Giá mà mẹ chồng cũng thương dâu cả như dâu út
Chị dâu cả nở mặt vì có cô em dâu xinh xắn. Cô em dâu út là chính gốc phố cổ Hà Nội. Cô ấy đẹp cả dáng lẫn mặt, tính tình thì chưa biết nhưng mẹ chồng cũng là người thích hình thức nên ưng cô con dâu út lắm.
Giá mà mẹ chồng cũng thương dâu cả như dâu út (hình minh họa).
Dâu cả người nông thôn hay nói chính xác là Hà Nội mở rộng, nghĩa là ngoại ô Hà Nội cũ, khi địa chính mở rộng trở thành Hà Nội.
Chị dâu cả không ngại bị thiên hạ đặt lên bàn cân so sánh. Bởi như thế đúng là thấy khập khiễng quá, chị so chi được. Tuy nhiên, cái ý nghĩ chán nản này khiến chị cầm chén cảm giác nằng nặng.
Mỗi lần về nhà, vợ chồng chú út về là chị thêm bội phần tất bật. Mọi công việc đều đến tay chị. Nấu cơm, dọn dẹp sau bữa ăn, mình chị bưng bê dọn dẹp tất.
Bao nhiêu ngày vợ chồng em dâu về thì chị vẫn đứng bếp nấu nướng rồi rửa chén bát bấy nhiêu buổi. Mẹ chồng bảo là dâu đầu chị cả, lo làm đi, chứ nó con gái thành phố về quê không quen nếp sống của mình. Chị có nề hà chi việc bếp núc mà mẹ nói cứ như chị so bì. Lâu nay chị vẫn làm đấy thôi. Cúng giỗ năm bảy mâm một tay chị sắp đặt ngon ơ, huống chi giờ nhà chỉ thêm hai miệng ăn.
Thực tình cô dâu út cũng có ý muốn giúp chị một tay. Cô dâu út xuống phụ chị dâu cả nhặt rau nhưng bị mẹ chồng ngăn lại “con làm cho em nó đi, em nó ở thành phố không quen việc nhà như con”. Chị vâng lời nhưng khi ngồi rửa chén, trong lúc bên trên đang nói cười vui vẻ trò chuyện rổn rảng, chị mủi lòng.
Trong lúc cô em dâu tắm rửa thì mẹ với chị lúi húi quét phòng, nêm giường. Chẳng ai xúi, chị tự chạy ù ra chợ mua một chiếc chiếu với hai cái bọc gối mới. Trên đường về chị lục lọi trí nhớ coi mình đã từng được chào đón chu đáo kiểu như này chưa.
Ngày ấy, gọi là xưa nhưng cũng không quá lâu, khoảng 10 năm trước. Hồi chị về làm vợ anh đồ đạc tự sắm sửa lấy. Chiếc chiếu cói, cái mền, cái gối phòng ngủ tân hôn do anh đèo chị lên thị xã mua về trải.
Video đang HOT
Chị nghĩ một lúc rồi tự nhủ: “Mà thôi, nghĩ chi cho đau đầu, dù sao cô ấy cũng từ thành phố về, quen với sạch sẽ chu tất, bừa bộn lộn xộn khéo làm người ta buồn lòng”. Biết chấp nhận nhiều khi cũng là niềm hạnh phúc của phụ nữ như chị, bao năm rồi chứ có phải bây giờ mới vậy đâu.
Chị nghĩ, mình mà làm điều gì đó làm em dâu buồn thì mẹ chồng cũng buồn, em trai chồng cũng khó xử, thôi thì chẳng vui vẻ gì. Thêm nữa, chị là dâu cả, “dâu cả là mạ bầy em” cơ mà, phải độ lượng phải không? Chị tự an ủi mình như vậy.
Mỗi lần về, mẹ chồng dẫn cô em dâu đi quanh thăm chòm xóm. Bước đi rất rảo hoạt, mặt mày mừng mừng cười cười, coi là biết bộ dạng muốn khoe. Gặp ai bà cũng chỉ trỏ, con dâu út tôi đây, nó xinh chưa và còn giỏi giang nữa.
