhiều nhân viên tư vấn bán hàng các hãng đẩy mạnh quảng cáo xe, tư vấn online qua điện thoại và các kênh thông tin là mạng xã hội như: facebook, zalo, instagram, tiktok, youtube.
“Thời gian này, sale phải đầu tư tiền và thời gian để chạy google adwords, facebook adwords quảng cáo xe nhằm tiếp cận với nhiều khách hàng dễ dàng hơn. Do khách không thể qua showroom xem xe trực tiếp nên cần tư vấn cụ thể về giá bán, điểm khác nhau giữa các phiên bản của xe cho khách, thậm chí tự quay video giới thiệu xe gửi cho khách,…”, một nhân viên sale Lexus Thăng Long cho biết.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Nam (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, đầu tháng 8 đọc được thông tin Honda CR-V đang giảm giá mạnh đến 150 triệu đồng, tôi liền chốt mua một chiếc mà không qua showroom xem xe trước cũng không gặp nhân viên tư vấn.
“Do đang giãn cách xã hội, hạn chế ra khỏi nhà nên tôi được sale tư vấn qua facebook, gửi hình ảnh và video giới thiệu xe cho nghiên cứu. Khi quyết định mua, tôi chuyển tiền online đặc cọc và nhận được ảnh chụp hợp đồng mua xe từ sale. Chờ hết giãn cách sẽ đến showroom nhận xe và đi đăng ký”, anh Nam nói.
Một nhân viên showroom VinFast trên địa bàn Hà Nội cho biết, trải qua nhiều đợt ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhân viên sale đã quen với việc tư vấn online cho khách hàng. Tuy nhiên, do không trải nghiệm xe thực tế được nhiều khách hàng vẫn e ngại trong việc chốt hợp đồng, khiến doanh số bị ảnh hưởng ít nhiều.
Không chỉ gặp khó vì không thể xem xe trực tiếp, khách mua ô tô thời điểm này ở các thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội còn không đăng ký xe được vì dịch vụ cấp biển số xe đang tạm ngừng
Xe mới không thể lăn bánh vì giãn cách xã hội
Anh Lê Thành (sale Lexus Thăng Long) cho biết, những ngày qua, khách hàng liên tục gọi điện cho anh để hỏi khi nào nhận được xe đặt trước đó vì xe đã về đại lý, lo lắng khi tháng Ngâu đã cận kề.
Tuy nhiên do showroom tạm đóng cửa lại phải hạn chế tiếp xúc nên không thể giao cho khách thời điểm này, anh đành thuyết phục khách nếu ngại tháng Ngâu thì chờ qua Ngâu rồi nhận xe.
Chưa kể, thời điểm này nếu có giao xe cho khách cũng không thể lăn bánh được vì CSGT đã tạm ngừng cấp biển số và đăng ký xe.
Nhân viên sale Honda Long Biên cũng cho biết, nhiều khách hàng khi được tư vấn muốn nhận xe trước tháng Ngâu nhưng do ảnh hưởng của dịch, một số mẫu không có sẵn màu ở đại lý để giao xe cho khách nên không thể đáp ứng.
Nhân viên phải tư vấn thêm dù giao xe được thời điểm này, khách hàng cũng không đăng ký xe được nên khách có thể đặt cọc trước, chờ qua tháng Ngâu thì nhận xe, vẫn sẽ giữ ưu đãi tốt cho khách hàng và tặng thêm phụ kiện cho khách.
“Một số khách thiện chí cũng đồng ý nhưng số khác vẫn e ngại vì chờ đợi lâu nên không chốt đơn”, nhân viên này chia sẻ.
Tuy nhiên, theo nhiều nhân viên sale đây là thời điểm tốt để mua xe dù gặp nhiều khó khăn bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh số sụt giảm, lại chuẩn bị bước vào tháng Ngâu, nhiều mẫu xe đang được các đại lý và hãng xe giảm giá mạnh tay để kích cầu.
