Giả mạo Điện máy Xanh lừa đảo nạn nhân sau khi tặng quà tri ân
Gần đây, trên địa bàn Quảng Ngãi xuất hiện một số đối tượng giả mạo nhân viên Điện máy Xanh (là chuỗi bán lẻ các sản phẩm điện tử tiêu dùng có mặt tại hầu khắp các tỉnh, thành của cả nước) gọi điện thoại thông báo và gửi quà tặng quà tri ân.
Sau đó, từng bước tiếp cận và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân thông qua hình thức tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ chốt đơn hàng online.
Mới đây, chị N.T.L (SN 1986, ở phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được các đối tượng gọi điện thoại giới thiệu là nhân viên Điện máy Xanh, đồng thời cho biết công ty đang có chương trình tri ân khách hàng bằng tặng phẩm. Sau khi xác nhận thông tin cá nhân, địa chỉ nhận quà, các đối tượng kết bạn qua zalo và thông báo rằng phần quà mà chị được nhận là 1 bộ nồi inox trị giá gần 2 triệu đồng, 2 ngày sau sẽ có nhân viên giao tận nhà.
Sau khi nhận được quà, các đối tượng tiếp tục nhắn tin thông báo chị L may mắn trúng thêm phần quà tri ân thứ 2 là máy lọc nước trị giá hơn 5 triệu đồng. Để nhận được phần quà thứ 2 này, các đối tượng dẫn dụ nạn nhân hợp tác trở thành cộng tác viên chốt đơn hàng online cho đối tác của công ty, với mức hoa hồng rất hấp dẫn.
Tin tưởng, chị L liền đồng ý và được các đối tượng yêu cầu tải ứng dụng, đưa vào nhóm Telegram. Trong nhóm này, có rất nhiều tài khoản tham gia bình luận, gửi hình ảnh thể hiện việc kiếm tiền rất dễ dàng để làm “mồi nhử”, tiếp tục củng cố niềm tin cho nạn nhân. Tiếp đó, các đối tượng giao nhiệm vụ chốt đơn hàng đầu tiên với giá trị thấp. Ngay lập tức, chỉ 3 – 5 phút sau khi chốt đơn và chuyển khoản vào số tài khoản do các đối tượng cung cấp, chị L liền nhận lại tiền gốc và hoa hồng đúng như cam kết.
Video đang HOT
Đến nhiệm vụ thứ 3 trở đi, các đối tượng viện rất nhiều lý do khác nhau, yêu cầu chị phải thực hiện liên tiếp những nhiệm vụ tiếp theo với những đơn hàng có giá trị rất lớn thì mới có thể nhận lại tiền gốc và hoa hồng. Không chút nghi ngờ, chị H đã gom góp, chuyển tiền cho các đối tượng để thực hiện các nhiệm vụ với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng. Sau khi chị L hết khả năng huy động vốn, phát hiện mình bị lừa thì các đối tượng đã khoá tài khoản zalo, cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
Đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo các nạn nhân trên mạng xã hội.
Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ngãi, giả mạo doanh nghiệp và gửi quà tặng để tri ân khách hàng đến tận nhà để chiếm lòng tin của nạn nhân là một trong những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt được các đối tượng lừa đảo sử dụng trong thời gian gần đây.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo, khi nhận bất cứ cuộc gọi thông thường hoặc tin nhắn, cuộc gọi trên các nền tảng mạng xã hội thông báo may mắn được nhận quà tặng tri ân, trúng thưởng… người dân cần nêu cao cảnh giác, hỏi rõ về công ty và điện thoại trực tiếp cho đường dây nóng, tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để liên hệ xác minh thông tin.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP và làm theo yêu cầu của các đối tượng. Trường hợp nghi vấn đối tượng lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý kịp thời.
