Giá nông sản hôm nay 14.4: Giá cà phê vẫn theo hình sin, hồ tiêu có hồi phục?
Thị trường cà phê trong nước hôm 13.4 có nhiều thay đổi, đi theo hình sin và giảm mất 200 đồng/kg, chốt phiên ở mức 46.200 – 47.100 đồng/kg. Các nhà phân tích dự đoán, giá cà phê hôm nay 14.4 có thể sẽ quay trở lại xu hướng tích cực do một số quỹ đầu tư nước ngoài đang tạm ngừng bán ra và tăng thu mua.
Nông dân Đăk Lăk thu hoạch cà phê. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường
Giá cà phê sẽ hồi phục nhờ tăng lượng mua?
Theo các phân tích từ thị trường cà phê thế giới, một số yếu tố tích cực trên sàn kỳ hạn arabica đã lộ cho thấy dấu hiệu các quỹ đầu tư tạm ngừng bán ra và đang tăng lượng dư mua, cụ thể là lượng hợp đồng mở tăng liên tục trong tuần vừa qua.
Tính đến trước khi mở cửa ngày 07.4, lượng hợp đồng mở sàn này lên 203.014 lô so với 7 ngày trước đó chỉ 193.924 lô, tăng 9.090 lô hay tương đương với gần 155.000 tấn.
Trước khi lên lại để đóng cửa ở mức 142.40 cts/lb, giá tháng 7.2017 sàn New York đã từng ba lần xuống mức 138.60 cts/lb nhưng sau đó lại tăng lên. Trên sàn robusta London, giá tháng 05.2017 chốt tại mức 2.170 USD/tấn.
Tuy nhiên, trái với dự đoán, trong ngày hôm qua, trên thị trường thế giới giá cà phê lại quay đầu giảm, kéo theo giá cà phê nhân xô tại thị trường trong nước giảm 200 đồng, chốt tại mức 46.200 – 47.200 đồng/kg.
Video đang HOT
Cụ thể, giá cà phê tại Lâm Đồng ở mức 46.200 đồng/kg; Đăk Lăk 46.900 đồng/kg; Gia Lai 47.200 đồng/kg. Giá cà phê FOB tại cảng TP. HCM phiên 13.4 giảm 9 USD xuống mức 2.057 USD/tấn.
Được biết, những thương gia mua cà phê lớn ở châu Âu như Nestle đang phải chật vật để mua được nguồn robusta tốt sau khi mưa lớn tại Việt Nam – nước trồng hàng đầu gây thiệt hại cho vụ cà phê mới nhất.
Điều đáng chú ý là mở cửa phiên giao dịch ngày 14.4, giá cà phê hôm nay có sự thay đổi ngược chiều nhau trên sàn quốc tế. Theo đó, giá mở cửa trên sàn London kỳ hạn tháng 5.2017 ở mức 2.145 USD/tấn, giảm 12 USD/tấn; ngược lại trên sàn New York, giá tháng 5 mở cửa ở mức 138.90cts/lb.
Giá ca cao lại suy yếu
Theo trang tin trực tuyến giacaphe.com, giá ca cao kỳ hạn đã suy yếu xuống gần mức thấp của 4 tuần trong phiên trước, do nhu cầu bánh kẹo sô cô la sụt giảm.
Giá ca cao London kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên giảm 18 GBP, tương đương 1,12% xuống ở 1.585 GBP/tấn. Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 7 đóng cửa cũng giảm 21 USD, tương đương 1,06%, chốt tại 1.967 USD/tấn. Dự báo giá ca cao hôm nay 14.4 sẽ vẫn tiếp tục đà giảm.
Giá hồ tiêu vẫn ở mức thấp
Ngày hôm qua 13.4, giá hồ tiêu nguyên liệu trong nước vẫn không có dấu hiệu phục hồi khi dao động ở mức 101.000 – 104.000 đồng/kg. Cụ thể, giá hồ tiêu tại Gia Lai ở mức 101.000 đồng/kg; tại Đăk Lăk là 102.000 đồng/kg; tại Đăk Nông và Đồng Nai cùng ở mức 103.000 đồng/kg; tại Bà Rịa – Vũng Tàu hồ tiêu ở mức 104.000 đồng/kg.