Chẳng bù, hồi chị về làm dâu, mẹ săm soi đủ thứ, mẹ chồng bắt học đủ điều. Thời buổi bây chừ khác trước, nhưng quê kiểng tập tục vẫn còn cơ mà. Có lẽ thời gian đã làm mẹ chồng chị thay đổi. Người thành phố và xinh đẹp cũng thật tốt, được thông cảm, được ngoại lệ sao.
Mẹ chồng sợ chị làm mất lòng em dâu nên dặn: Chị em dâu không ở chung nhà với nhau lâu, nên có được ngày nào gần nhau phải quý mến nhau. Em nó ở xa về không biết cái gì thì chị cả phải thông cảm mà bỏ qua chứ đừng có “bới bèo ra bọ”.
Vườn nhà rộng trồng đủ thứ rau, chị dâu cả tưới cây, chăm sóc vườn. Dâu út xí xớn chạy ra bảo “chị cho em làm cùng với, thích thật. Chị là sướng hơn em ở thành phố đó”.
Mẹ chồng luống cuống chạy ra kéo ngay cô dâu út vào nhà: “Vào nhanh đi con, nắng dữ dằn lắm, nó ăn da đen nhẻm ngay. Đấy, nhìn chị dâu con đó. Đen nhem, nhăn nheo chưa kìa”.
Lần này dâu cả buồn thiệt lòng.
Ngày trước, dâu cả cũng đẹp nức tiếng trong làng, da dẻ không trắng mặt mày không sắc sảo nhưng trai tráng lắm kẻ theo đuổi. Chẳng qua là vì tần tảo chịu khó làm ăn, mà làm cho cái nhà này chứ đi đâu.
Chị về làm dâu, chăm lo mẹ chồng với hai đứa em, lúc ấy bố chồng lại ốm. Gả chồng cho hai cô em gái, chính tay chị sắp đặt mâm tiệc. Cậu út vào đại học, chị hằng tháng chu cấp. Rồi hai lần chị sinh nở hai nữa chứ.
Đấy, đổi cho được những điều tốt lành ở gia đình này, chị đã chịu rám nắng, ốm nheo. Thế mà giờ mẹ chồng đem chị ra để so sánh. Chị quệt mồ hôi ở mắt, lại nghĩ tủi thân để đâu cho hết.
Trời bất chợt mưa. Giọt nước mắt bất chợt rơi. Nghe lạnh lẽo trong lòng. Chị ước “già mà mẹ chồng cũng thương mình như thương dâu út thì tốt biết bao?”
Mẹ chồng không thèm đếm xỉa tới hộp cốc chén con dâu tặng sinh nhật nhưng vật bên trong lại khiến bà hối hận
My là con dâu út nhưng nghèo nhất nên bị mẹ chồng ghét ra mặt, cô chẳng có chút tiếng nói nào trong gia đình.
Ngày con trai đưa My về ra mắt, bà Tân đã tỏ thái độ ra mặt và buông những lời khó nghe. Bà không thích người không môn đăng hộ đối vì nghe bạn gái của con nói nhà chỉ làm nghề nông, bố mẹ chân lấm tay bùn bao nhiêu năm nay.
Bà Tân là một người rất trọng hình thức. Bà nói con người thế nào sẽ thể hiện hết qua khí chất bên ngoài. Thế nên bà nhận xét My chỉ mặc quần áo hàng chợ, cũng chẳng lượt là giống dân văn phòng.... nên chắc lao động tay chân, thu nhập tháng được 6-7 triệu là cùng.
Ảnh minh họa
Sau đó bà ra sức ngăn cấm con trai tiến xa hơn với My. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, cuối cùng bà cũng phải gật đầu đồng ý cuộc hôn nhân này vì con trai út của bà quá cương quyết, đòi cưới My bằng được.