Mất gần 100 triệu đồng sau khi “Xem quảng cáo nhận lì xì”
Chiều 27/9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) cho biết một người dân trên địa bàn huyện đã bị lừa đảo mất một tiền lớn khi tham gia sự kiện “Xem quảng cáo nhận lì xì”. Trước đó, vào ngày 23/9, chị Đ.T.B.T (SN 1996, trú tại TDP 2, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức) là giáo viên một trung tâm ngoại ngữ nhận điện thoại từ một đối tượng lạ tự xưng là nhân viên một sàn thương mại điện tử nổi tiếng gọi điện thông báo chị đã trúng thưởng.
Sau đó, đối tượng yêu cầu chị T kết bạn zalo và hướng dẫn chị tham gia sự kiện “Xem quảng cáo nhận lì xì”. Tin lời và do tâm lý ham “quà trúng thưởng” chị T đã thực hiện các thao tác do đối tượng hướng dẫn. Quà “lì xì” không thấy đâu, nhưng khi kiểm tra tài khoản cá nhân, chị Đ.T.B.T mất gần 100 triệu đồng.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo "hoàn trả tiền điện"
Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung (CPCCC) cho biết, trong 10 ngày qua, đơn vị đã ghi nhận phản ánh của khách hàng về các số điện thoại giả mạo nhân viên điện lực, hướng dẫn khách hàng nhận tiền hoàn trả 10% trên các hóa đơn tiền điện 6 tháng đầu năm.
Theo mô tả của khách hàng, đối tượngl ừa đảo tự xưng là nhân viên của điện lực khu vực, thông báo khách hàng nằm trong danh sách được hoàn lại 10% hóa đơn tiền điện từ đầu năm đến nay.
Các thông tin đối tượng lừa đảo nêu ra về "chính sách" hoàn tiền như: Điện lực quyết toán dôi dư nên hoàn tiền cho khách hàng; điện lực tính toán nhầm hóa đơn của khách hàng hoặc là có đoàn thanh tra điện lực nên phát hiện ra sai sót trong tính hóa đơn và khách hàng ở trong diện được hoàn tiền...
Để được hoàn tiền nhanh chóng, đối tượng lừa đảo hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng hoặc truy cập website không phải của ngành điện để nạp tiền, hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng được cung cấp từ 5.000đ đến 10.000đ để có số tài khoản và hoàn trả lại tiền.
Nhiều số điện thoại giả mạo là nhân viên điện lực, hướng dẫn khách hàng nhận tiền hoàn trả 10% trên các hóa đơn tiền điện.
Các đầu số điện thoại giả mạo nhân viên điện lực được CPCCC ghi nhận thời gian qua: 0944302904; 0889283381; 0598186645; 0588134191; 0779444623; 0889509021; 0817058364; 0817197354.
Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung khẳng định, đây là hình thức lừa đảo lợi dụng các thông tin truyền thông đại chúng có đưa thông tin liên quan đến hoạt động của ngành điện, để tạo niềm tin cho nạn nhân trong quá trình tư vấn để thực hiện chuyển khoản tiền cho đối tượng lừa đảo.
Do vậy, để tránh bị đánh cắp thông tin hoặc bị chiếm đoạt tài sản, quý khách hàng vui lòng liên hệ Trung tâm Chăm sóc khánh hàng của các đơn vị Điện lực để được xác minh các số điện thoại gọi đến có phải số của nhân viên điện lực khu vực hay không. Bên cạnh đó, đối với các dịch vụ về điện, Điện lực miền Trung luôn công khai, minh bạch thông tin đến các khách hàng sử dụng điện tại 13 tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên.
Giả nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng Quang tự nhận là nhân viên ngân hàng và quen biết các sếp ngân hàng, qua đó hứa hẹn giúp người có nhu cầu làm thẻ tín dụng mà không cần thế chấp, không tính lãi suất. Nhiều bị hại tin tưởng Quang nên bị anh ta chiếm đoạt hơn 630 triệu đồng. Ngày 12/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình...