Giá một thứ quả người Trung Quốc ưa chuộng tăng 35% do thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam
Theo freshplaza.com, giá các loại trái cây nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh do nguồn cung bị hạn chế, trong đó, giá thanh long, giá chuối đều tăng.
Giá chuối, thanh long tại Trung Quốc tăng mạnh
Theo freshplaza.com, giá nhiều loại trái cây nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc đã tăng chóng mặt trong bối cảnh Trung Quốc đang trong mùa cao điểm mua bán trái cây trước lễ hội mùa xuân.
Trong đó, giá các loại trái cây nhập khẩu tại Trung Quốc như cherry thời điểm này đang đắt hơn cùng kỳ năm ngoái gần 20%, giá chuối cao hơn cùng kỳ năm ngoái tới 35%.
Do thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam, giá thanh long tại Trung Quốc lên đến 10-12 nhân dân tệ/kg, tương đương 35.642- 42.770 đồng/kg, cao hơn 2 nhân dân tệ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam là một trong những nguồn cung trái cây tươi quan trọng của Trung Quốc, trong đó, 90% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam tìm đến thị trường Trung Quốc.
Thanh long cũng là chủng loại quả xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2021, giá trị xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc đạt 837 triệu USD.
Do thiếu nguồn cung từ Việt Nam, giá nhiều loại trái cây, trong đó có chuối, thanh long tại Trung Quốc tăng mạnh. Trong ảnh: Nông dân Gia Lai chăm sóc chuối. Ảnh: Báo Gia Lai.
Trong khi đó, xuất khẩu chuối của Việt Nam đạt khoảng 217 triệu USD trong năm 2021, tăng 46% so với năm 2020, Trung Quốc là thị trường thu mua nhiều chuối nhất của Việt Nam.
Có những thời điểm như tháng 4/2012, lượng chuối từ Việt Nam chiếm đến 42% tổng lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc.
Cụ thể, trong tháng 4/2021, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt 226.300 tấn, trị giá 120 triệu USD, giá nhập khẩu bình quân đạt 540,21 USD/tấn.
Tín hiệu vui, xuất khẩu rau quả chế biến sang Trung Quốc tăng
Video đang HOT
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 12/2021 ước đạt 270 triệu USD.
Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 trong quý III/2021, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả ở mức cao trong nửa đầu năm 2021 đã góp phần thúc đẩy ngành hàng rau tăng trưởng khá trong năm 2021.
Sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Trung Quốc, đạt 225,6 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020.
Có một tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ rau quả chế biến xuất khẩu đã tăng. Cụ thể, quả tươi chiếm 66,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong 11 tháng năm 2021.
Trong khi đó, sản phẩm rau quả chế biến chiếm 25,6%, tăng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Sản phẩm rau quả chế biến luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh.
Trong 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 831,2 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Trung Quốc, đạt 225,6 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của nước này trong tháng 11/2021 đạt 211,86 triệu USD, tăng 31,7% so với tháng 11/2020.
Trong 11 tháng năm 2021, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Trung Quốc đạt 1,48 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Mỹ và Việt Nam là 2 thị trường cung cấp lớn nhất chủng loại hàng rau quả chế biến cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021.
Trung Quốc nhập khẩu rau quả chế biến từ Mỹ đạt 278 triệu USD, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu từ Việt Nam đạt 213 triệu USD, tăng 34,9%; tỷ trọng nhập khẩu từ 2 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, để đẩy mạnh tỷ lệ rau quả chế biến, cần cải tổ thể chế liên quan tới chế biến, từ Luật Trồng trọt, đến mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.
“Hiện, Bộ NNPTNT đã xây dựng đề án chế biến gồm 13 lĩnh vực, cũng như đề án riêng cho rau, củ quả. Các doanh nghiệp chế biến rau, quả trên toàn quốc đã được công khai” – ông Toản nói.
Cũng theo ông Toản, cần liên kết chặt chẽ các đơn vị trong chuỗi giá trị, từ người nông dân, chính quyền địa phương. Những mô hình tốt như Đồng Giao, Nafoods… cần được tuyên truyền, nhân rộng tại nhiều địa phương.
Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Hội NDVN khóa VII: Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Sáng 14/1, tại Hội nghị BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 8 khoá VII, các đại biểu đã tiến hành thảo luận theo tổ.
Tại buổi thảo luận, vấn đề ùn ứ nông sản được các đại biểu quan tâm và trao đổi thẳng thắn.
Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú nông dân trồng rau
Thảo luận tại tổ 1, bà Nguyễn Thị Trâm, Ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong, hội viên nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết, ùn ứ nông sản tại cửa khẩu đã kéo theo nhiều hệ lụy.
Bà Trâm đưa ra dẫn chứng từ số liệu của Hiệp hội rau quả Việt Nam, ùn tắc xe chở nông sản trong 20 - 30 ngày vừa qua đã làm thiệt hại tới 2.000 tỷ đồng. Và đây mới chỉ là thống kê thiệt hại về nông sản trên xe.
