Giả mạo nhà sư sẽ bị xử lý thế nào?
Theo luật sư, nếu có căn cứ cho thấy người nào sử dụng giấy tờ giả để giả mạo nhà sư Phật giáo thì tùy theo mức độ có thể xử lý hành chính hoặc khởi tố hình sự.
Như Thanh Niên thông tin, liên quan đến vụ ông Nguyễn Minh Phúc (40 tuổi) có nhiều phát ngôn trên mạng xã hội trong thời gian qua, ngày 28.7, lãnh đạo UBND H.Củ Chi, TP.HCM cho biết, ông này đã giả mạo tu sĩ Phật giáo, tự xưng pháp danh là Thích Tâm Phúc.
Tên “Chùa Hoằng Pháp Trung ương” chỉ là bảng hiệu do ông Phúc tự ý gắn tại nhà, chính quyền địa phương đã đề nghị ông Phúc tháo dỡ bảng hiệu này.
Từ vụ ông Nguyễn Minh Phúc tự xưng ‘đại đức Thích Tâm Phúc’: Giả mạo nhà sư bị xử lý thế nào?
Theo UBND H.Củ Chi, từ năm 2015 đến nay, ông Phúc thành lập 6 công ty nhằm lợi dụng danh nghĩa để tổ chức các sự kiện vận động, quyên góp gây quỹ không đúng mục đích và tụ tập đông người tại nhà riêng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Hiện 6 công ty này đã bị khóa mã số thuế.
Qua xác minh của UBND H.Củ Chi và Ban Thi đua – Khen thưởng TP.HCM, các trường hợp tập thể, cá nhân khen thưởng cấp nhà nước do ông Phúc tự khai không có tên trong hồ sơ lưu trữ tại Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương và Ban Thi đua – Khen thưởng TP.HCM.
Hồi tháng 1.2022, ông Phúc từng bị UBND xã ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi “khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác” với số tiền 2,5 triệu đồng.
Theo UBND H.Củ Chi, ông Nguyễn Minh Phúc đã giả mạo tu sĩ. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Luật sư Lê Trung Phát (Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích, căn cứ theo điều 101 Nghị định 15 năm 2020 được sửa đổi bởi Nghị định 14 năm 2022, nếu một người khiêu khích, hay nói sai sự thật về người khác, hoặc đưa tin sai sự thật, thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống (theo điều 155 và điều 156 bộ luật Hình sự).
Dù trong cấu thành tội phạm của 2 tội danh này, yếu tố sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm, không phải là căn cứ định khung theo điều luật, nhưng nó là cơ sở để đánh giá về lỗi cố ý của hành vi cũng như xem xét đến mức độ xúc phạm nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu có đủ căn cứ chứng minh, việc một người nào đó lập công ty nhằm tổ chức các sự kiện vận động, quyên góp gây quỹ không đúng mục đích, thì có thể bị xử lý hành chính.
Cụ thể, nếu hành vi vi phạm được xác định diễn ra trong thời vòng một năm trở lại đây thì có thể bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng (điều 10 Nghị định 130 năm 2021). Nếu hành vi diễn ra quá thời hạn một năm, thì hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (điều 6 luật Xử lý vi phạm hành chính). Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra xác minh có dấu hiệu lừa đảo, thì người vi phạm có thể bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 bộ luật Hình sự.
Cũng theo luật sư Phát, người nào làm giả giấy tờ để giả mạo tu sĩ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144 năm 2021 (hoặc nghị định khác tùy thuộc vào loại giấy tờ làm giả), hoặc khởi tố vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo điều 341 bộ luật Hình sự.
Xem nhanh 12h ngày 29.7: Bản tin thời sự toàn cảnh
Tài xế có quyền yêu cầu CSGT cho nghỉ, đo lại nồng độ cồn nếu nghi ngờ
Theo Cục CSGT (C08) Bộ Công an, tài xế có quyền đề nghị CSGT cho nghỉ 5 - 10 phút, đồng thời uống nước cho sạch khoang miệng trước khi đo định lượng nồng độ cồn nếu cho rằng mình không sử dụng rượu bia mà vẫn có cồn.
Vi phạm nồng độ cồn vẫn cao
Theo thống kê của C08, trong 45 ngày qua, CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý 99.135 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. C08 cho hay đây là con số rất cao, tăng 23,6% so với 45 ngày liền kề trước đó, dù vẫn trong thời gian cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Tài xế có quyền nghỉ ngơi, đề nghị đo lại nồng độ cồn. Ảnh DUY HOÀNG
Đại diện C08 cho hay, trong số các trường hợp vi phạm, có tới 31% tài xế vi phạm ở mức 3 (mức kịch khung theo Nghị định 100, trên 0,4 mg/lít khí thở). Ngoài ra, thống kê cho thấy có tới 1.438 tài xế không chấp hành việc kiểm soát, những trường hợp này đều vi phạm ở mức kịch khung.
"Số người bị xử lý nồng độ cồn rất cao như vậy cho thấy thói quen chưa thay đổi, do đó thời gian tới lực lượng CSGT vẫn sẽ tiếp tục xử lý kiên quyết", đại diện C08 cho hay.
Tài xế có quyền yêu cầu CSGT cho nghỉ, đo lại nồng độ cồn nếu nghi ngờ
Theo C08, trong năm 2023, lãnh đạo Bộ Công an xác định quan điểm thiết lập kỷ cương, bảo đảm trật tự an toàn trên các tuyến giao thông toàn quốc. Trong đó, tài xế có nồng độ cồn là một trong 3 hành vi vi phạm được tập trung xử lý để giảm tai nạn, cùng với hành vi chở quá tải trọng và chạy quá tốc độ.
Thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn
DUY HOÀNG
Đại diện C08 cho hay, việc kiểm soát nồng độ cồn được lực lượng CSGT thực hiện trên cả nước, đặc biệt tập trung tại các đô thị, nhằm răn đe nhưng cũng là giúp người dân hình thành thói quen "đã uống rượu bia thì không lái xe".
Quá trình xử phạt cũng "không có vùng cấm và không có ngoại lệ". Cụ thể, lực lượng CSGT đã tham mưu hơn 40 thành ủy, tỉnh ủy có văn bản chỉ đạo cơ quan, ban, ngành, đảng viên, công chức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, đã uống rượu bia thì không lái xe và không được can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm.
Ngoài ra, theo đại diện C08, các cán bộ CSGT làm nhiệm vụ phải ghi rõ nhật ký ca công tác, trong mỗi máy đo nồng độ cồn cũng lưu trữ toàn bộ dữ liệu để chỉ huy đơn vị đối chiếu với các biên bản xử lý. Bên cạnh đó, một số địa phương CSGT còn phải kiểm tra chéo địa bàn nhằm tránh có sự quen biết, xin bỏ qua vi phạm.
Xử lý để người dân tâm phục khẩu phục
Trước những lo ngại của tài xế về việc ăn hoa quả, uống thuốc dạng siro sẽ có nồng độ cồn khi kiểm tra, đại diện C08 khẳng định, ngay khi Nghị định 100 ra đời, C08 đã có những thử nghiệm với nhiều loại hoa quả, thuốc ho, nước trái cây lên men... kết quả cho thấy người ăn, uống đều không có nồng độ cồn.
Theo đại diện C08, quy trình kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT có 2 bước, đầu tiên là đo định tính để xác nhận có cồn hay không, sau đó mới đo định lượng để xác định chính xác mức cồn trong hơi thở.
"Trường hợp kiểm tra định tính xác định có nồng độ cồn, nếu lái xe có sử dụng một số đồ ăn lên men trước đó thì họ có quyền đề nghị CSGT cho nghỉ ngơi 5 - 10 phút, đồng thời uống nước cho sạch khoang miệng trước khi đo định lượng. Ngoài ra, tài xế đã đo định lượng xác định có cồn cũng được phép đề nghị lực lượng chức năng cho thổi lại để đảm bảo tính khách quan", đại diện C08 cho hay.
Cảnh báo tình trạng dùng tem kiểm định giả
Theo đại diện C08, ngoài tình trạng tài xế vi phạm nồng độ cồn có chiều hướng gia tăng thì tình trạng lái xe dùng giấy tờ giả, đặc biệt làm giả tem kiểm định cũng đáng báo động trong thời gian gần đây.
Thống kê của C08 cho thấy, từ cuối năm 2022 tới nay, toàn quốc đã phát hiện 40 trường hợp dùng tem kiểm định giả. CSGT đã chuyển cơ quan điều tra 20 trường hợp, trong đó 4 vụ bị khởi tố và 9 trường hợp bị xử lý hành chính.
CSGT niêm phong phương tiện dùng tem kiểm định giả để bàn giao cho Công an TP.Thái Nguyên xử lý. Ảnh DUY HOÀNG
Để dẫn đến tình trạng này cũng một phần do công tác đăng kiểm thời gian qua gây khó khăn cho chủ phương tiện, đặc biệt là chủ xe kinh doanh vận tải. Không đăng kiểm được, nhiều tài xế đã lên mạng mua tem giả để dán vào xe nhằm tránh bị CSGT xử lý.
"Nhiều người cho rằng đây là hành vi bình thường nhưng chúng tôi khuyến cáo đây là vi phạm rất nghiêm trọng. Tài xế có thể bị khởi tố hình sự", đại diện C08 nói, và cho hay, trường hợp phương tiện gặp tai nạn giao thông trên đường mà nguyên nhân liên quan tới yếu tố an toàn kỹ thuật thì chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Năm 2022, xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 6.300 người Cục Cảnh sát giao thông cho biết, năm 2022, (thời kỳ báo cáo tính từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/12/2022), cả nước xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người. So với cùng kỳ năm 2019, tai nạn giao thông giảm sâu cả ba tiêu chí, giảm 6.205 vụ (35,15%), giảm 1.245 người chết (16,32%),...