Giá mít Thái tăng cao ngất ngưởng, bán 1kg nông dân lời 30.000 đồng
Hiện tại, giá mít Thái siêu sớm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng cao kỷ lục, từ 37.000 – 43.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, với giá này nông dân trồng mít có lợi nhuận khá cao
Theo chiết tính, giá mít từ 12.000 – 15.000 đồng/kg thì nông dân đã có lãi, nay giá mít tăng lên gần 43.000 đồng/kg, nông dân lời rất cao.
Một nhà vườn tại xã Cẩm Sơn chăm sóc vườn mít của mình.
Ông Trần Văn Sáu có 2 công mít Thái siêu sớm ở xã Bình Trưng, huyện Châu Thành cho biết, vườn của ông trồng đã thu hoạch khi cây được 2 – 3 năm. Hiện giờ, vườn ông thu hoạch bình quân mỗi trái nặng từ 8 – 20 kg, sau khi trừ chi phí thu lợi 70 đến 80 triệu đồng, cao gấp 3 lần giá đỉnh điểm năm 2017.
Được biết, phần lớn mít siêu sớm trồng tập trung ở các xã Đông Hòa Hiệp, An Cư, Hòa Khánh, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông của huyện Cái Bè; xã Thanh Hòa, Cẩm Sơn, Long Khánh của huyện Cai Lậy; xã Bình Trưng, Kim Sơn của huyện Châu Thành,…
Việc trồng mít chạy theo phong trào đang tiềm ẩn nhiều rủi ro với điệp khúc “được mùa mất giá”. Bởi thực tế trước đây, tại Tiền Giang đã có thời điểm giá mít sụt xuống còn 3.000 – 4.000 đồng/kg
Một số thương lái tại chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim cho biết: Giá mít tăng cao là do thị trường Trung Quốc đang tăng mua mít nguyên trái không như trước chỉ thu mua mít đã lột vỏ và hạt.
Còn theo nhà vườn, vì giá cao nên phía thu mua kiểm soát trái rất kỹ, chỉ mua trái to và đẹp còn số còn lại họ chỉ mua với giá 10.000đ đến 13.000.000đ/kg nên số lượng được mua giá cao cũng hạn chế.
Video đang HOT
Theo nhận định của ngành Nông nghiệp,với giá tăng đột biến hiện nay, diện tích trồng mít sẽ tiếp tục tăng lên sau thời gian tạm lắng. Nếu diện tích trồng mít tăng với tốc độ nhanh và không có định hướng như hiện nay; chắc chắn cung vượt cầu, dẫn đến giá rẻ và hàng loạt hệ lụy khác, nên nhà vườn có dự định trồng mít trong thời gian tới cần cân nhắc kỹ.
Theo Bảo Lam (Báo Ấp bắc)
23.000 hồ sơ hạn mặn sai phạm biểu hiện "ăn của dân không từ thứ gì"?
Người nông dân đã mất mát quá nhiều. Ngay cả chút niềm tin từ chính sách cũng bị bóp méo, biến dạng, họ sẽ bấu víu vào đâu để bám đất bám vườn, để nuôi hy vọng?
Ngày 1.8, tại cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tháng của tỉnh Kiên Giang, ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này đã công bố báo cáo kết quả kiểm tra làm rõ các sai phạm trong quá trình hỗ trợ thiệt hại hạn, mặn cho người dân trong năm 2015 - 2016 khiến dư luận bức xúc.
Theo đó, trong đợt hạn, mặn vừa qua, có hơn 22.000 hồ sơ/hơn 47.500 hộ dân có sai sót trong quá trình lập danh sách.
Chỉ tính tại huyện Anh Minh, ở xã Đông Thạnh, qua thanh tra đã phát hiện lập danh sách trùng tên 12 hộ (thừa tiền 33,5 triệu đồng), bỏ sót 140 hộ (diện tích 202,7 ha) dẫn đến khiếu nại; tự ý nâng thừa diện tích thiệt hại lên 145 ha của 145 hộ dân, với số tiền hơn 1 tỉ đồng.
2015-2016, hạn mặn diễn ra nghiêm trọng tại Kiên Giang.
Tại xã Đông Hòa, cũng thuộc huyện này, việc lập danh sách không chính xác dẫn đến khiếu nại, gồm: sai diện tích 4 hộ (gần 16 ha); sai đối tượng 12 hộ; trùng tên 5 hộ; bỏ sót 270 hộ (335 ha). Ấp và xã đã cấp phát cho 55 hộ không có tên trong danh sách được duyệt với số tiền hơn 132 triệu đồng. Trong khi đó, 14 hộ dân có tên trong danh sách nhưng không được cấp phát hơn 100 triệu đồng.
