Giả mạo người đi chăm bệnh nhân để trộm cắp tài sản
Cũng làm thẻ chăm sóc bệnh nhân, nhưng Dương Hồng Thanh (SN 1975) trú tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, lại lợi dụng để trộm cắp tài sản.
Đối tượng Dương Hồng Thanh
Khoảng 2h45 ngày 22-10, Đại đội 1, Phòng Cảnh sát bảo vệ, CATP Hà Nội, nhận được tin báo của lực lượng bảo vệ bệnh viện về việc có một vụ trộm cắp tài sản tại phòng 307 nhà B1 Khoa thần kinh Bệnh viện Việt Đức. Ban chỉ huy Đại đội 1 đã nhanh chóng cử tổ công tác do Thượng sỹ Nguyễn Hoàng Anh làm tổ trưởng, nhanh chóng xác minh làm rõ vụ trộm và truy bắt đối tượng.
Video đang HOT
Chiếc thẻ giả của Dương Hồng Thanh
Nhận định đối tượng trộm cắp có thể vẫn quanh quẩn ở đây, tổ công tác đã tiến hành rà soát, sàng lọc đối tượng. Qua trình xác minh thấy nổi lên nghi vấn một người phụ nữ khoảng 40 tuổi đeo thẻ người nhà bệnh nhân nhưng thường xuyên lang thang các phòng bệnh mà… không chăm sóc ai cả.
Khi lực lượng công an chạm mặt người phụ nữ, tay chị ta cầm chiếc điện thoại Lenovo A7000 màu đen giống như chiếc điện thoại bị mất của anh Nguyễn Quang Hải, phòng 307 nhà B1 khoa Thần kinh đã trình báo. Mời người phụ nữ về phòng bảo vệ để làm việc, người phụ nữ đã khai nhận đây là chiếc điện thoại vừa “nhặt” được trong phòng 307. Tuy nhiên các nhân chứng xung quanh đã khẳng định, khi thấy anh Hải để điện thoại ở đầu giường để nói chuyện với những người xung quanh, người phụ nữ đã thản nhiên cầm điện thoại đi. Do tưởng là người nhà anh Hải nên các nhân chứng không có phản ứng.
Chiếc điện thoại Thanh trộm cắp được
Nhân thân người phụ nữ được làm rõ là Dương Hồng Thanh (SN 1975) trú tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tổ công tác đã đưa đối tượng cùng tang vật bàn giao cho CAP Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo_An ninh thủ đô
Tiết lộ của osin bệnh viện khi bị "gạ gẫm tình dục"
Mấy năm gần đây, nghề osin trong bệnh viện nở rộ nhưng những chị em làm công việc này không chỉ vất vả mà còn đối diện với tình huống oái oăm.
Nghề chăm sóc người bệnh hay còn gọi là osin bệnh viện từ lâu đã trở thành một nghề tự phát được nhiều phụ nữ nông thôn ra thành phố lựa chọn. Có những làng, phụ nữ rủ nhau đi làm nghề osin bệnh viện gần hết. Nghề tuy vất vả nhưng có thể đưa lại cho họ thu nhập cao hơn việc trồng lúa hay đi làm osin đơn thuần. Đối phó với những yêu cầu oái oăm Một số người làm nghề chăm sóc bệnh nhân đang ngồi trò chuyện với nhau ở khuôn viên bệnh viện thì một cô chạy đến vừa khóc vừa hớt hải kể với mấy chị em cùng nghề: "Ông già em chăm vừa sàm sỡ em, bực quá, thôi em bỏ luôn cái trường hợp ấy, có trả vàng cũng không làm nữa...". Nhiều osin bệnh viện chia sẻ từng bị người ngoài bệnh viện rủ rê đi nhà nghỉ, thậm chí có bệnh nhân nhẹ còn xin số điện thoại rồi gạ gẫm. Cô Nguyễn Thị Nhâm (50 tuổi) có thâm niên làm osin bệnh viện 14 năm, kể: "Nhiều cụ già tuổi bằng bố, bằng ông nội mình nhưng khi mình chăm sóc người ta, người ta ghé tai bảo "cho thơm 1 cái nhé". Tôi bảo ông ấy:"Ông ơi, ông vừa nói gì đấy, cháu gọi con cái ông ra cháu nói với các con ông nhé. Thế là ông ấy phải xin lỗi tôi đấy".
Những người làm nghề chăm sóc bệnh nhân ngồi chờ đến giờ vào chăm bệnh nhân.Cô Nhâm có thâm niên nên có rất nhiều kinh nghiệm đối phó để truyền đạt với chị em cùng nghề. Cô kể: "Có hôm đang ngồi có ông bệnh nhân đi qua sờ quai áo bảo "Này đấm lưng cho ông, ông trả 400 nghìn nhé". Hay có ông còn trình bày hẳn yêu cầu chuyện tình dục thì tôi bảo: "Vâng, cháu đồng ý đi với ông nhưng 5 triệu ông nhé?" Ông ấy nghe thế bảo: "Sao hét giá cao thế? Em đi với anh chứ sao lại bảo cháu đi với ông, mà em nói nhỏ thôi đừng để người ta nghe thấy?" Tôi bảo: "Ông coi giá của chúng cháu rẻ thế à? Cháu có chồng, có con rồi giờ đi với ông nếu đến tai chồng con cháu, người ta bỏ cháu, đuổi cháu ra khỏi nhà thì ông có rước cháu về nhà ông ở không? Nếu được thì cháu mời người lại đây làm chứng rồi cháu đi với ông luôn. Nghe thế ông sợ quá, bảo thôi thôi, tôi không rủ cô nữa"."Đi chăm người ốm nhưng chăm ở nhà nhiều khi bị chồng người ốm yêu cầu: "Tối cho bà nằm 1 mình, cô vào ngủ với tôi, tôi trả tiền thêm cho cô". Mình phải làm căng lên để người ta biết người ta khỏi gạ gẫm nhưng có người gạ không được, bảo là "mai tôi đuổi cô" là chuyện nhiều người làm nghề chăm sóc bệnh nhân gặp" cô Nhâm cho biết. Osin phải làm những việc người bình thường xấu hổ Theo cô Nguyễn Thị Liên, một osin thường chăm sóc người bệnh ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt- Xô, osin phải thường xuyên bên bệnh nhân, chăm sóc từ vệ sinh đến đổ bô, kể cả những việc mà bình thường khiến người ta xấu hổ nhưng osin vẫn phải làm. Tuy nhiên, nhiều bà vợ ghen, họ không hiểu cho sự khó khăn vất vả của osin mà họ chỉ nghĩ đến chuyện đụng chạm đến thể xác chồng họ. Có người dặn: "cô lau cho chồng tôi từ rốn trở lên, còn từ rốn trở xuống để tôi lau, cô không được đụng vào phần dưới của chồng tôi...". Như việc đóng capot cho bệnh nhân nam khỏi đi tiểu ra giường không phải ai cũng quen làm. Nhưng nhiều vợ bệnh nhân nói cái đó phải để tôi buộc, chứ osin buộc thế đau chồng họ. Hoặc là vợ không cho osin đóng capot mà họ tự hứng nước tiểu nhưng do luống cuống không quen nên bệnh nhân tiểu hết ra chăn nên vợ chồng lại cãi nhau ầm ĩ. Chị Linh đi chăm người nhà ở Bệnh viện Thanh Nhàn kể: "Tôi còn chứng kiến cảnh osin bảo vợ bệnh nhân là để họ đóng capot cho anh chồng nhưng yêu cầu có sự giám sát của người vợ. Nhưng ông chồng thì bảo vợ đi ra cho người ta làm, vợ lại bảo "em sợ người ta làm đau anh". Chồng quát lên: "Đau tôi phải biết chứ cô lại biết hơn tôi à?!" Bà vợ bảo osin: "Cô không được động vào chồng tôi nghe chưa?" Thế nên đêm đêm bà vợ cứ ngồi canh sợ osin sờ vào chồng". "Có nhiều người con còn đi tìm osin chăm sóc bố bệnh nhưng lại ra yêu cầu với người giúp việc: "Bố chị vẫn còn có nhu cầu chăn gối nên vừa chăm bố chị vừa phải ngủ với bố chị đấy". Nghe thế nhiều người bực mình lắm, bảo ở đây chỉ chăm sóc, đấm bóp thôi chứ không ai ngủ được với bố chị đâu. Sau đó cô ta tìm 4-5 ngày không được người giúp như đúng yêu cầu nên quay lại "hạ tiêu chuẩn". Có một cô nhận việc nhưng vào hôm trước thì hôm sau ra luôn vì không chịu nổi ông bệnh nhân. Rồi nghe đâu có một cô nữa đến nhưng ông bố chê xấu, không mượn nữa..."- cô Liên cho biết. Tuy nhiên, theo cô Liên, cũng có nhiều người do hoàn cảnh, tính cách nên cũng dễ đánh mất mình, chiều theo ý bệnh nhân để kiếm tiền. Có người còn về ở hẳn với bệnh nhân 3-4 năm nay. Vì vậy, với nghề chăm sóc người bệnh, ngoài đức tính chịu khó, chịu vất vả thì còn phải có kỹ năng đối phó với những yêu cầu bệnh hoạn của bệnh nhân và phải có bản lĩnh để giữ mình trước những cám dỗ của đồng tiền. * Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Theo Hiểu Khuê (Infonet)
Theo_Em đẹp
Điều dưỡng viên theo xe chở bệnh nhân về nhà "cuỗm" tài sản Tin từ Công an TP Đà Lạt cho biết, cơ quan công an đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Hoàng Kha (29 tuổi, quê Đồng Tháp)- nhân viên một cơ sở y tế tư nhân tại TP. HCM để điều tra vụ trộm cắp tài sản của một bệnh nhân ngụ tại TP. Đà Lạt. Trước đó, chiều 23/5, người nhà bệnh nhân...