Giả mạo Công an chiếm đoạt tiền tỷ, đôi tình nhân lĩnh 24 năm tù
Tân nói, sẽ cho ô tô biển xanh và ba đồng chí Công an đi hỗ trợ chở hàng lên tỉnh Lào Cai cho vợ chồng anh Phong.
Tin tưởng Tân, vợ chồng anh Phong ký hợp đồng mua bán khẩu trang trị giá 6,4 tỷ đồng.
Ngày 20/4, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Tân (SN 1962, trú tại xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) và tuyên phạt bị cáo này 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giữ vai trò đồng phạm trong vụ án, bị cáo Phạm Thị Hường (SN 1982, trú tại thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) và cũng là nhân tình của bị cáo Tân bị tuyên phạt 10 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, do có nhu cầu mua khẩu trang với số lượng lớn để xuất sang Trung Quốc nên vợ chồng anh Nguyễn Hải Phong (SN 1984, trú tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã nhờ đầu mối là ông Phan Chu Minh (SN 1959, trú tại tỉnh Cao Bằng).
Qua người quen giới thiệu, ông Minh liên hệ với Tân. Qua điện thoại, Tân tự giới thiệu mình là Công an, có cháu làm thủ kho tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an nên sẽ lấy được 500 thùng khẩu trang. Sau đó, ông Minh nói lại cho anh Phong biết. Anh Phong đã liên lạc và thống nhất với Tân sẽ mua 400 thùng khẩu trang.
Anh Phong hẹn ngày 18/2/2020, hai bên gặp nhau ở Hà Nội để xem hàng, thỏa thuận giá và ký hợp đồng. Tuy nhiên, do bận việc nên anh Phong đã nhờ ông Minh xuống Hà Nội trước để kiểm tra hàng.
Video đang HOT
Trước khi gặp ông Minh, Tân đã bàn bạc và thống nhất với Hường (sống như vợ chồng với Tân) cùng đi bán khẩu trang trong Bệnh viện 19-8. Cả hai thống nhất, Tân làm hết giấy tờ và nếu có ai hỏi thì Hường nói là “Thủ quỹ của Bệnh viện 19-8 và không nói gì hết”. Giá của khẩu trang là 18 triệu đồng một thùng loại khẩu trang 4 lớp, có giấy tờ và hóa đơn đầy đủ. Số tiền khách hàng đặt cọc, Tân và Hường sẽ sử dụng chung.
Sau đó, Hường cùng Tân đi đến cửa hàng bán lẻ khẩu trang để mua vài khẩu trang làm mẫu, mục đích cho ông Minh và anh Phong tin tưởng. Từ đó sẽ đặt mua khẩu trang với số lượng lớn.
Khoảng 15 giờ ngày 18/2/2020, Tân và Hường gặp ông Minh và cho xem hàng mẫu. Nhưng khi ông Minh yêu cầu kiểm tra kho hàng thì Tân nói dối để trong bệnh viện, không kiểm tra được, phải đặt tiền để lấy hàng luôn.
Do ông Minh chưa xem được hàng và chưa thỏa thuận được giá cả với Tân nên ngày 19/2/2020, vợ chồng anh Phong đã xuống Hà Nội gặp Tân.
Tại Hà Nội, Tân nói sẽ cho ô tô biển xanh và ba đồng chí Công an đi hỗ trợ chở hàng lên tỉnh Lào Cai cho vợ chồng anh Phong. Tin tưởng Tân, vợ chồng anh Phong ký hợp đồng mua bán khẩu trang trị giá 6,4 tỷ đồng.
Tân yêu cầu đưa trước 1 tỷ đồng tiền mặt để Tân làm việc với lãnh đạo bệnh viện và để họ ký lệnh mở, xuất kho. Vợ chồng anh Phong đã đưa cho Tân 1 tỷ đồng. Nhận tiền, Tân để lại căn cước công dân, giấy phép lái xe của mình rồi cầm tiền đi vào trong Bệnh viện 19-8.
Trước khi đi, Tân dặn vợ chồng anh Phong đứng ngoài chờ, lúc nào xe chở hàng khẩu trang ra, Tân sẽ gọi. Nhưng vợ chồng anh Phong đứng ngoài chờ mãi không thấy Tân ra giao hàng, điện thoại không liên lạc được nên đã đến cơ quan Công an trình báo.
Tại phiên toà, bị cáo Tân và bị cáo Hường đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như trên. Về số tiền chiếm đoạt được, bị cáo Tân khai đã ăn tiêu hết nên không có khả năng khắc phục hậu quả.
