Giả nhân viên y tế, bắt cóc trẻ sơ sinh
Một người phụ nữ khoảng 25-30 tuổi mặc áo blouse trắng, đeo thẻ, đến hỏi han bà mẹ đang nằm tại Khoa Sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bảo đưa đứa con trai mới sinh được 3 ngày đi xét nghiệm rồi mang đi biệt tích.
Vụ việc xảy ra ngày 3-11 tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (số 1 phố Triệu Quốc Đạt, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội).
Vào buổi chiều, tại Khoa sản có rất đông người nhà của trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi bị 1 người mặc áo blouse trắng, đeo thẻ bế đi biệt tích đã bức xúc yêu cầu lãnh đạo khoa và bệnh viện phải trả lời vụ việc, đồng thời đưa con, cháu họ trở về.
Chị Th. đang đau khổ kể lại sự việc
Theo trình bày của chị Trần Thị Th. (SN 1977, ở huyện Yên Mỹ – Hưng Yên), chị nhập viện ngày 1-11. Đến 21 giờ cùng ngày, chị sinh một cháu trai nặng 3,4 kg bằng phương pháp mổ đẻ. Cháu được đặt tên là Tr.
Sau khi sinh, chị và cháu bé được chăm sóc rất cẩn thận. Em gái của chị là Trần Thị D. (SN 1979) luôn túc trực ở bệnh viện.
Đến khoảng 10 giờ ngày 3-11, sau khi đưa cháu bé đi tắm về, có 1 người phụ nữ khoảng 25-30 tuổi mặc áo blouse trắng, đeo thẻ, đến hỏi han rồi bảo đưa cháu đi xét nghiệm.
Chị D. đòi đi theo nhưng người mặc áo blouse trắng nói người nhà ở lại. Sau khi cháu bé được đưa đi khoảng nửa giờ, thấy lâu quá, chị D. chạy sang phòng thường trực hỏi thì các bác sĩ, y tá trực nói là phải từ từ, gia đình cứ yên tâm chờ.
Đến gần 13 giờ, quá sốt ruột, chị D. mang sổ có số hiệu của cháu Trường xuống phòng xét nghiệm để tìm thì các bác sĩ trả lời là không có cháu bé mang số hiệu đó xuống xét nghiệm. Lúc này gia đình mới tá hoả đi tìm, đồng thời yêu cầu các y bác sĩ kiểm tra.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết đây là tình huống quá bất ngờ đối với bệnh viện.
Video đang HOT
Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc điều tra sự việc.
Bệnh viện sẵn sàng hợp tác để cung cấp các thông tin nhằm sớm tìm ra sự thật. Theo ông Tiến, thủ đoạn của đối tượng này rất tinh vi thể hiện qua việc mặc áo nhân viên để không bị phát hiện.
Trước đó gia đình chị Thơm đã có 1 con gái 6 tuổi. Chồng chị Th. làm doanh nghiệp, gia đình không có mâu thuẫn với ai nên không nghi ngờ việc giữ con bị tống tiền. Nhiều khả năng cháu bé bị bắt cóc.
Cơ quan công an đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc.
Theo Người Lao Động
Khổ như đau đẻ... trời rét đậm
Có chứng kiến cảnh đau đớn lúc trở dạ của các bà mẹ trong những ngày giá rét mới càng thấm thía hơn ơn nghĩa trời bể của đấng sinh thành.
Trời lạnh đau khủng khiếp
Khi nhiệt độ ngoài trời xuống đến 9 độ C cộng thêm những cơn mưa đưa cái rét cắt vào da, vào thịt mọi người. Hành lang khu vực nhà G của Bệnh viện Phụ sản Trung ương trở nên bề bộn với những mớ chăn màn của bệnh nhân và người nhà. Hai đầu hồi của các khoa phòng đều trở nên chật chội người nằm, người ngồi co ro trong chiếc chăn mỏng manh tránh rét.
Bác Trinh (Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) ngồi ủ rũ trước cửa Khoa Đẻ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, lo lắng chờ tin con gái từ trong phòng mổ sinh.
