‘Giá nước sạch sông Đuống hơn 10 ngàn/m3, 2.000đ là trả lãi vay của nhà đầu tư’
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà cho biết, trong mức giá 10.246 đồng/m3 tạm tính của nước sông Đuống có khoảng 2.003 đồng là trả lãi vay của nhà đầu tư.
Giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều nay với nội dung công ty CP nước mặt sông Đuống thông tin về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn TP. Tuy nhiên, cuộc họp không có sự tham dự của lãnh đạo công ty này mà chỉ có một số lãnh đạo TP.
Mở đầu, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Võ Tuấn Anh thông tin, dự án nhà máy nước mặt sông Đuống được khởi công từ tháng 3/2017, đến tháng 10/2019 xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm.
Hiện TP đang phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiệm thu, quyết toán phần giai đoạn 1, trên cơ sở đó triển khai tiếp các bước giai đoạn 2.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến giá nước sạch tối đa của nhà máy nước mặt sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m2, cao hơn các nhà máy nước sạch khác, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà nêu hàng loạt văn bản liên quan đến phương pháp tính tiền, nhấn mạnh việc “phải tính đúng, tính đủ” theo quy định.
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà: TP chưa trợ giá bất cứ đồng nào cho các đơn vị cung cấp nước sạch
Nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” cụ thể là chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản lý DN (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%…
Theo ông Hà, mức giá trên chỉ là mức tạm tính tối đa, mức cụ thể được xác định khi nhà máy đi vào hoạt động và được quyết toán.
Về thông tin mỗi năm TP Hà Nội hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho các DN do chênh lệch giá nước sạch sông Đuống với các DN khác, ông Hà cho hay, đến thời điểm này chưa xác định được giá nước sạch sông Đuống (mới tạm tính giá) vì dự án chưa được quyết toán.
“Đến thời điểm hiện tại, TP chưa trợ giá bất cứ đồng nào cho các đơn vị cung cấp nước sạch, trong đó có sông Đuống”, ông Hà nhấn mạnh.
Liên quan đến thông tin giá nước sạch sông Đuống bán buôn cao hơn giá bán lẻ, ông Hà cho biết, nếu giá tạm tính là 10.246 đồng/m3 thì cao hơn giá bán lẻ hiện hành (giá bán lẻ 7.000 đồng/m3).
Video đang HOT
Vì vậy, Sở đã tổ chức hiệp thương với công ty nước mặt suông Đuống và các đơn vị phân phối, theo nguyên tắc giá bán buôn không được phép cao hơn giá bán lẻ.
Theo báo cáo của công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, giá bán lẻ bình quân 9.761 đồng/m3, sau khi tính toán trừ phần hao hụt thì còn 7.947 đồng/m3. Vì vậy, liên ngành đã báo cáo TP xác định giá hiệp thương tạm tính là 7.700 đồng/m3 và công ty nước mặt sông Đuống bán buôn cho các đơn vị bán lẻ theo giá 7.700 đồng/m3.
“Giá nước sạch sông Đuống 10.246 đồng/m3 là giá tạm tính tối đa để ký kết thỏa thuận, chứ đây không phải là giá bán đến người tiêu dùng, cũng không phải là giá bán lẻ”, ông Hà khẳng định.
Quy mô đầu tư khác nhau nên giá khác
Trước việc vì sao giá nước mặt suông Đuống cao hơn nước sạch sông Đà, Giám đốc Sở Tài chính giải thích, về nguyên tắc tính giá nước của các đơn vị đều giống nhau theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến suất đầu tư khác nhau.
Cụ thể, nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng.
“Rõ ràng quy mô đầu tư giữa hai dự án khác nhau. Chất lượng nguồn nước thô cũng khác nhau” – ông Hà nói.
Ngoài ra, ông Hà cho biết, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng khoảng 3.998 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào sử dụng, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước.
“Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước khoảng 20%, tức là khoảng 2.003 đồng mỗi m3 nước”, ông Hà nói thêm.
Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Võ Tuấn Anh cho biết thêm, đối với dự án nhà máy nước mặt sông Đuống thì Hà Nội không nắm cổ phần chi phối trong quá trình đầu tư.
Theo ông, việc kiểm soát chất lượng đầu tư đối với nhà máy nước mặt sông Đuống cũng như tất cả các công trình khác sẽ được đảm bảo, không có chuyện TP Hà Nội bỏ qua, không quan tâm đến ý kiến các chuyên gia cũng như nhân dân.
Theo Vietnamnet
Nhà máy nước mặt sông Hồng chậm tiến độ, Hà Nội tức tốc bổ sung dự án
Do dự án nước mặt sông Hồng chậm tiến độ, UBND TP.Hà Nội đã giao công ty nước sạch Tây Hà Nội đầu tư dự án xây dựng hệ thống nước sạch cho 8 xã và vùng phụ cận huyện Đan Phượng.
TP.Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương giao Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội đầu tư dự án xây dựng hệ thống nước sạch cho 8 xã (Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung) và vùng phụ cận huyện Đan Phượng.
Dự án có công suất cấp nước: 20.000 (m3/ngày đêm); quy mô dân số được cấp nước khoảng 84.408 người (20.000 hộ).
Theo UBND TP.Hà Nội, khi nhà máy nước sông Hồng chưa đi vào hoạt động, nguồn cấp được lấy nước từ hệ thống cấp nước Sông Đà để cấp nước cho 3 xã Hạ Mỗ, Liên Hồng, Liên Hà. Đến năm 2020 khi đã có nguồn từ nhà máy nước sông Hồng, sẽ cấp nước cho 5 xã còn lại đảm bảo bao phủ toàn bộ 8 xã của dự án.
Phần lớn người dân ở Hà Nội vẫn đang sử dụng nước sạch sông Đà.
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án được đăng ký trên nguyên tắc do các Nhà đầu tư tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác phù hợp theo quy định.
Việc xây dựng phương án giá nước phải tuân thủ quy định hiện hành tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch... và các quy định liên quan khác của Nhà nước và Thành phố.
Dự án được triển khai sẽ xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước phân phối, dịch vụ, đấu nối cấp nước cho người dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các xã và vùng phụ cận; xây dựng hệ thống cấp nước phù hợp với quy hoạch cấp nước đã được duyệt khớp nối đồng bộ với hệ thống mạng lưới truyền dẫn theo quy hoạch thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng, góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe người dân.
TP.Hà Nội yêu cầu nhà đầu tư đảm bảo vốn chủ sở hữu và vốn huy động để triển khai dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt; xây dựng phương án giá bán nước phù hợp với các quy định của Nhà nước và giá nước hiện hành của thành phố đang thực hiện;
Lựa chọn, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, sử dụng ống nước có thời hạn sử dụng 30-50 năm, đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo hiệu quả đầu tư và không gây ảnh hưởng đến môi trường...
Nhiều quận, huyện của TP.Hà Nội vẫn đang thiếu nước sạch.
Trước đó, dự án nhà máy nước mặt sông Hồng được UBND TP.Hà Nội phê duyệt, nằm trên địa bàn huyện Đan Phượng chậm tiến độ kéo dài, trong khi Đan Phượng là một trong những địa bàn còn nhiều khó khăn về nước sạch.
Ông Nguyễn Thạc Hùng- Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, dự án nước mặt sông Hồng đang bị chậm tiến độ. Huyện đã rất nỗ lực giải phóng mặt bằng, nhưng còn nhiều khó khăn.
"Theo dự kiến ban đầu thì năm 2018 đưa vào vận hành, cung cấp nước. Nhưng dự án hiện vẫn đang triển khai và theo cam kết với thành phố sẽ đưa vào vận hành vào cuối 2019 đầu năm 2020", ông Hùng nói.
Để giải quyết vấn đề cấp nước sạch trong khi chờ nhà máy nước mặt sông Hồng, TP đã có chủ trương giao Công ty nước sạch Đan Phượng xây dựng trạm xử lý nước mặt sông Hồng đặt tại xã Hồng Hà. "Chúng tôi sẽ tiếp tục đôn đốc, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng", ông Hùng thông tin.
Được biết, cuối năm 2018, trong đợt giám sát của Ban Đô thị HĐND TP.Hà Nội, đại diện Nhà máy nước mặt sông Hồng thừa nhận việc chậm tiến độ thời gian dài. Nguyên nhân được cho là do dự án lớn, đòi hỏi công nghệ cao, đòi hỏi đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn...
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, huyện Đan Phượng là một trong những địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai hạ tầng nước sạch. Trong đó, khó khăn chủ yếu là tìm nguồn nước.
Mục tiêu của TP, đến năm 2020 sẽ bao phủ 100% nước sạch cho cư dân trên địa bàn, trong đó phụ thuộc rất lớn vào tiến độ thực hiện dự án Nhà máy nước mặt Sông Hồng, tuy nhiên, hiện tại chưa rõ tiến độ của đơn vị này.
Mới đây, tại phiên giải trình về cung cấp nước sạch trên địa bàn của HĐND TP.Hà Nội, nhiều đại biểu tập trung nêu hiện trạng có tới hơn một nửa các dự án cấp nguồn nước chậm tiến độ, thậm chí có dự án chưa triển khai. Một số dự án dang dở, xuống cấp dù chưa hoàn thành...
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, trong hơn 1 năm qua, TP đã cho triển khai 11 dự án. Hiện đã đưa nước đến các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Hà Đông, Ứng Hòa...
"Công ty Cổ phần nước mặt sông Hồng cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ, từ nay đến hết quý III/2019, nếu Công ty này không thực hiện TP sẽ xem xét để thay thế", ông Dục nói và cho biết, việc chậm triển khai các dự án là do vướng công tác giải phóng mặt bằng, khả năng của nhà đầu tư. TP đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ của 11 dự án này.
Cũng theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, qua đánh giá, tính khả thi của các Quy hoạch cấp nước rất cao, song khó nhất vẫn là ở huyện Chương Mỹ, 3 xã ở huyện Sóc Sơn, Thạch Thất do dân cư thưa thớt, địa hình khó khăn...
Theo danviet
Cty nước sông Đà cấp nước trở lại cho người dân Hà Nội: Có an toàn? Đại diện các đơn vị phân phối nước sạch sông Đà xác nhận, hiện nước sạch từ nhà máy Sông Đà đã được cấp trở lại. Sáng 17/10, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Tới - Tổng giám đốc Công ty Viwaco - đơn vị phân phối nước sạch sông Đà cho biết, hiện nước sạch từ nhà máy Sông Đà...