Giả mạo game: Liều thuốc độc tự chuốc của NPH game tại Việt Nam
Chiêu giả mạo game trong bối cảnh các cơ quan thẩm quyền đang dành sự quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp phát hành game có thể sẽ giết chết chính doanh nghiệp.
Chuyện các tựa game kém chất lượng cố tình giả mạo nhiều game có uy tín trên thị trường từ xưa đến nay đã không còn hiếm ở làng game Việt. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhờ những bước tiến – thị trường đang ngày càng trở nên quy củ hơn, một phần do các cơ quan quản lý đã siết chặt công tác kiểm tra, giám sát, phần khác do các NPH đã bắt đầu có sự liên kết với nhau để tìm kiếm lợi ích chung nên những chiêu trò giả mạo đã giảm bớt khá nhiều.
Game Tru Tiên Mobile “chính chủ” của NPH SohaGame
Dù vậy nhưng thỉnh thoảng vẫn hay xuất hiện một số game kém chất lượng cố tình lách luật trông qua chiêu trò giả mạo rất “xấu xí” này. Mới đây nhất, Tru Tiên Mobile sau khi ra mắt chỉ 2 ngày đã nhanh chóng xuất hiện game giả mạo trên Google Play với hình thức đổi tên giống hệt tên “chính chủ” của Tru Tiên Mobile. Dựa theo thông tin tài khoản, thì game này mới chỉ thay đổi tên trong thời gian 2 ngày vừa rồi khi Tru Tiên Mobile chính thức ra mắt. Tên gốc của game thực chất chính là Tiên Hiệp, một tựa game đã ra mắt từ rất lâu trước đó.
Đặt tên giống game “chính chủ” để cố tình gây nhầm lẫn
Chính sự “lừa tình” không hề nhẹ này đã khiến nhiều game thủ bị nhầm lẫn khi tải nhầm game giả mạo về. Một số game thủ đã rất tức giận cho game này 1 sao và viết nhận xét “khiếm nhã” bên dưới phần bình luận. Rõ ràng điều này đã ảnh hưởng nhiều đến việc ra mắt game của Tru Tiên Mobile và tạo nên cái nhìn rất không thiện cảm cho chính tựa game giả mạo này.
Video đang HOT
Nhiều game thủ tức giận đã vào phần bình luận “xả”
Lần theo tên tài khoản Developer, chúng tôi phát hiện ra không chỉ Tru Tiên Mobile bị giả mạo, mà ngay cả Thiên Long Bát Bộ Mobile cũng bị giả mạo thành Thiên Long 3D Update, khi tải về lại ra một game khác hoàn toàn là 2D với lối chơi turn based có tên là Kiếm Hiệp. Trong bộ ảnh submit của game này trên store cũng cho thấy đã ăn cắp một cách trắng trợn các thông điệp và hình ảnh của tựa game Thiên Long Bát Bộ Mobile.
Giả mạo cả các tựa game 3D từ tên cho đến hình ảnh submit
Như vậy có thể kết luận, tài khoản Developer này chuyên đi giả mạo các game uy tín mới ra mắt để kéo install về cho tựa game kém chất lượng được ẩn phía trong lớp vỏ lừa đảo. Nếu như đối với người chơi, đây là trò “treo đầu dê bán thịt chó” rất đáng lên án, thì đối với những “người trong ngành”, hành động này có thể là “liều thuốc độc” dẫn đến hệ quả của hàng loạt hoạt động mạnh tay của các cơ quan có thẩm quyền sau đó không lâu nữa để thanh lọc những tựa game giả mạo, hoạt động phi pháp.
Tải về lại hiện ra là game Kiếm Hiệp turn based 2D
Trong thời đại mới khi mà các NPH game đã và đang cố gắng ngày càng chuyên nghiệp hơn, hoạt động kinh doanh một cách nghiêm túc để phục vụ nhu cầu giải trí của game thủ, thì những “con sâu làm rầu nồi canh” với các chiêu trò phá hoại làng game Việt, không sớm thì muộn cũng sẽ bị tẩy chay và trừng trị thích đáng. Hiện theo chia sẻ của NPH SohaGame – NPH độc quyền của Tru Tiên Mobile thì họ sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để làm rõ trong thời gian tới. Những thông tin mới về vụ việc này sẽ tiếp tục được chúng tôi cung cấp tới độc giả, hãy chú ý theo dõi.