Thậm chí, ông Nguyễn Văn Trúc (nguyên trưởng ấp 8 Xáng) và bà Dương Thúy Loan (trưởng ấp 8 Xáng) ký thay 65 hộ dân để nhận tiền nhưng không cấp phát hết mà "ém" lại gần 75 triệu đồng. Xã này còn tự nâng thừa diện tích thiệt hại lên hơn 95 ha của 80 hộ dân với số tiền 438 triệu đồng.
Có trên 4.600 hộ dân bị bỏ sót hỗ trợ với tổng diện tích trên 7.000 ha, kinh phí cần hỗ trợ gần 40 tỉ đồng.
Đau đớn hơn, một số xã nhân cơ hội phát tiền hỗ trợ, đã ép người dân phải "tự nguyện" đóng góp nhiều loại quỹ, nhiều nhất là quỹ xây dựng giao thông nông thôn.
Tỉnh Kiên Giang đã xử lý kỷ luật khoảng 40 cán bộ cấp ấp, xã, huyện từ hình thức khiển trách tới cách chức.
Tôi đã phải kiềm chế cảm xúc khi đọc những thông tin trên. Thật bất nhẫn khi hiện thời vẫn còn nhiều cán bộ lợi dụng sự thật thà và tin tưởng của người dân để thay vì phục vụ cho họ lại bòn rút, "ăn" của dân cả những thứ không được phép ăn.
Với việc làm gian dối kể trên, trong bản danh sách dài dằng dặc của những nông dân hỗ trợ đã lọt vào những cái tên "ảo" do chính các cán bộ xã lập nên.
Điều nghịch lý là gần 5.000 hộ dân thực sự khốn khó, đáng được nhận hỗ trợ lại bị bỏ sót.
Nông dân Kiên Giang từng bị thiệt hại nặng do hạn mặn. Ảnh: TTXVN
Tôi thử đặt mình vào họ và gần như chỉ biết câm nín nếu những đồng tiền nhân nghĩa nhẽ ra phải là của mình lại lọt vào tay những kẻ tham lam, cơ hội.
Một hình thức "tham nhũng" rất phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. Tương tự như đâu đó một bí thư xã gạt hộ nghèo để đưa bà con mình vào danh sách cứu trợ. Hay mạo danh gia đình có công cách mạng hoặc lập mộ gió hưởng đền bù.
Hành xử như vậy khác nào là "ăn của dân không từ một cái gì".
Giá như họ dùng thứ năng lượng vô biên ấy vào quản lý. Có lẽ người nông dân đã đỡ cay cực phần nào. Thực tế chát chúa ở rất nhiều vùng nông thôn đang phơi bày một bộ phận cán bộ tham lam đến mất tự trọng. Vì một người có tự trọng, chắc chắn sẽ xấu hổ khi cầm trong tay đồng tiền từ bão lụt, từ mồ mả, từ vai áo rách của người nông dân nghèo.
Nông dân đang cay cực như thế nào có lẽ không cần nhắc nhiều. Nông sản bấp bênh, tài nguyên suy kiệt đang khiến nhiều nông dân bị bần cùng hoá. Cả xã hội đang dốc lực sát cánh cùng với họ, cùng kề vai gánh nỗi can qua.
Bàng quan với phận người lam lũ đã đáng lên án. Đằng này trục lợi trên lưng người nông dân thì chỉ có thể gọi là một tội ác!
Sự việc ở Kiên Giang xuất phát từ chính sách đúng đắn và đầy nhân văn đã gây tổn thương lớn vì những người thực thi. Điều này cho thấy có lỗ hổng lớn trong phương cách quản lý hay nói cách khác là không kiểm soát nổi, vô tình "tạo điều kiện" cho cán bộ cơ sở lợi dụng quyền lực để trục lợi.
Người nông dân đã mất mát quá nhiều. Ngay cả chút niềm tin từ chính sách cũng bị bóp méo, biến dạng, họ sẽ bấu víu vào đâu để bám đất bám vườn, để nuôi hy vọng?
Thiết nghĩ, xử lý 40 cán bộ là cần thiết nhưng cần thiết hơn là không để những sự việc tương tự tái diễn. Vì tần suất của các vụ việc kiểu này đang ngày dày lên.
Dẫu đau tới mấy, những ung nhọt lớn - bé đều phải nhổ trước khi nó "đánh sập" những niềm tin căn bản của cả xã hội, của người nông dân.
Theo Danviet
Ông Thào Xuân Sùng: Tôi gắn bó trọn đời với nông nghiệp, nông thôn Ngay sau khi được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN khóa VI nhiệm kỳ 2013-2018 sáng nay, 12.1, tân Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng đã trả lời phỏng vấn Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt và các đài, báo khác. Đồng chí Thào Xuân Sùng...