Giá mua vợ tăng cao ngất, đàn ông nghèo Trung Quốc khốn đốn
Cuộc sống của gia đình ông Zhang Hu gần đây khốn khó hơn rất nhiều sau khi phải chi tới 170.000 nhân dân tệ (gần 600 triệu đồng) cho đám cưới của người con trai, trong đó bao gồm 130.000 nhân dân tệ (450 triệu đồng) để “mua dâu”.
Theo China Youth Daily, Trung Quốc đã phát triển trở thành nền kinh tế thứ 2 của thế giới, theo đó, chi phí hôn nhân, cưới hỏi cũng tăng vọt lên nhanh chóng.
Cụ thể, chi phí để “mua dâu” ở Trung Quốc đã tăng vọt lên nhanh chóng trong 10 năm qua, trong khi mức sống các gia đình ở những vùng nông thôn, vùng núi xa xôi, hẻo lánh vẫn rất khó khăn. Từ đó, nhiều đàn ông xuất thân trong các gia đình nghèo ở nông thôn Trung Quốc không thể lấy vợ vì không có đủ tiền.
Một đám cưới ở Trung Quốc. Ảnh SCMP Pictures
Chẳng hạn, ở tỉnh Cam Túc, một gia đình trung bình từng chỉ cần trả ít hơn 10.000 nhân dân tệ (33 triệu đồng) để mua dâu. Tuy nhiên, hiện giờ chi phí để mua dâu đã đội lên tới 15 lần, rơi vào khoảng 150.000 nhân dân tệ (tương đương 500 triệu đồng).
Trong khi đó, gia đình các cô dâu ở những làng quê thuộc tỉnh Sơn Đông cũng đều yêu cầu gia đình nhà trai phải đưa nhiều hơn 100.000 nhân dân tệ thì mới cho cưới.
Cuộc sống của gia đình ông Zhang Hu gần đây đặc biệt khó khăn, chật vật sau đám cưới tốn kém của người con trai. Theo đó, gia đình ông Zhang đã phải chi tới 170.000 nhân dân tệ cho đám cưới này, trong đó bao gồm 130.000 nhân dân tệ “mua dâu” đưa cho nhà gái.
Video đang HOT
Trong khi đó, cũng như nhiều hộ nông dân khác, cả gia đình ông Zhang mỗi năm dù lao động cật lực cũng chỉ kiếm được 60.000 nhân dân tệ (200 triệu đồng). Theo đó, mức chi phí để “mua dâu”, cưới vợ quá cao đang khiến nhiều đàn ông ở nông thôn, vùng núi khó khăn của Trung Quốc khốn đốn. Như gia đình ông Zhang đã phải vay nợ 150.000 nhân tệ để có tiền cưới hỏi.
Một cặp đôi Trung Quốc mới chỉ 16 tuổi đã tổ chức đám cưới để về chung sống dù phải 6 năm nữa họ mới đủ tuổi đăng ký kết hôn theo luật pháp.
“Các gia đình trong làng nghèo đến mức không ai muốn gả vào đây. Giá mua dâu càng cao, bạn càng nghèo hơn”, ông Zhang chia sẻ. Ông Chen Weimin, Giám đốc nghiên cứu dân số và phát triển tại Đại học Nankai ở Thiên Tân bình luận, chi phí cưới hỏi gia tăng nhanh chóng ở các vùng nông thôn là một thực tế nói chung.
“Việc này đã trở thành một thực tế chung. Phụ nữ địa phương đều muốn thay đổi số phận bằng cách lấy chồng ở những vùng phát triển hơn. Ở nhiều vùng nông thôn, đàn ông còn phải mua các cô dâu từ Việt Nam”, ông Chen Weimin nhấn mạnh.
Theo ông Chen, chi phí “mua dâu” chỉ là một phần của một đám cưới ở nông thôn Trung Quốc. Không ít gia đình cô dâu thậm chí còn yêu cầu nhà trai phải mua nhà, xe hơi.
Theo Danviet
Nỗi cay đắng của trai ế Hàn Quốc lấy vợ ngoại
Thuộc diện "trai ế" ở Hàn Quốc, phải khó khăn lắm Ahn Jae-sung mới lấy được một người vợ ở Uzbekistan. Tuy nhiên, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang tay, mới chung sống được 3 tháng, người vợ ngoại quốc đã bỏ trốn khỏi nhà chồng.
Một đôi uyên ương Hàn Quốc nắm tay nhau vào lễ đường.
Theo Korea Herald, trước khi đáp máy bay từ thủ đô Seoul (Hàn Quốc) tới Uzbekistan để gặp vợ tương lai của mình, Ahn Jae-sung, 55 tuổi đã viết thư tay, tâm tình với người phụ nữ này.
Trong thư, ông đã kể rõ về tuổi tác, thu nhập hàng tháng, công việc của mình và nhấn mạnh, ông "không rượu, không thuốc lá".
"Tôi đã cẩn thận dịch bức thư sang tiếng Uzbekistan, rồi nhờ công ty môi giới hôn nhân gửi nó đi. Sau này tôi mới phát hiện ra rằng vợ tôi, người chỉ sống với tôi 3 tháng, chưa từng đọc được bất cứ lá thư nào", Korea Heralddẫn lời ông Ahn.
Nguyên nhân là, công ty mai mối - nơi giúp ông Ahn lấy được cô vợ ngoại kém mình 28 tuổi đã không chuyển bất cứ lá tình nào. Ngược lại, họ nói với cô dâu rằng, người chồng Hàn Quốc sẽ mua cho cô một căn nhà. Ngoài ra, họ cũng lừa ông Ahn rằng vợ ông xuất thân từ gia đình khá giả.
Cuộc hôn nhân xây dựng từ những lời nói dối nhanh chóng đổ vỡ như một điều tất yếu. Vợ ông Ahn bỏ về quê hương chỉ sau 3 tháng. Tuy nhiên, vài tháng sau, vợ ông lại báo rằng cô đã có thai. Kể từ đó, ông phải gửi tiền chu cấp cho vợ con từ xa.
Trong khi đó, năm 2014, anh Jang Hee-jun (tên nhân vật đã được đổi), 38 tuổi cũng đã bỏ ra khoản tiền 20 triệu won (tương đương 18.000 USD, 400 triệu đồng) để nhờ công ty mai mối tìm vợ. Ngày 19.4.2014, Jang tới Bishkek, Kyrgyzstan để xem mặt 20 cô gái với mong muốn tìm được người vợ lý tưởng. Anh được toại nguyện. Ngày hôm sau, Jang đã cưới một trong số 20 cô gái anh xem mặt.
Sau lễ cưới, Jang về Hàn Quốc một mình, còn cô vợ 24 tuổi ở lại Kyrgyzstan để học tiếng Hàn rồi về nhà chồng sau. Tuy nhiên, hai tháng sau, vợ Jang gọi điện báo rằng cô bị một gã tài xế cưỡng bức, đã mang bầu. Cuộc hôn nhân của họ tan vỡ sau khi anh phát hiện vợ đã lừa dối. Từ tháng 6.2014-3.2015, Jang chuyển cho vợ 5,37 triệu won (tương đương 100 triệu đồng) để học tiếng Hàn cũng như quà tặng cho mẹ vợ và tiền sinh hoạt của vợ.
Cô dâu, chú rể Hàn Quốc trong một đám cưới tập thể.
Ahn và Jang chỉ là một trong số vô số đàn ông Hàn Quốc nhận mình là nạn nhân của các vụ lừa đảo hôn nhân quốc tế. Ahn đã mở một trung tâm giúp đỡ những người lâm vào hoàn cảnh giống mình vào 2007. Ông cho biết, kể từ đó, ông đã gặp và lắng nghe câu chuyện của hơn 10.000 nạn nhân khác nhau. Theo Ahn, chính phủ nên xem các công ty môi giới hôn nhân quốc tế là bất hợp pháp.
Theo ước tính, đàn ông Hàn Quốc lấy vợ ngoại quốc qua môi giới (chủ yếu là các công ty) chiếm 25% (vào năm 2012). Trong đó, 75,7% số đàn ông lấy vợ người Campuchia, 65,8% lấy vợ người Việt Nam, và 40% lấy vợ người Uzbekistan.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, các cuộc hôn nhân có yếu tố ngoại quốc ở Hàn Quốc cũng có tỷ lệ ly hôn nhiều hơn. Số liệu năm 2014 cho thấy, các cặp đôi Hàn Quốc trung bình ở với nhau được 14,3 năm, còn các cuộc hôn nhân có yếu tố ngoại quốc thì vợ chồng chỉ ở với nhau được 6,4 năm.
Phân nửa các ông chồng Hàn Quốc cho biết, những người "vợ ngoại quốc" của họ thường bỏ nhà đi, và hôn nhân chấm dứt. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn các ông chồng Hàn Quốc lấy vợ qua mai mối xuất thân từ vùng nông thôn khốn khó hoặc nếu sống ở đô thị thì cũng không dư dả về kinh tế.
"Giờ tôi mới thấy thật quá ngây thơ khi tin rằng, bạn có thể có cuộc hôn nhân êm ấm khi cưới về một người mà bạn chỉ gặp có vài ngày và còn không nói cùng ngôn ngữ", ông Ahn Jae-sung chia sẻ.
Theo Danviet
Yêu gái nạ dòng tôi bị gia đình phản đối Tuy nhiên khi tôi đưa em về ra mắt gia đình, bố mẹ tôi lại phản đối một cách kịch liệt. Cho rằng em không xứng đáng với tôi... Tôi năm nay 28 tuổi, đang có một công việc ổn định trong một đơn vị sự nghiệp. Thời còn sinh viên tôi cũng có một mối tình sâu đậm nhưng sau khi ra...