My về làm dâu được vài ngày, bà Tân đã mang chuyện con dâu ra nói với hàng xóm, nào là chê bai nhà nghèo, nào là nói con dâu xấu không tương xứng với con trai, rồi lại khoe nhà mình giàu, con trai làm lương cao... Bà Tân đã tự mình nghĩ ra đủ thứ chuyện trên đời để khiến con dâu mất lòng hàng xóm.
Không chỉ thế, việc nhà việc cửa, bà dồn hết cho con dâu, không muốn con được thảnh thơi. Con dâu mua gì bà cũng bảo: "Không có tiền thì cố mà tiết kiệm con ạ, tiêu hết tiền sau này lấy tiền đâu mà ăn. Nhà đã nghèo thì đừng có mà hoang phí".
Thậm chí khi con dâu mua quần áo về cho bà Tân nhưng bà lại cau mặt khó chịu bảo con hoang phí, cho dù trong lòng rất thích những món ấy.
Dù ở chung một nhà nhưng bà Tân coi My như người dưng nước lã. Có cái gì ngon, cái gì tốt bà đều mang sang cho dâu cả, đơn giản vì nhà ấy giàu có.
Thời gian sau, bà Tân đổ bệnh, bà bị tai biến mạch máu não phải vào viện điều trị dài ngày. Mấy cô con dâu lớn, cô nào cũng bận đi làm nên đương nhiên My sẽ là người chăm sóc mẹ chồng, cô cũng không nề hà chuyện vệ sinh hay đút đồ ăn cho mẹ chồng.
Còn mấy cô con dâu cả chỉ thỉnh thoảng mới thấy vào viện, một chốc một lát rồi đi ngay với lý do rằng sợ mùi bệnh viện, rồi bận rộn.
Khi bà Tân ngỏ ý muốn các con thay nhau xin nghỉ phép để cùng My chăm sóc bà thì mấy cô con dâu lớn gạt phăng đi, bảo bận. Các cô ấy tính góp tiền thuê người chăm sóc mẹ nhưng My nhận cả vì cô không đành thuê người.
Lần ấy bà Tân đón sinh nhật 65 tuổi trong bệnh viện, mấy đứa con trai bà ai cũng chuẩn bị quà mang đến.
Biết bà thích vật chất, làm đẹp nên quà tặng toàn là áo lụa, thẻ chăm sóc da, thực phẩm chức năng... Trong khi đó vợ chồng con dâu út chỉ tặng bà hộp ấm chén.
Mặc dù thời gian My chăm bà trong viện bà cũng có thiện cảm hơn với con dâu út nhưng thực sự món quà sinh nhật này khiến bà Tân không thể thích nổi. Bà lạnh nhạt để bộ ấm chén xuống bàn bên cạnh, thế nhưng cậu con út lại cứ bảo bà mở ra đi nên bà cũng miễn cưỡng mở.
Thế nhưng bất ngờ là vợ chồng con dâu út tặng bà hẳn 2 cọc tiền trị giá 100 triệu. My nói năm nay hai vợ chồng cô làm ăn khá nên muốn tặng bà món quà này để khi ra viện, bà thích gì thì mua...
Rưng rưng xúc động, bà Tân từ chối món quà của con út vì nhận thấy mình đã quá tham vật chất mà làm xa cách tình cảm với các con. Bà cũng nói lời xin lỗi vì bấy lâu đã cư xử không phải, bên trọng bên khinh với My.
Cho vợ chồng con trai tiền mua nhà nhưng câu nói này của con dâu khiến tôi vô cùng bất ngờ Tôi chỉ có hai đứa con trai, đứa lớn thì khá giả nên tôi chẳng cần bận tâm còn đứa nhỏ thì cứ long đong mãi nên tôi quyết định mua tặng con căn nhà. Hai vợ chồng tôi đều là cán bộ đã về hưu, nhà có hai con trai, đứa lớn đã lập gia đình 5 năm và hiện có hai...