Giả nhân viên Bộ Quốc phòng lừa bán văcxin 5 trong 1
Nụ lên mạng Internet, khoe có nguồn mua loại văcxin khan hiếm rồi lừa nhiều người gửi tiền qua tài khoản ngân hàng cho mình để chiếm đoạt.
Ngày 4/3, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khởi tố bị can Nguyễn Thị Nụ (27 tuổi, ở huyện Mê Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng cho tại ngoại do đang nuôi con nhỏ.
Bị can Nguyễn Thị Nụ.
Nụ khai, tháng 10/2015, biết thông tin văcxin Pentaxim 5 trong 1 trên địa bàn Hà Nội khan hiếm, do cần tiền nên nảy sinh ý định lừa đảo. Nụ lên mạng Internet và khoe có khả năng mua được các suất tiêm phòng loại văcxin trên.
Kèm theo đó, Nụ để lại số điện thoại, hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của cô ta. Để che giấu hành vi phạm tội và tạo lòng tin, Nụ dùng tên giả và nói công tác tại một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Video đang HOT
Đầu tháng 1/2016, nhiều người gọi điện, chuyển tiền đặt cọc cho Nụ. Cô ta yêu cầu mỗi mũi tiêm, người có nhu cầu phải chuyển thấp nhất là hơn 2 triệu đồng, nếu đặt tiêm hai mũi phải chuyển hơn 4 triệu.
Trong nửa tháng 1/2016, Nụ nhận của 16 bị hại với tổng số tiền gần 90 triệu đồng và chi tiêu hết. Cô ta thừa nhận không có khả năng mua loại văcxin trên.
Cảnh sát thu giữ được quyển sổ Nụ ghi chép việc nhận tiền để bán mũi tiêm phòng dịch vụ văcxin cho các bị hại.
Hoàng Việt
Theo VNE
Mạo danh cháu trung tướng công an lừa chạy việc
Tự nhận mình là cháu của trung tướng thuộc Bộ công an có thể xin cho người khác vào học và làm việc trong ngành, Sĩ lừa nhiều nạn nhân chiếm đoạt tiền tỷ.
Ngày 4/3, TAND TP HCM tuyên phạt Trương Minh Sĩ (42 tuổi, quê Phú Yên) 14 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định, do có ý định lừa đảo từ trước, tháng 4/2014, Sĩ nói với nhiều người rằng mình là cháu của cán bộ cao cấp trong ngành công an, có thể xin cho người khác vào học hoặc làm việc trong ngành cảnh sát.
Người đàn ông mạo danh cháu trung tướng công an tại tòa. Ảnh: H. D.
Thông qua giới thiệu của người bạn, anh Xuân nhờ Sĩ giúp cho ba người cháu ở Đăk Lăk và một người ở Cà Mau vào hệ cao đẳng Đại học Cảnh sát nhân dân sau khi đã trượt hệ đại học. Sĩ nhận lời với chi phí 150 triệu đồng mỗi người.
Nhận tổng cộng 600 triệu đồng của anh Xuân, Sĩ chuyển chỗ trọ xuống Bình Dương để lẩn trốn. Sau nhiều lần tìm không được, khoảng tháng 7/2015, anh Xuân phát hiện Sĩ đi uống cà phê với bạn ở Biên Hòa nên đã đưa đến công an giải quyết.
Trước đó, trong thời gian làm xây dựng ở Đồng Nai, Sĩ còn nhận xin cho cháu anh Nam vào làm việc tại trong Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất với giá 140 triệu đồng. Ông ta liên tục hối người này giao tiền "nếu không mất chỗ". Nhận được 60 triệu đồng, Sĩ cắt liên lạc và chuyển chỗ ở.
Ngoài ra, hồi tháng 5/2014, cũng thông qua anh Xuân, Sĩ nhận xin cho ba người cháu của chị Lê ở Nghệ An vào Đại học Cảnh sát với giá 600 triệu đồng. Người này đã đến nhà giao trực tiếp cho Sĩ 400 triệu. Vài tháng sau thấy cháu mình không ai đậu, chị Lê liên tục gây áp lực buộc Sĩ trả lại tiền. Sợ bị tố cáo, ông ta trả lại cho chị này được 250 triệu đồng. Người này sau đó về quê, không liên lạc lại với Sĩ. Do chưa xác định được nạn nhân nên cơ quan chức năng chưa xử lý Sĩ về hành vi này.
Đối với những người là nạn nhân, cơ quan điều tra xét thấy có dấu hiệu của tội Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ. Song, do không được hưởng lợi và đã tố cáo hành vi của Sĩ trước khi khởi tố nên cơ quan chức năng không xem xét trách nhiệm hình sự.
Tại tòa hôm nay, Sĩ thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo cho biết toàn bộ số tiền chiếm đoạt được đã dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Hiện, ông ta không có khả năng khắc phục được thiệt hại cho các nạn nhân.
Hải Duyên
Theo VNE
Vụ Liên Kết Việt: Giả bằng khen Chính phủ, mạo danh Bộ Quốc phòng Liên quan đến hành vi lừa đảo của lãnh đạo Cty Liên Kết Việt, đại tá Bùi Văn Hà, Phó Cục trưởng C46, Bộ Công an cho biết, hoạt động bán hàng đa cấp là phải bán hàng hóa, thế nhưng thực chất Liên Kết Việt không bán hàng đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, Liên Kết Việt còn làm giả hồ...