Giá nhà cao, dân Anh xuống sống ở kênh đào
Hiện có khoảng 4.200 chiếc tàu neo đậu tại hệ thống kênh đào ở London – Anh và con số này gấp đôi so với thập kỷ trước
Ở London – Anh, một trong những thị trường bất động sản đắt nhất ở châu Âu, hàng ngàn người chọn mua những chiếc tàu hẹp để sống trên kênh đào thay vì mua một căn hộ. Những chiếc tàu hẹp hiện là sự lựa chọn phổ biến đối với những ai có thể sống trong một không gian nhỏ không có quá nhiều tiện nghi. Giá nhà trung bình được ghi nhận ở London hơn 609.000 bảng trong tháng 11, gấp 20 lần so với giá của một chiếc tàu hẹp cũ dài 18 m.
Tuy nhiên, giá neo đậu cố định trong thành phố cũng đang bị thổi phồng do nhu cầu ngày càng tăng. Một số nơi neo đậu phổ biến nhất hiện nay có giá hơn 12.000 bảng mỗi năm và có mức tăng hằng năm là 15%. Do giá thuê bãi đậu cố định tăng, hầu hết chủ tàu chọn cách xin giấy phép “di chuyển liên tục”, bao gồm một phần bãi đỗ cố định. Nhược điểm của loại giấy phép này là các chủ tàu chỉ có thể ở một chỗ trong 2 tuần và sẽ phải di chuyển trong bán kính 32 km suốt cả năm.
Dân London sống ở nhà thuyền để đối phó giá nhà cao Ảnh: NYT
Chi phí xin giấy phép di chuyển liên tục trên các kênh đào, sông ngòi hằng năm có giá khoảng 1.000 bảng (khoảng 30 triệu đồng) đối với một chiếc thuyền hẹp thông thường dài hơn 18 m. Tổ chức Canal & River Trust hồi năm ngoái ước tính số lượng tàu thuyền ở London có thể tăng thêm gần 1.700 chiếc vào năm 2022. Dự kiến có tới 70% trong số tàu thuyền này là những tàu di chuyển liên tục. Ông Symonds, người quản lý dự án neo đậu mới của Canal & River Trust, cho hay tổ chức này dự định triển khai thêm bãi neo đậu dài hạn dài 1.800 m hoặc khoảng 100 chỗ neo đậu mới và cải thiện mạng lưới bến tàu tạm thời. Bên cạnh đó, Canal & River Trust cũng gặp thách thức về việc bảo trì hệ thống đường thủy phục vụ tàu thuyền.
Video đang HOT
Phần lớn mạng lưới kênh đào được phát triển vào thế kỷ XVIII để liên kết trung tâm sản xuất với London và chúng rất quan trọng đối với sự phát triển để Vương quốc Anh trở thành một cường quốc công nghiệp. Những dự án mở rộng mô hình tàu lửa và giao thông đường bộ khiến mạng lưới kênh đào lỗi thời và bị chìm vào quên lãng một thời gian dài.
Theo hãng Bloomberg, chỉ khi mạng lưới đường thủy này được khôi phục vào những năm 1970 vì mục đích giải trí đã giúp hoạt động nơi đây sôi nổi trở lại. Những người sống trên tàu có thể tự do di chuyển trên hệ thống kênh đào quốc gia dài 3.218 km, kéo dài đến TP Manchester và Leeds ở phía Bắc.
Tuy nhiên, cuộc sống miền sông nước không phải chỉ là lựa chọn của những người không đủ khả năng mua một căn hộ ở London. Anh Mike Leitch, từng làm giám đốc công ty tự động hóa và robot Piab Group tại Đức, trở về Anh sinh sống năm 2016 và thực hiện quyết định táo bạo. Anh Leitch mua một sà lan nặng 100 tấn dài hơn 36 m ở Hà Lan và di chuyển qua eo biển Manche rồi đến sông Thames. Giờ đây, anh neo đậu “nhà di động” của mình ở khu Battersea thuộc London, nơi có giá bến đậu bằng một căn hộ nhỏ khoảng 500.000 bảng (gần 15 tỉ đồng). Chiếc sà lan của anh Leitch có một bếp ăn, 2 phòng ngủ, phòng khách rộng rãi và mái xếp, đáng chú ý là xưởng xe máy, nơi có đủ không gian để sửa chữa một vài chiếc xe máy cùng một lúc.
Nói về cuộc sống trên kênh đào, anh Mike Leitch cho hay: “Ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp từ kênh đào. Những con thiên nga cũng ở đó. Mọi người có thể tưởng tượng mình đang sống trên thiên đường”.
Xuân Mai
Theo nld.com.vn
Tác phẩm nghệ thuật của Banksy ở Venice bị ngập
Một bức tranh tường được cho là của họa sĩ bí ẩn người Anh, Banksy, đã chìm một nửa dưới làn nước trong đợt ngập lụt nghiêm trọng nhất ở Venice 50 năm qua.
Hồi tháng 5, một bức tranh tường bí ẩn xuất hiện ở Venice, mô tả hình ảnh một bé gái người di cư, mặc áo phao đang cầm pháo sáng màu hồng như một tín hiệu kêu cứu, theo CNN.
Bức tranh gợi sự liên tưởng đến tượng nữ thần tự do và ngay lập tức nhiều người đã nghĩ đến Banksy vì phong cách giống hệt với những bức tranh trước đó.
Họa sĩ bí ẩn người Anh sau đó đã xác nhận đây là tác phẩm của mình, thông qua Instagram. Bức tranh ra đời trong bối cảnh châu Âu, đặc biệt là Italy vẫn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư trên biển Địa Trung Hải.
Tác phẩm của Banksy bị ngập trong cơn triều cường lịch sử tại Venice. Ảnh: AP.
Antonio Renna, một cư dân Venice sống gần địa điểm có bức tranh tường, cho biết tác phẩm đã gần như chìm hẳn khi mực nước dâng cao tới 160 cm.
Bộ trưởng Di sản Văn hóa Italy, ông Dario Franceschini đã họp với hội đồng địa phương thành phố để đánh giá những thiệt hại của đợt triều cường lịch sử.
Venice đang ngày càng phải đối mặt với tình hình triều cường diễn biến phức tạp. Thị trưởng Luigi Brugnaro đã phải đóng cửa quảng trường St. Mark - biểu tượng của thành phố. Nhà thờ St. Mark, công trình kiến trúc có niên đại 1000 năm, mới chỉ bị ngập 6 lần trong suốt chiều dài lịch sử của nó, nhưng 2 lần đã xảy ra vào 2 năm qua.
Cư dân thành phố đã quen với việc mực nước tại các kênh đào nhích lên cao hơn vào khoảng thời gian này trong năm. Nhưng những gì diễn ra năm nay được cho là trận lụt tồi tệ thứ 2 trong lịch sử thành phố.
"Đây là hậu quả của biến đổi khí hậu", ông Brugnaro thẳng thừng nhận xét trên Twitter.
Theo news.zing.vn
Đây là thu nhập bạn cần để sinh sống ở các tiểu bang tại Mỹ GoBankingRates gần đây đã phát hành một báo cáo xác định "mức lương đủ sống" cần thiết để sống thoải mái ở mỗi tiểu bang Mỹ. 1. Mức sinh hoạt trung bình tại bang Alabama là 60,016 USD/năm (khoảng 1,39 tỷ đồng). Huntsville, Alabama. Ảnh: Shutterstock Thu nhập hộ gia đình tại Mỹ trung bình năm 2018: 61,584 USD (khoảng 1,42tỷ đồng) Mức...