Nông dân huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Báo Đăk Lăk
Do giá hồ tiêu liên tục giảm nên bà con nông dân đang rất lo lắng, không biết nên bán ra hay cố gắng găm hàng để đợi giá hồi phục. Theo phân tich cua Bô NNPTNT, giá tiêu biến động thất thường và có xu hướng giảm mạnh là do cung vượt quá cầu, Việt Nam lại đang vào chính vụ thu hoạch tiêu, sản lượng lớn. Do hồ tiêu của Việt Nam chiếm tới 50% sản lượng hồ tiêu toàn cầu nên chỉ cần Việt Nam tăng sản lượng là sẽ có tác động đến giá hồ tiêu thế giới.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, giá tiêu có thể sẽ chỉ giảm tạm thời bởi nhu cầu của thế giới đối với mặt hàng này vẫn tăng. Cụ thể, nhu cầu hạt tiêu toàn cầu hàng năm tăng khoảng 4%, trong khi sản lượng chỉ tăng khoảng 2%.
Theo Danviet
Hồ tiêu đặc sản của Kiên Giang cũng không thoát được thảm cảnh này
Từ giữa tháng 3.2017 đến nay, giá hạt tiêu đen tại Kiên Giang đã giảm gần 50% so cùng kỳ năm 2016. "Thảm cảnh" này khiến bà con nông dân trồng tiêu vô cùng lo lắng khi tiêu đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Cụ thể, Tại các vùng trồng tiêu trong tỉnh Kiên Giang như: Hà Tiên, Giồng Riềng, Gò Quao... giá tiêu đang dao động ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm 2016, giá tiêu đen thường ở mức 190.000 - 200.000 đồng/kg.
Nông dân chăm sóc tiêu trong quá trình chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Trung Hiếu
Theo chị Nguyễn Thị Thủy, người dân trồng tiêu tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, khoảng 10 năm nay, giá tiêu mới xuống mức thấp như vậy. Các năm trước giá hồ tiêu gần như ổn định khoảng 190.000 - 200.000 đồng/kg.
Cũng theo chị Thủy, năm 2016 gia đình chị trồng 1.000 nọc tiêu trên 4 công đất, sau khi thu hoạch trừ chi phí, gia đình chị còn lãi gần 150 triệu đồng. Thấy trồng tiêu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, năm nay gia đình chị tăng gấp đôi diện tích trồng tiêu. Tuy nhiên, với giá tiêu hiện tại, chị Thủy đang rất lo lắng không thu hồi đủ vốn bởi cây tiêu đã đến mùa thu hoạch rộ.
Trong khi đó, huyện Giồng Riềng đang có trên 160ha tiêu đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Màu - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông dân trồng tiêu xã Ngọc Hòa, lo lắng nói: "Với giá 110.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm xuống tới gần 100.000 đồng/kg thì nông dân lãi rất ít. Riêng với những hộ thu hoạch vụ đầu sẽ lỗ nặng".
Theo ông Màu, chỉ riêng tiền đầu tư nọc tràm, tiêu giống, lên liếp... cũng đã mất trên 20 triệu đồng/công; ngoài ra, thường thì năng suất vụ đầu rất thấp (khoảng 0,5-1kg/nọc tiêu). Do đó, với giá tiêu thấp như hiện nay thì nông dân trồng vụ đầu sẽ chắc chắn bị thua lỗ.
Hồ tiêu Kiên Giang năng suất cao nhưng giá bán lại khá thấp khiến người trồng tiêu rất lo lắng khi vào mùa thu hoạch rộ. Ảnh: Trung Hiếu
Để đối phó với tình hình giá hồ tiêu rớt mạnh, nhiều nông dân trồng tiêu quyết định trữ lại hàng chờ giá tăng. Nhưng nhiều hộ đang gặp khó khăn, vốn yếu nên đành phải bán ngay để có tiền đầu tư cho vụ sau. "Nhà tôi trồng 20 công tiêu, với giá như hiện nay dẫu biết không lãi nhưng phải chấp nhận bán vì còn trả tiền ngân hàng và đầu tư cho vụ kế tiếp" - chị Thị Hồng, người dân trồng tiêu xã Ngọc Hòa nói.
Một chủ vựa mua tiêu đen tại huyện Gò Quao, cho biết thêm: "Do thời gian qua bà con nông dân địa phương thay đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa chuyển sang trồng tiêu khá nhanh, từ đó sản lượng, năng suất tiêu năm sau đều vượt xa nhiều lần so năm trước, cộng với việc đây là thời điểm thu hoạch rộ hồ tiêu nên các doanh nghiệp thu mua sẽ tiếp tục "chiêu bài" cũ là ép giá nông dân".
Theo Danviet
Tiêu chết hàng loạt, giá giảm: Mong có "bác sĩ" xuống vườn bắt bệnh Sau khi Báo NTNN đăng tải loạt bài viết phản ánh tình trạng hồ tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt khiến nông dân lâm nợ, một số lãnh đạo tỉnh Gia Lai và chuyên gia hồ tiêu đã lên tiếng đề xuất giải pháp để góp phần cứu cây hồ tiêu. Chấm dứt kiểu làm ăn theo thói quen Trao...