Theo Gamek
Giả mạo công trình nghiên cứu AIDS, một tiến sĩ Mỹ bị tù
Giả mạo trong công trình nghiên cứu vắc xin ngăn ngừa HIV/AIDS tiêu tốn hàng chục triệu đô la của chính phủ Mỹ, một nhà khoa học bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam, theo tờ The Washington Post (Mỹ).
Chính phủ Mỹ đổ rất nhiều tiền tài trợ cho các công trình nghiên cứu về HIV/AIDS - Ảnh: AFP
Ngày 1.7, tòa án liên bang Mỹ đã tuyên phạt tiến sĩ Han Dong-pyou, 58 tuổi, vì tội giả mạo kết quả công trình nghiên cứu mà ông gọi là "thành công đột phá" trong việc tìm ra thuốc có thể ngăn chặn vi rút HIV. Vụ việc gây chấn động thế giới vì rất hiếm khi một nhà khoa học bị án hình sự đối với tội giả mạo, gian lận trong nghiên cứu, theo tờ The Washington Post.
Theo lệnh của tòa, tiến sĩ Han còn phải bồi thường 7,2 triệu USD cho chính phủ Mỹ. Đó là một phần trong khoản kinh phí mà chính phủ liên bang cấp cho công trình nghiên cứu của ông.
Năm 2008, tiến sĩ Han tham gia công trình nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh AIDS ở trường Đại học Western Reserve và sau đó chuyển sang Đại học bang Iowa. AIDS bị xem là một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất thế giới trong một thời gian dài và chính phủ nhiều nước, trong đó có Mỹ, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra thuốc chữa trị.
Tiến sĩ Han và nhóm nghiên cứu được Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) tài trợ gần 20 triệu USD trong nhiều năm với mong muốn nhóm của ông sớm tìm ra thuốc chữa trị AIDS.
Nhóm của tiến sĩ Han sau đó đã công bố công trình nghiên cứu của mình, nói rằng đã tìm ra một loại vắc xin có thể làm tăng khả miễn dịch của cơ thể chống lại vi rút HIV, loại vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).
Tuy nhiên, năm 2013, một nhóm nhà khoa học ở Đại học Harvard tiến hành thẩm định nghiên cứu của tiến sĩ Han và phát hiện kết quả đó không đúng. Giới khoa học thế giới lúc đó mới biết công trình của ông Han là ngụy tạo, không có loại vắc xin nào có thể chặn đứng HIV.
Sau khi vụ việc bị phát hiện, ông Han lên tiếng nhận hết trách nhiệm vụ giả tạo. Cũng trong năm này, ông Han xin từ chức ở trường đại học bang Iowa.
Tuy nhiên, theo The Washington Post, một nghị sĩ của bang Iowa cho rằng ngoài việc nhận trách nhiệm vụ giả mạo, tiến sĩ Han còn phải chịu trách nhiệm hình sự cho việc làm của ông. Vì vậy, nghị sĩ này đã đề nghị khởi tố ông Han. Hồi tháng 2.2015, trong phiên tòa xét xử, ông Han nhận tội và bị đề nghị mức án 5 năm tù.
Minh Quang
Theo Thanhnien
'Cháu của sếp hàng không' chiếm đoạt 25 tỷ đồng Có bộ hồ sơ hoàn thiện giả mạo, Hà Anh Tuấn rêu rao bản thân là cháu ruột của một lãnh đạo thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt 25 tỷ đồng. Sau một ngày xét xử, chiều 26/6, TAND TP Hà Nội xử phạt Hà Anh Tuấn (33 tuổi, Phú Thọ) mức án chung thân...