Giả nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Quang tự nhận là nhân viên ngân hàng và quen biết các sếp ngân hàng, qua đó hứa hẹn giúp người có nhu cầu làm thẻ tín dụng mà không cần thế chấp, không tính lãi suất.
Nhiều bị hại tin tưởng Quang nên bị anh ta chiếm đoạt hơn 630 triệu đồng.
Ngày 12/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Tú Quang (tên gọi khác là “Nguyễn Đình Hoan”, SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo này 12 năm tù về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo bản án sơ thẩm, Quang không có nghề nghiệp và từng có tiền án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Với mục đích chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu vay tiền của các tổ chức tín dụng, Quang tự giới thiệu là nhân viên ngân hàng, có khả năng làm các thủ tục vay vốn ngân hàng mà không cần thế chấp.
Ngoài ra, Quang còn tự nhận có quen biết với nhiều lãnh đạo trong các ngân hàng, có thể làm được thẻ vay tiêu dùng sử dụng trong thời gian 45 ngày không tính lãi suất, không cần thế chấp, chỉ phải trả tiền phí làm thẻ từ 2-5% giá trị của gói vay.
Video đang HOT
Bị cáo Lê Tú Quang trước khi bị bắt.
Quang yêu cầu các bị hại chuyển trước tiền phí làm thẻ rồi kiếm cớ kéo dài thời gian và đưa các thông tin sai sự thật như: đang chờ lãnh đạo xét duyệt, sắp được vay tiền và yêu cầu bị hại chuyển thêm tiền để đặt mua, thuê máy POS rút tiền… Sau đó, khi nhận được tiền của các bị hại, Quang tắt điện thoại, chặn tài khoản zalo để các bị hại không liên lạc được. Bằng thủ đoạn trên, Quang đã chiếm đoạt số tiền hơn 630 triệu đồng của 31 bị hại.
Một trong các bị hại là bà Phạm Thị M (SN 1968, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội). Đầu năm 2020, biết bà M có nhu cầu vay vốn ngân hàng, Quang tự giới thiệu mình là nhân viên ngân hàng, có khả năng giúp bà M làm các thủ tục vay vốn ngân hàng không cần thế chấp, chỉ trả 5% giá trị gói vay, trong thời gian từ 10 đến 30 ngày sẽ được ngân hàng giải ngân.
Bà M tin tưởng nên nhờ Quang đứng ra làm thủ tục cấp thẻ vay tiêu dùng cho mình và giới thiệu 4 người khác cho Quang trực tiếp trao đổi để làm thẻ.
Khoảng tháng 5/2020, do Quang không làm được thẻ vay tiêu dùng cho bà M nên anh ta nói với bà M rằng, mình mới bị đuổi việc nhưng vẫn có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo ngân hàng. Từ đó, Quang hứa hẹn tiếp tục giúp bà M và những người do bà M giới thiệu để làm được thẻ vay tiêu dùng.
Bà M đồng ý giúp Quang đứng ra nhận tiền của người có nhu cầu làm thẻ vay tiêu dùng, và tìm thêm những người có nhu cầu làm thẻ để giới thiệu cho Quang.
Sau khi tìm được những người có nhu cầu làm thẻ vay tiêu dùng, theo hướng dẫn của Quang, bà M giới thiệu với các bị hại Quang là nhân viên ngân hàng, có khả năng làm được thẻ tiêu dùng với thủ tục đơn giản, không tính lãi suất trong thời hạn 45 ngày. Quang yêu cầu các bị hại chuyển trước tiền phí làm thẻ và bị Quang chiếm đoạt.
Công an TP Hồ Chí Minh kiểm tra nhiều cửa hàng bán sim rác
Thời gian gần đây, tội phạm hay sử dụng sim rác làm công cụ thực hiện các hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cho vay nặng lãi; tổ chức đánh bạc và đánh bạc; rửa tiền qua không gian mạng.
Ngoài ra, tội phạm còn sử dụng sim rác để gọi điện, đe dọa, bôi nhọ danh dự, xúc phạm uy tín cá nhân, tổ chức.
Ngày 27/11, Công an quận 8, TP Hồ Chí Minh đã đồng loạt kiểm tra 9 địa điểm nghi vấn hoạt động kinh doanh mua bán, cho thuê sim trên địa bàn, ra quyết định xử phạt hành chính đối với 8 hộ kinh doanh và một công ty buôn bán sim rác, với tổng số tiền gần 200 triệu đồng. Đồng thời, Công an tạm giữ 147 Sim rác các loại của các nhà mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel và VietnamMobile.
Các hộ kinh doanh và công ty kể trên đã có hành vi bán sim thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền; bán, lưu thông trên thị trường sim thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao kích hoạt sẵn dịch vụ di động.
Số "sim rác" bị Công an quận 8 tạm giữ.
Trước đó, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết Đề án 06 với những lợi ích của dữ liệu quốc gia về dân cư đã đặt ra mục tiêu xử lý dứt điểm tình trạng thuê bao, sim rác đang hoành hành gây nhiều bức xúc cho người dân.
Bộ Công an đã triển khai kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động nhằm xác thực dữ liệu người dùng để có thể chặn đứng sim rác.
Hiện Bộ Công an đã xác thực hơn 1 triệu thông tin thuê bao của 3 nhà mạng (VinaPhone, Viettel và MobiFone). Khi cơ sở dữ liệu đầy đủ, được xác thực, làm sạch thì nếu phát hiện thuê bao sim rác sẽ đóng thuê bao đó ngay.
Thực hiện 25 vụ lừa "bán bia giá sỉ" trên mạng, chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng Ngày 12/8, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, qua kết quả điều tra, đến nay xác định đối tượng Nguyễn Trọng Điệp (SN 1992, quê Thái Nguyên) đã thực hiện 25 vụ lừa đảo bằng thủ đoạn rao bán bia trên mạng xã hội để chiếm đoạt số tiền hơn 4 tỷ đồng. Ngày 5/11/2021, ông H.T.H (ngụ TP Thủ...