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, HĐXX sơ thẩm quyết định tuyên phạt cặp nhân tình giả mạo cán bộ Công an các mức án cùng tội danh như trên.
'Nhiều cán bộ bị băng sản xuất xăng giả mua chuộc'
Theo Giám đốc Công an Vũ Hồng Văn, nhiều cán bộ phòng chống buôn lậu đã bị nhóm sản xuất xăng giả Phan Thanh Hữu mua chuộc, để bảo kê suốt thời gian dài.
Thông tin về đường dây sản xuất 200 triệu lít xăng giả do ông Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ở TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu được thiếu tướng Vũ Hồng Văn nói tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ngày 15/9.
Đây là vụ án được Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Theo ông Văn, tại giai đoạn một của chuyên án, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố hơn 70 người, đang phối hợp với Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng để điều tra 13 bị can thuộc thẩm quyền của cơ quan này.
Để hoạt động với quy mô lớn, băng nhóm này đã mua chuộc nhiều người trong cơ quan phòng chống tội phạm và buôn lậu trên biển tại nhiều vùng, tỉnh thành. Từ đó, những cán bộ này đã bảo kê, bao che cho đường dây buôn lậu, làm xăng giả hoạt động. "Hơn 200 triệu lít xăng giả, kém chất lượng đã được nhóm này đưa ra thị trường, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng", ông Văn nói.
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn trong buổi họp Tỉnh ủy Đồng Nai, đầu tháng 9. Ảnh: Phước Tuấn
Công an Đồng Nai phát hiện đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả quy mô lớn sau tố giác của người dân về việc mua phải xăng kém chất lượng. Quá trình điều tra xác định, băng nhóm này đã thành lập nhiều công ty vận chuyển, mua bán xăng dầu để làm bình phong; thuê các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại... để phục vụ hành vi phạm tội.
Thiếu tướng Văn cho biết, băng nhóm này đã mua các tàu viễn dương có tải trọng 3.000-5.000 tấn, giao dịch mua xăng lậu, xăng giả từ nước ngoài về rồi vận chuyển về phao số 0. Tại đây, nhân viên sẽ sử dụng các loại hóa chất, bột màu pha chế thành xăng giả RON A95, sau đó vận chuyển đến ụ nổi giữa lòng sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long tập kết.
Từ ụ nổi này, xăng lậu, giả lần lượt bơm qua các tàu thủy đem về các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông rồi cấp cho các xe bồn chở đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam.
Tối 6/2, với sự hỗ trợ của Cục cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) hơn 500 trinh sát từ nhiều hướng bất ngờ ập vào ụ nổi giữa sông Hậu, bắt quả tang nhiều người đang pha chế xăng giả. Cùng lúc, 13 địa điểm khác ở Đồng Nai, TP HCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu... cũng bị khám xét, hàng loạt người liên quan bị bắt. Mở rộng chuyên án, Công an Đồng Nai khởi tố hơn 70 bị can, thu giữ nhiều giấy tờ, tang vật liên quan, hàng chục cây xăng, kho bãi bị niêm phong.
Thiếu tướng Văn (thứ 3 từ trái qua) chỉ đạo công tác khám xét tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Trúc, Bình Dương hồi tháng 3. Ảnh: Thái Hà
Hồi tháng 3, thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh Văn phòng Bộ Công an) cho biết, chuyên án gặp nhiều khó khăn trong phá án do có nhiều cá nhân "bảo kê". Những kẻ phạm tội có nhiều thủ đoạn như tiêu hủy chứng cứ, chống lại cơ quan điều tra, hoặc đưa hối lộ với thủ đoạn khác nhau.
"Ví dụ như hối lộ thì không gặp trực tiếp mà quy định một điểm hộp thư chết. Hàng tháng, một người đưa cục tiền đến và người khác sẽ nhận, hoặc sử dụng tài khoản thông nhau, người này lập tài khoản, người kia có thể rút tiền...", ông Xô nói.
Do vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp nên Công an Đồng Nai chưa kết thúc điều tra.
Truy đuổi 4 km bắt hai đối tượng tàng trữ ma túy vượt chốt kiểm dịch Đi đến chốt kiểm dịch Covid-19, hai đối tượng ở Hòa Bình không chấp hành hiệu lệnh, phóng xe bỏ chạy. Truy đuổi 4 km, lực lượng chức năng bắt giữ được hai đối tượng, có tàng trữ ma túy trong người. Ngày 16/9, Công an TP Hòa Bình cho biết, đang điều tra, xử lý hai đối tượng không chấp hành quy...