Chia sẻ câu chuyện sản xuất thực tế tại đơn vị mình, bà Trâm cho biết, Công ty đang sản xuất 10ha rau ở Hà Giang. Trong thời gian vừa qua, do ùn ứ xe container nông sản nên nhiều doanh nghiệp không thể thuê xe chở nông sản do các xe đang nằm ùn ứ hết ở biên giới.
"Giá rau hiện tại đang quay đầu giảm, đầu ra chúng tôi có nhưng không có xe để vận chuyển nông sản, hoặc nếu có xe thì chúng tôi phải thuê xe với chi phí đắt gấp đôi vì phải gánh cả chiều đi và chiều về", bà Trâm cho hay.
Bà Nguyễn Thị Trâm, Ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong, Hội viên nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết, ùn ứ nông sản ở cửa khẩu trong thời gian qua đã làm cho cách doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Ngọc
Về giải pháp, bà Trâm cho rằng, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sẽ là chìa khóa mở ra con đường xuất khẩu nông sản của Việt Nam, từ đó sẽ giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Theo đó, Hội NDVN cần chủ động phối hợp với các địa phương mở các lớp tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia truy xuất vùng trồng, nhất là những địa phương có diện tích cây trồng lớn, có thế mạnh về sản xuất nông sản hàng hoá.
"Đây sẽ là tiền đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương đó khi có sẵn vùng trồng. Khi vùng trồng đã đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP và công bố trên các thông tin minh bạch trên các trang thương mại điện tử, các trang web, các doanh nghiệp họ cũng dễ dàng biết đến và tìm đến để thu mua. Truy xuất thành công vùng trồng cũng là 1 kênh để quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản hiệu quả"-bà Trâm nêu quan điểm.
Trong thời gian vừa qua, hàng nghìn xe chở nông sản đã bị ùn ứ ở các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn do Trung Quốc thắt chặt kiểm soát dịch Covid-19. Ảnh: Minh Ngọc
3 giải pháp giúp khơi thông thị trường nông sản
Về vấn đề ùn ứ nông sản, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh Trần Văn Hận cho hay, để không lặp lại câu chuyện đáng buồn này thì người nông dân cần phải sản xuất rải vụ, không nên tập trung quá nhiều mặt hàng tại 1 đợt, hay thời gian ngắn. Do sản xuất tràn lan, nông sản dư thừa trong khi nhu cầu tiêu dùng lại giảm.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng nông sản thì người nông dân cần phải sản xuất có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý hay VietGAP, đặc biệt là cấp mã số vùng trồng để hướng đến xuất khẩu chính ngạch. Hiện nay, nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đang hướng đến sử dụng nông sản sạch, người ta muốn ăn sản phẩm vừa đẹp, chất lượng, trong khi nông dân của ta vẫn sản xuất đại trà, bán ở các chợ địa phương hoặc xuất tiểu ngạch nên dẫn đến câu chuyện ùn ứ hoặc giá trị nông sản xuống thấp.
Thứ ba, trước khi nông dân sản xuất phải tham khảo thị trường để biết lúc nào thị trường cần cái gì thì ta sản xuất cái đó thì mới bán được hàng, chứ không sản xuất chạy theo giá, thị trường. Đặc biệt, liên kết với một số doanh nghiệp để biết được "bán cho ai? Giá cả và số lượng được bao nhiêu? Như vậy sẽ tiêu thụ dễ dàng và nâng cao được giá trị nông sản Việt.
Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn cho biết, sản xuất của chúng ta đang phát triển tràn lan và "dẫm chân" lên nhau chứ không phải là do Trung Quốc. Đặc biệt, trong phát triển cây có múi. Ảnh: Minh Ngọc
Điều hành thảo luận tại tổ 1, Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn cho biết, sản xuất của chúng ta đang phát triển tràn lan và "dẫm chân" lên nhau chứ không phải là do Trung Quốc. Đặc biệt, trong phát triển cây có múi.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn lấy ví dụ về trái bưởi da xanh là đặc sản của miền Tây nhưng hiện nay ở miền Bắc "hầu như tỉnh nào cũng có bưởi da xanh" nhưng chất lượng thì lại kém xa so với bưởi được trồng ở miền Tây. Điều này vô hình chung làm mất đi lợi thế của trái bưởi da xanh được trồng ở miền Tây.
Đối với trái thanh long, chỉ có 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang nhưng một số tỉnh phía Bắc hiện nay cũng trồng rất nhiều. "Khi không xuất khẩu được thì nông sản phải canh tranh với nhau, từ đó làm mất thị trường" - Chủ tịch Lương Quốc Đoàn phân tích.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa tiếp tục tăng Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có sự tăng nhẹ. Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.875 đồng/kg, giá bình quân là 5.438 đồng/kg, tăng 221 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao...