Giá nước sạch Hà Nội sẽ tăng trong tháng tới
Để bù đắp khoản lỗ do giá bán nước sạch thấp hơn so với giá thành sản xuất, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội dự kiến tăng giá nước phục vụ sinh hoạt lên hơn 4.000 đồng/m3, giá nước phục vụ kinh doanh lên hơn 14.000 đồng/m3 từ ngày 1/10 tới.
Giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội Nguyễn Như Hải cho biết, lần tăng giá nước sạch gần đây nhất trên địa bàn thành phố là từ năm 2010. Sau 3 năm tăng giá đến nay, theo ông Hải các chi phí đầu vào đã tăng rất nhiều như lương tối thiểu vùng tăng từ 800 nghìn đồng/tháng lên đến hơn 2 triệu đồng/tháng, tiền điện bình quân cũng đã tăng…
Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội Nguyễn Như Hải trình bày phương án tăng giá nước
Liên ngành các Sở Tài Chính, Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Cục thuế Hà Nội đã thẩm định giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch năm 2013 trên địa bàn trên 7.000 đồng/m3. Trong khi đó giá bán nước sạch trên địa bàn thành phố để phục vụ sinh hoạt chỉ 4.000 đồng/m3; giá bán nước cho đơn vị sản xuất vật chất là 7.000 đồng/m3.
Video đang HOT
Vì những lý do trên, hàng năm Công ty nước sạch Hà Nội thường lỗ rất lớn ở lĩnh vực kinh doanh nước sạch. Như năm 2013, với mức giá bán thấp hơn giá thành sản xuất nước, chi phí của Công ty này sẽ bị “thiếu” khoảng 185 tỷ đồng. “Việc điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch hiện nay là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế”, ông Hải nói.
Điều chỉnh mức giá nước sạch sát với giá thành sản xuất, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội dự kiến tăng giá nước theo lộ trình chia làm 3 năm (từ nay đến 2015). Cụ thể, năm 2013, mức giá bình quân điều chỉnh bằng 85,09% so với giá thành (tăng 26,3% so với giá bình quân thực hiện từ 2010). Theo đó, mức giá nước thấp nhất phục vụ sinh hoạt sau khi tăng giá là 4.172 đồng/m3, mức giá nước cao nhất phục vụ kinh doanh dịch vụ là 14.137 đồng/m3.
Trong năm 2014, mức giá bình quân điều chỉnh bằng 100% giá thành (tăng khoảng 24,8% so với mức giá bình quân năm 2013). Theo đó, mức giá thấp nhất phục vụ nước sinh hoạt sau khi tăng giá là 5.020 đồng/m3, mức giá cao nhất phục vụ kinh doanh dịch vụ là 18.342 đồng/m3.
Năm 2015, mức giá bình quân bằng 113,74% so với giá thành (tăng 19,34% so với mức giá bình quân năm 2014). Theo đó, mức giá thấp nhất phục vụ nước sinh hoạt sau khi tăng giá trong năm 2014 lên gần 6.000 đồng/m3, mức giá cao nhất phục vụ kinh doanh dịch vụ là 22.068 đồng/m3.
Nếu được HĐND thành phố thông qua, Công ty Nước sạch Hà Nội dự kiến bắt đầu tăng giá nước từ ngày 1/10/2013. Trong 2 năm 2014 và 2015, Công ty TNHH MTV cũng lấy ngày 1/10 để tính giá nước mới.
Ông Hải cũng cho biết, từ ngày 1/10 tới, sẽ bỏ quy định khách hàng sử dụng dưới 4 m3/tháng nhưng vẫn phải thanh toán tiền theo mức tối thiểu 4 m3/tháng. Thay vào đó người dân sử dụng dưới 4 m3 sẽ chi trả theo đúng lượng nước sử dụng.
Quang Phong
Theo Dantri
TPHCM: Kiểm tra chế độ tiền lương của tất cả doanh nghiệp nhà nước
UBND TPHCM đã giao Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thành lập đoàn kiểm tra chính sách, chế độ tiền lương của tất cả doanh nghiệp nhà nước của TP và báo cáo kết quả trong tháng 11/2013.
Đồng thời, UBND TP cũng giao cho Sở này nghiên cứu, đề xuất mức lương tối thiểu cho năm 2013 và năm 2014 để Sở Tài chính bố trí dự toán chi ngân sách năm 2014 cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công ích.
Mức lương chênh lệch khủng khiếp giữa công nhân và "sếp" tại 4 doanh nghiệp công ích vừa công bố khiến dư luận hết sức bất bình
Trước đó, UBND TP đã thanh tra chế độ tiền lương tại 8 doanh nghiệp công ích và đã công bố kết quả thanh tra tại 4 doanh nghiệp cho thấy đơn vị nào cũng có sai phạm trong việc chi lương cho ban điều hành doanh nghiệp cao hơn quy định nhiều lần, áp dụng mức lương tối thiểu để xác định đơn giá tiền lương sai quy định. Kết quả thanh tra 4 doanh nghiệp còn lại UBND TP sẽ tiếp tục công bố trong thời gian tới.
Đối với sai phạm của 4 doanh nghiệp công ích đã có kết luận, UBND TP giao Sở Nội vụ thành lập Hội đồng kỷ luật xem xét hình thức xử lý về sai phạm không chấp hành các quy định pháp luật về lao động, tiền lương; đề xuất phân công, phân cấp các sở-ngành và UBND quận-huyện thực hiện một số quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.
UBND TP cũng giao cho Sở Xây dựng trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở LĐ-TB&XH thực hiện điều chỉnh hệ số chi phí nhân công và máy thi công đối với các lĩnh vực dịch vụ công ích trên địa bàn TP.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
'Mỗi ngày TP HCM phải thu 1.000 tỷ mới đủ chỉ tiêu' Nhận định kinh tế TP HCM có dấu hiệu khởi sắc và trong 8 tháng qua thành phố đã nộp ngân sách 150.000 tỷ đồng, song Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho rằng những tháng cuối năm phải thu thêm 80.000 tỷ nữa mới đủ chỉ tiêu Trung ương giao. Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM...