Giả mạo Thanh tra tài chính, lừa hàng chục triệu đồng của giáo viên
Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã ra thông báo về thủ đoạn lừa đảo tài sản giáo viên xảy ra trên địa bàn TP Pleiku.
Truong tieu hoc Chu Van An, TP Pleiku.
Ngày 15/7, Phòng cảnh sát Hình sự (PC 02) công an tỉnh Gia Lai cho biết, đã ra thông báo về thủ đoạn lừa đảo tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố Pleiku.
Trước đó, ngày 8/7, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Hằng (cán bộ tổng phụ trách đội trường Tiểu học Lê Quý Đôn, đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Pleiku) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0865158337. Người đàn ông tự xưng là cán bộ thanh tra tài chính, yêu cầu cô Hằng gọi điện thoại lại và hù doạ về số tiền trong tài khoản ngân hàng BIDV (tài khoản chi lương) của cô nhiều tiền hơn mức tiền lương thực nhận.
Người đàn ông này yêu cầu cô Hằng cung cấp mật khẩu để đăng nhập vào ứng dụng Smart Banking trên điện thoại di động. Đối tượng này thực hiện lệnh chuyển tiền vào một tài khoản khác và tiếp tục yêu cầu cô Hằng cung cấp mã OTP được gửi về số điện thoại cô Hằng đăng ký với ngân hàng. Sau khi được cô Hằng cung cấp mã số xác nhận thì các đối tượng rút của cô Hằng 2 lần với số tiền 40 triệu đồng.
Cũng với thủ đoạn tương tự, các đối tượng đã chiếm đoạt của cô Đinh Thị Phượng (giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) với số tiền 4,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đình Thức, trưởng phòng GD&ĐT TP Pleiku cho biết, “Các đối tượng cũng xưng danh Thanh tra tài chính để lừa tiếp thầy cô giáo ở hai trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và Ngô Mây. May mắn, là Phòng GDĐT đã phát văn bản cảnh báo nên các đối tượng chưa lừa được tiền thầy cô ở đây”.
Từ thông tin tố cáo, cơ quan công an điều tra tiến hành vào cuộc. Cụ thể, PC 02 xác định thông tin cá nhân của cán bộ, giáo viên được đăng tải công khai trên website của các trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai, bao gồm: tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại cá nhân, địa chỉ Email. Đối tượng đã sử dụng những thông tin thu thập được từ các nguồn trên để liên lạc và tạo niềm tin cho nạn nhân. Các nạn nhân nghe đối tượng cung cấp nhiều thông tin chính xác của bản thân, Ban Giám hiệu và lãnh đạo ngành giáo dục của tỉnh nên tin người gọi điện là thanh tra thật. Sau đó nạn nhân đã cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và bị chiếm đoạt tiền.
Hiện, cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên.
Tạ Vĩnh Yên
Theo Danviet
Những ai bị "điểm danh" trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La nhưng chưa bị xử lý?
Nhiều cá nhân, cán bộ chủ chốt trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa bị xử lý vì chỉ nhận gửi thông tin thí sinh để "nhờ xem điểm" chứ không phải "nhờ nâng điểm".
Liên quan đến vụ gian lận thi cử Sơn La, cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành xác minh đối với 07 thành viên Ban thư ký và 21 cán bộ, giáo viên tham gia Tổ chấm thi tự luận để làm rõ các sai phạm liên quan đến các bài thi bị hạ điểm.
Các cá nhân bị truy tố trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La.
Kết quả điều tra Nguyễn Quốc Chiến - thành viên Ban thư ký tham gia tổ chấm thi môn tự luận không thừa nhận đã thông tin khóa phách của các thí sinh từ bị can Lò Văn Huynh để tác động nâng điểm.
Số cán bộ giáo viên chấm bài thi bị hạ điểm sau khi chấm thẩm định thừa nhận chấm sai do chấm ẩu, chấm thoáng, chấm đón ý nhưng không được ai tác động để chấm nâng điểm cho thí sinh. Ngoài lời khai của Huynh ra không có căn cứ nào khác chứng minh Chiến và giáo viên chấm thi câu kết nâng điểm môn Ngữ văn cho thí sinh.
Để có căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án cũng như mức độ liên quan của các đối tượng trong việc cung cấp thông tin thí sinh nhờ chấm nâng điểm, cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành điều tra xác minh đối với đối tượng là trung gian, là cha mẹ, người thân của thí sinh, hoặc thí sinh, cụ thể:
Cơ quan chức năng xác định có 18 người (trung gian) nhận thông tin thí sinh, trong đó có ông Hoàng Tiến Đức (Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) nhận 8 thí sinh; Nguyễn Ngọc Hà (Trưởng phòng giáo dục THPT, sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) nhận 10 thí sinh bao gồm cả con gái; Nguyễn Minh Khoa (nguyên Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La) nhận 5 thí sinh...
Trong đó chỉ có 2 trường hợp không thừa nhận cung cấp thông tin thí sinh cho Đặng Hữu Thủy và Nguyễn Minh Khoa như Khoa và Thủy đã khai.
Số còn lại là 16 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin thí sinh nhưng mục đích chỉ "nhờ xem điểm thi trước".
Các đối tượng đều khai do xuất phát từ quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người thân nên đã tiếp nhận và chuyển thông tin của các thí sinh để nhờ xem điểm thi trước, không thừa nhận được bàn bạc, hứa hẹn về vật chất với gia đình thí sinh.
Đối với các đối tượng là cha, mẹ hoặc người thân của các thí sinh: Có 27 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin của các thí sinh nhờ "xem điểm" với mục đích để gia đình kịp thời điều chính nguyện vọng cho con vào các trường cho phù hợp, không trao đổi, hứa hẹn gì về lợi ích vật chất.
Các trường hợp còn lại không thừa nhận cung cấp thông tin thí sinh cho các bị can và đối tượng trung gian.
Trên cơ sở lời khai của các bị can, đối tượng trung gian và cha mẹ thí sinh; cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành xác minh 21/44 thí sinh; trong đó có 11 thí sinh khai trực tiếp liên hệ chuyển thông tin, nhưng mục đích "nhờ xem điểm"; 8 thí sinh không thừa nhận việc chuyển thông tin; 02 thí sinh vắng mặt tại địa phương, do vậy chưa xác định được việc chuyển thông tin cá nhân thí sinh để nhờ nâng điểm hay xem điểm.
Tài liệu của cơ quan tố tụng nêu rõ, với các đối tượng có dấu hiệu sai phạm liên quan đến việc chấm thi môn tự luận (Ngữ Văn) và đối tượng trung gian có liên quan đến việc nhận thông tin của thí sinh nhờ các bị can nâng điểm; cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục điều tra xác minh làm rõ, có căn cứ thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo nguoiduatin
Điều tra vụ nhiều giáo viên mất tiền tỷ vì tin bạn Tin bạn, nhiều giáo viên và người dân ở thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã cùng góp vốn làm ăn. Nhiều giáo viên mất tiền tỷ vì tin bạn. Trong thời gian đầu, họ được đối tượng huy động vốn trả lãi suất khá cao. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, đối tượng đã bỏ trốn,...