Giả mất bằng lái xe để xin cấp lại sẽ phải sát hạch từ đầu
Cục CSGT cho hay tài xế khai báo gian dối để xin cấp lại bằng lái xe sẽ phải đi học lại lý thuyết và thực hành từ đầu.
Ngày 9/7, trung tá Vũ Anh Điệp, Phó phòng Tuyên truyền và Điều tra giải quyết tai nạn giao thông của Cục CSGT, cho biết 6 tháng đầu năm, CSGT toàn quốc xử lý trên 1,7 triệu tài xế vi phạm luật, qua đó tước 150.000 bằng lái xe các loại.
Theo quy định của Nghị định 100, người vi phạm sẽ bị tước bằng lái tối đa 2 năm. Do đó, một số tài xế đã giả khai báo mất giấy phép lái xe hoặc không có giấy phép lái xe để xin cấp lại.
“Mục đích của việc làm này là sau khi nộp phạt, người vi phạm vẫn có thể sử dụng giấy phép lái xe để tiếp tục điều khiển phương tiện”, đại diện Cục CSGT cho hay.
CSGT sẽ dùng nhiều phương pháp để xác minh tài xế giả báo mất bằng lái xe. Ảnh: Hồng Quang.
Theo trung tá Điệp, để phát hiện các trường hợp khai báo gian dối hoặc sử dụng giấy tờ giả, lực lượng chức năng sẽ dùng nhiều biện pháp nghiệp vụ để xác minh tài xế mất giấy tờ thật hay giả.
Về biện pháp kiểm tra, CSGT cho biết các đơn vị có chức năng xử phạt vi phạm giao thông có trách nhiệm nhập toàn bộ dữ liệu của việc xử phạt trong ngày lên hệ thống quản lý của Cục CSGT.
Video đang HOT
“Hệ thống này được liên kết với một số cơ quan liên quan, trong đó có Sở GTVT các địa phương”, đại diện Cục CSGT nói và cho biết trên cơ sở đó, cơ quan chức năng sẽ kiểm soát được những tài xế đã bị tạm giữ bằng lái, tránh việc người vi phạm khai báo gian dối.
Ngoài ra, Cục CSGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và cơ quan chức năng địa phương đã chia sẻ dữ liệu về giấy phép lái xe để thống nhất việc quản lý và xử lý vi phạm.
Khoản 6, Điều 36 Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT quy định, thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Cơ quan cấp lại giấy phép lái xe cho các trường hợp bị mất phải gửi thông báo hủy giấy phép lái xe cũ tới các cơ quan liên quan.
Luật sư Nguyễn Tiến Dũng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết pháp luật hiện hành đã có quy định về chế tài xử lý hành vi khai báo gian dối về bằng lái xe và các giấy tờ khác.
Theo luật sư, người nào khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch mới, cấp lại giấy phép lái xe, sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng, quy định tại điểm g, Khoản 3, Điều 37 Nghị định 100.
Khoản 14, Điều 33 Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT cũng quy định người tẩy xóa thông tin trên giấy phép lái xe; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới bằng lái sẽ không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 5 năm.
Nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe sẽ phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.
Thậm chí, luật sư nhấn mạnh nếu làm giả hoặc sử dụng bằng lái xe hay giấy tờ giả khác liên quan đến việc lái xe thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả, sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Theo Điều 341 Bộ luật hình sự, người phạm tội danh trên có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù lên đến 7 năm.
Nếu bị khởi tố, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình sẽ đối diện mức án nào?
Sau khi gây tai nạn khiến một người chết, hai người bị thương, ông Nguyễn Văn Điều - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình đã lái xe bỏ chạy khỏi hiện trường.
Theo luật sư, nếu bị cáo buộc, ông Điều sẽ đối diện khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù giam.
Ngày 27/5, Công an TP Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Theo đó, khoảng 18h10 ngày 8/5, ông Nguyễn Văn Điều - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình lái xe ô tô lưu thông trên đường Trần Thủ Độ (phường Tiền Phong, TP Thái Bình). Khi lưu thông đến đoạn đối diện cây xăng Phiệt Học đã xảy ra va chạm giao thông khiến bà Phạm Thị Ng. (SN 1957) bị văng ra ngoài, va đập với 1 chiếc xe máy chạy ngược chiều. Hậu quả, người điều khiển xe máy bị thương nặng, còn bà Ng. tử vong tại chỗ.
Thay vì dừng lại để cấp cứu các nạn nhân, ông Điều tiếp tục điều khiển xe ô tô bỏ chạy và tông vào 1 xe máy khác làm tài xế này ngã ra đường. Khi chạy đến khu công nghiệp Phúc Khánh, chiếc xe bị người dân đuổi theo chặn được. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã tạm dừng thực hiện nhiệm vụ của ông Điều để phục vụ công tác điều tra.
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn giao thông, ông Điều ngồi trong xe ô tô một mình. Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Theo luật sư Vũ Anh Tuấn - Đoàn luật sư Hà Nội, đây là hành động rất đáng chê trách của ông Điều. Đáng lẽ ra, ông Điều nên dừng xe để cấp cứu cho nạn nhân thì lại bỏ chạy và gây thêm một vụ tai nạn khác.
Do đó, nếu bị cáo buộc có tội, ông Điều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c (khoản 2, Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015) về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" như sau: "1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn".
Luật sư Tuấn khẳng định, trong trường hợp có căn cứ cho rằng vụ tai nạn có lỗi của ông Điều thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can đối với người này. "Chính sách pháp luật Việt Nam hướng tới việc quy định trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông đối với hậu quả vụ tai nạn. Theo đó, người gây tai nạn phải có trách nhiệm cấp cứu, cứu chữa kịp thời nạn nhân. Việc không cấp cứu có thể khiến hậu quả của vụ tai nạn nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm có thể được xem là hành vi sẽ gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc giải quyết vụ án nên đây cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự", luật sư Tuấn phân tích.
Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án, nhưng nhiều ý kiến lo ngại rằng, nếu gia đình các nạn nhân rút đơn, liệu ông Điều có thoát tội?
Trước tình huống này, luật sư Tuấn khẳng định, không phải mọi trường hợp có đơn xin bãi nại của người bị hại thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, chỉ có một số tội danh được quy định tại Điều 155 (Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015) thì vụ án mới được đình chỉ khi có đơn của người bị hại.
Theo quy định: "Chi đươc khơi tô vu an hinh sư vê tội pham quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 va 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dươi 18 tuôi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết; Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án".
Đối chiếu với quy định trên, tội phạm quy định tại Điều 260 không thuộc trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại... Do đó, dù có đơn bãi nại của gia đình các nạn nhân thì ông Điều vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Giả sử có việc gia đình nạn nhân viết đơn xin bãi nại cho ông Điều thì đó cũng không phải là căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nó sẽ được xem xét là các tình tiết giảm nhẹ khi cơ quan tố tụng lượng hình", luật sư Tuấn chia sẻ.
Tổng kiểm tra đúng quy định và đúng thời điểm Trong đợt ra quân tổng kiểm soát phương tiện nhằm lập lại trật tự ATGT trên toàn quốc diễn ra trong 1 tháng, lực lượng CSGT sẽ dừng xe kiểm tra mà không cần có dấu hiệu vi phạm. Theo các chuyên gia pháp lý và nhiều người dân, việc làm này được thực hiện đúng quy định, đúng thời điểm. CSGT có...