Nhờ đó, khách hàng sẽ mua được xe với giá tốt hơn bằng cách đặt cọc trước từ 10-30 triệu đồng, tuỳ theo giá trị của từng mẫu xe, chờ đến khi hết giãn cách đến xem xe, ký hợp đồng, chuyển hết tiền và chờ qua tháng Ngâu thì nhận xe đưa đi đăng ký.
Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, sắp cân bằng với xe sản xuất nội địa
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 7 vẫn tăng 11% về số lượng so với tháng 6, dù đây là thời điểm giãn cách ở nhiều nơi.
Tổng cục Hải quan ước tính, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 7 đạt khoảng 17.000 xe, kim ngạch 332 triệu USD, tăng 11% về lượng và giảm 0,9% về trị giá so với tháng trước.
Ước tính từ đầu năm đến hết tháng 7, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt khoảng 98.000 chiếc, kim ngạch xấp xỉ 2,1 tỷ USD, tăng 116,9% về lượng và tăng 111,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Xe nhập khẩu Thái Lan chờ thông quan tại cảng Tân Vũ (Hải Phòng). Ảnh: Lam Anh
Theo Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), lượng xe nhập về Việt Nam có mã số HS phần lớn từ các thị trường miễn giảm thuế, chủng loại chủ yếu là xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi giá rẻ từ Indonesia, Thái Lan.
Hai thị trường này chiếm đến 80% tổng lượng xe con nguyên chiếc nhập khẩu.
Lượng xe nhập về nhiều và lắp ráp xe trong nước có xu hướng tăng lên, trong khi tổng cầu thị trường xe giảm do dịch bệnh và khó khăn chung của nền kinh tế.
Vì vậy, các hãng xe và đại lý tại Việt Nam liên tiếp giảm giá trong thời gian gần đây để giành giật thị trường và chạy đua doanh số.
Các hãng xe như VinFast, TC Motor, Thaco, Honda, Toyota đều tung gói ưu đãi cho nhiều mẫu xe, từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng để kích cầu tiêu dùng.
Một số đại lý xe hơi tại Hà Nội cho biết với tình hình dịch bệnh như hiện nay, xu hướng giảm giá, kích cầu mua sắm sẽ diễn ra liên tiếp trong quý 3 và có thể tiếp tục ở quý 4 khi thị trường xuất hiện thêm những mẫu xe mới, xe nâng cấp ra đời.
Đối với các doanh nghiệp lắp ráp trong nước, khó khăn lớn là tình trạng khan hiếm chip, linh kiện quan trọng cho các dòng xe thông minh.
Nhiều hãng xe tại Việt Nam cũng khó khăn về chi phí nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng tăng do chi phí logistics cao, khiến nhiều hãng xe phải cắt giảm sản lượng, điều tiết dòng xe doanh số thấp.
Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, cộng dồn 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng ô tô nguyên chiếc nửa đầu năm nay đã tăng 99,6% về lượng và tăng đến 102,5% về giá trị; và nếu so sánh số liệu tháng 6/2021 với cùng kỳ năm ngoái, thì tăng trưởng lên tới 324,9% về lượng và tăng 265,1% về giá trị.
Nhìn lại diễn biến thị trường năm 2020, tỉ trọng xe nhập khẩu nguyên chiếc đã lên tới 41% trong nửa đầu năm, đạt mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, đe dọa mất cân bằng tương quan với sản xuất nội địa.
Ô tô Suzuki bán chạy nhất Việt Nam giảm 50 triệu đồng, đấu Mitsubishi Xpander Chính sách ưu đãi từ nhà phân phối (Visuco) cùng các đại lý giúp giá bán Suzuki XL7 - dòng ô tô Suzuki bán chạy nhất Việt Nam giảm gần 50 triệu đồng, mở ra cơ hội hút khách, cạnh tranh cùng các phiên bản Mitsubishi Xpander. Suzuki XL7 - dòng ô tô Suzuki bán chạy nhất Việt Nam đang được giảm gần...