Rầu rĩ vì thương con
Cả đêm qua trời lạnh, con bác đau bụng trở dạ không ngủ được cứ đi đi lại lại khắp hành lang bệnh viện. Buồn ngủ, lạnh cóng từng ngón tay, ngón chân nhưng bác vẫn dìu con gái đi. Niềm vui sắp đón đứa cháu ngoại ra đời vẫn không thể xóa tan được vẻ lo lắng thương con của bác.
Bác nhớ lần sinh trước của con gái cũng sinh vào trúng dịp rét đậm, con bác cả đêm không ngủ vì đau, lại còn phải chịu cảnh lạnh giá. Lần này mổ sinh chắc còn đau hơn. Trời rét va chạm nhẹ vào cái gì cũng đau nói chi đến mổ.
Trong niềm vui đón đứa cháu gái đầu lòng ra đời, bác Hương (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) vừa xếp đồ cho con ra viện vừa suýt xoa vì giá rét. Hôm nay nhiệt độ xuống thấp nhưng bác vẫn đưa con và cháu về nhà cho ấm hơn. Con dâu bác sinh con so chiều hôm trước nhưng đến giờ vẫn đau vết khâu, đau dạ con.
Nói đến cái đau, bác chỉ thở dài bảo, đẻ vào thời tiết này khổ lắm. Đau đẻ đã khổ rồi lại còn phải rạch tầng sinh môn cho dễ sinh. Con dâu của bác thì nhăn mặt vì đau, đi lại còn khó khăn. "Ngày trước chị gái của em sinh vào mùa thu cũng bị rạch khâu 5 mũi nhưng không đau nhiều như em, chắc tại trời lạnh nên cảm giác đau nhiều hơn" - cô nói.
Sản phụ nằm hành lang ôm chồng
Tại khoa Sản 1 của bệnh viện, ngay đầu hành lang chúng tôi đã bắt gặp nhiều cặp vợ chồng đi đi lại lại, trong đó cũng có nhiều đôi đang ấm ổ bên nhau dưới chiếc chăn.
Vợ anh Tuấn đang mang bầu cháu thứ 2 nhưng chị có biểu hiện ra máu nên vào bệnh viện nằm dưỡng. Ban ngày anh mang chăn và chiếu vào "chiếm" một chỗ bên ngoài đầu hồi cho cả gia đình 4 người của anh nằm cho ấm. Con gái lớn của anh đến chơi với mẹ, lạnh quá cũng chui vào chăn với mẹ. Vợ anh tranh thủ lúc ngủ trưa nằm ôm chồng cho đỡ rét.
Tranh thủ gối lên chồng để đỡ lạnh
Đầu hồi phía bên kia là một cặp vợ chồng trẻ với cái bụng lùm lùm của chị đang gối tay chồng ngủ trưa. Anh chồng tươi cười khoe "nằm thế này ấm lắm, ngủ ngon hơn. Nếu mùa hè chẳng ai dám nằm cạnh nhau như vậy". Và anh hóm hỉnh cười cảm ơn... chiếc chăn.
Bác Hải (Hoài Đức, Hà Nội) chăm con gái trong phòng 11 của khoa cũng suýt xoa vì lạnh. Bệnh viện cho mỗi bệnh nhân mượn một chiếc chăn mỏng, còn lại là bác mang từ nhà lên nhưng cũng không thấm vào đâu so với thời tiết này.
Đang nằm bên cạnh chồng, chị Lan nhăn nhó vì đau bụng nhưng niềm vui sắp được làm mẹ khiến chị quên bớt cơn đau phần nào.
Một vài hình ảnh sản phụ co ro vì lạnh:
Trong phòng chật nên sản phụ ra cả hành lang
Đầu hồi của Khoa Sản 1 chật cứng chỗ vì người nhà và cả bệnh nhân
Một cặp vợ chồng tranh thủ ngủ trưa ngoài hành lang
Theo Bee
Vì sao kinh nguyệt không đều Em 23 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 15 tuổi. Khoảng một năm đầu thì đều nhưng sau đó hai tháng mới thấy một lần, thậm chí 4 - 6 tháng mới có. Em đi khám tại Bệnh viện Phụ sản trung ương nhiều lần nhưng lần nào bác sĩ cũng kê cho em uống Diane35 trong 3 tháng, sau đó ngừng thuốc...